Nghị quyết 04/2008/NQ-HĐND Về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 04/2008/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/04/2008
Ngày có hiệu lực 18/04/2008
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Thị Thu Thủy
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2008/NQ-HĐND

Tây Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến 2020;

Căn cứ Thông tư số 03/2006/TT-BTS ngày 12 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thủy sản Hướng dẫn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2006/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1279/TTr-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Về việc thông qua Báo cáo rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung như sau:

- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, sông, suối, ao, hồ, ruộng trũng đưa vào nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tiềm năng mặt nước;

- Tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường nội địa và cho chế biến xuất khẩu; góp phần giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân về lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, sản xuất và chế biến thủy sản;

- Phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, có hiệu quả kinh tế - xã hội; việc nuôi trồng và khai thác thủy sản phải đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ổn định và bền vững, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường;

- Lấy công nghệ sinh học làm nền tảng, áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chú trọng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

1. Mục tiêu tổng quát

- Sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng để phục vụ cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu;

- Sử dụng hiệu quả tiềm năng về đất, mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao; góp phần tăng tỷ trọng giá trị thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp;

- Tạo sự chuyển dịch trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi có hiệu quả các loại đất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản kết hợp hoặc chuyên canh; thực hiện “Dồn điền đổi thửa” để hình thành vùng nuôi trồng thủy sản hàng hóa tập trung theo hướng chuyên sâu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hình thành một số vùng nuôi trồng, các khu sản xuất thủy sản tập trung khép kín trên địa bàn Tỉnh theo phương thức đồng bộ; trong đó, tập trung đầu tư phát triển vùng nuôi cá tra tại các huyện Bến Cầu, Dương Minh Châu, Gò Dầu và Trảng Bàng;

- Nâng cấp và xây mới các trại sản xuất giống, các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp, nhà máy chế biến thủy sản;

- Thực hiện xã hội hóa từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng (cá thịt hàng hóa, trước mắt là cá tra), chế biến thủy sản phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài Tỉnh và đáp ứng một phần cho xuất khẩu; chế biến thức ăn đảm bảo bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.1. Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và khai thác thủy sản (KTTS)

+ Đến năm 2010: Tổng diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản là 1.600 ha; tổng sản lượng 18.830 tấn (trong đó NTTS 15.330 tấn, KTTS 3.500 tấn); giá trị sản lượng (giá so sánh) 303.240 triệu đồng (trong đó NTTS 234.240 triệu đồng, KTTS 69.000 triệu đồng);

+ Đến năm 2020: Tổng diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản là 3.450 ha, tổng sản lượng 69.890 tấn (trong đó NTTS 65.290 tấn, KTTS 4.600 tấn); giá trị sản lượng (giá so sánh) 1.091.130 triệu đồng (trong đó NTTS 982.130 triệu đồng, KTTS 109.000 triệu đồng.

2.2 . Về chế biến và tiêu thụ:

[...]