Quyết định 2986/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2986/QĐ-BNN-VPĐP
Ngày ban hành 12/07/2017
Ngày có hiệu lực 12/07/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2986/QĐ-BNN-VPĐP

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM HOÀN THIỆN VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ KHÓ KHĂN, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương tham gia thực hiện Đề án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Đề án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để b/c);
- Các Bộ: TC, KHĐT, TNMT, KHCN (để p/h
p);
- Thành viên BC
ĐTW các CTMTQG;
- Cơ quan Trung ương các tổ chức CT-XH (để p/h
p);
- Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN (đ
p/hp);
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng Chính phủ (đ
biết);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tham gia Đề án (để p/hợp);
- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (để p/h
p);
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam (để p/h
p);
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (để p/h
p);
- Lưu: VT, VPĐP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM HOÀN THIỆN VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC XÃ KHÓ KHĂN, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2986/QĐ-BNN-VPĐP ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Cụ thể hóa các nội dung của Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) trên cơ sở xác định lộ trình phù hợp, khả thi; huy động tối đa các nguồn lc xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương nhằm triển khai kịp thời và có hiệu quả Đề án.

b) Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân về tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là phát huy vai trò chỉ đạo, tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức chính trị - xã hội.

c) Phân công, phân cấp, ủy quyền hợp lý, có sự kết nối chặt chẽ để phát huy được các kết quả đã thực hiện trong thời gian qua, kế thừa các thành tựu trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện Đề án.

2. Yêu cầu

a) Việc triển khai thực hiện phải bám sát các nội dung của Đề án, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Đề án.

b) Các hoạt động của Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi; phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương; phát huy tối đa nguồn lực hiện có của các cơ quan, tổ chức có liên quan và của cộng đồng.

c) Đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương tham gia, đồng thời đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai hiệu quả Đề án.

d) Địa phương tham gia Đề án phải có cam kết đảm bảo tiến độ thực hiện các mô hình, bố trí vốn đối ứng và đề xuất cơ chế, chính sách, tổ chức công tác quản lý, vận hành mô hình sau đầu tư có hiệu quả và bền vững.

II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Rà soát, khảo sát, đánh giá, đề xuất giải pháp hoàn thiện để vận hành bền vững các mô hình bảo vệ môi trường hiện có

[...]