Quyết định 53/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 có tính đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 53/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/06/2006
Ngày có hiệu lực 14/06/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Lê Hữu Phúc
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2006/QĐ-UBND

Đông Hà, ngày 14 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2010 CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22/7/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội lãnh thổ;

Xét hồ sơ Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 có tính đến năm 2020 do Viện Kinh tế và Quy hoạch- Bộ Thủy sản lập và thông báo kết luận tại Hội nghị thẩm định quy hoạch thủy sản ngày 04/11/2005;

Theo đề nghị của Sở Thủy sản (Tờ trình số 58/TT-TS ngày 05/4/2006) và Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tờ trình số 182/SKHĐT-KT ngày 14/4/2006),

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 có tính đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau

1. Quan điểm định hướng phát triển đến năm 2020.

- Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá, lấy hiệu quả kinh tế làm động lực; phù hợp với quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và xu hướng phát triển thủy sản của vùng và cả nước;

- Phát triển thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, mặt nước, nguồn lợi thủy sản, lao động…và áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân và đẩy mạnh xuất khẩu;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ bảo đảm cho thủy sản phát triển; xây dựng các vùng sản xuất thủy sản tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; hình thành các trung tâm nghề cá của tỉnh;

- Phát triển thủy sản gắn với bảo vệ môi trường; kết hợp chặt chẽ công tác cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo quốc phòng- an ninh trên biển; góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp nông thôn và xoá đói giảm nghèo.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2010.

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản; góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Các chỉ tiêu phát triển chính như sau:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân thời kỳ 2006- 2010 là 15%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2010 là: Khai thác 30%, nuôi trồng 55% và dịch vụ thủy sản 15%;

- Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 đạt 27.000 tấn, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006- 2010 là 8%/năm; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 10.500 tấn, tăng bình quân 28%/năm; sản lượng khai thác 16.500 tấn, tăng bình quân 2%/năm;

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 đạt 12 triệu USD.

3. Định hướng phát triển các chuyên ngành.

3.1. Khai thác thủy sản.

Phát triển khai thác thủy sản trung và xa bờ hợp lý; ổn định khai thác ven bờ và nội địa. Phát triển khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, gắn với công tác cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo quốc phòng- an ninh trên biển.

- Sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2010 đạt 16.500 tấn; trong đó sản lượng khai thác trung bờ và xa bờ trên 7.000 tấn;

- Ổn định số lượng tàu thuyền đánh cá đến năm 2010 khoảng 1.320 chiếc với tổng công suất 35.000CV; trong đó tàu đánh cá xa bờ có 45- 50 chiếc, tàu đánh cá trung bờ (45 đến dưới 90CV) có trên 170 chiếc. Giảm đáng kể số lượng thuyền đánh cá ven bờ, đặc biệt là thuyền thủ công và thuyền máy công suất dưới 20CV;

- Chú trọng du nhập và phát triển các ngành nghề khai thác thủy sản hiệu quả, đánh bắt các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường;

- Xây dựng hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả các cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu trú bão tại Cửa Tùng, Cửa Việt và Cồn Cỏ.

3.2. Nuôi thủy sản.

Là hướng phát triển chính để tăng sản lượng ngành Thủy sản; từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho chế biến xuất khẩu; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

- Sản lượng nuôi thủy sản đến năm 2010 đạt 10.500 tấn, trong đó nuôi thủy sản nước ngọt 5.000 tấn, nuôi thủy sản mặn lợ 5.500 tấn;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ