UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
29/2011/QĐ-UBND
|
Hà
Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ CẤP IV, CẤP V, ĐÊ BỐI TỈNH HÀ
NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29
tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số
113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp
V, đê bối tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Mai Tiến Dũng
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ VÀ HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ CẤP IV, CẤP V, ĐÊ BỐI TỈNH HÀ
NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm
2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số nội
dung quản lý và hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V và đê bối trên địa bàn tỉnh
Hà Nam.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động
liên quan đến đê điều và chỉ giới hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V, đê bối
trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.
Quy định hành lang bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V, đê bối như sau:
Hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp
V, đê bối ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được
tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng, đối với những khu vực
khác hành lang bảo vệ đê được tính từ chân đê trở ra 15 mét về phía sông và
phía đồng.
Điều 4. Cấp
phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều và hành lang bảo vệ đê cấp IV,
cấp V, đê bối.
1. Những hoạt động sau đây phải
được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép:
a) Cắt, xẻ đê để xây dựng công
trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Khoan, đào trong phạm vi bảo
vệ đê điều;
c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng
công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông;
d) Xây dựng công trình ngầm;
khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 kilômét tính từ biên ngoài của
phạm vi bảo vệ đê điều;
đ) Khai thác đất, đá, cát, sỏi,
khoáng sản khác ở lòng sông;
e) Nạo vét luồng lạch trong phạm
vi bảo vệ đê điều.
2. Những hoạt động sau phải được
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố cấp phép sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn
bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống
qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;
b) Để vật liệu, khai thác
đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông;
3. Người được cấp giấy phép có
quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Phải nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp
giấy phép liên quan đến đê điều và hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V, đê bối
cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện đầy đủ các quy định về thủ
tục xin cấp phép do Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn hướng dẫn.
b) Chịu trách nhiệm về tính
trung thực của hồ sơ; thực hiện đúng nội dung đã được quy định trong giấy phép;
khi cần điều chỉnh, thay đổi nội dung của giấy phép thì phải được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép chấp thuận;
b) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy
phép.
Điều 5. Sử dụng
hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V, đê bối.
1. Đất trong hành lang bảo vệ đê
cấp IV, cấp V, đê bối được kết hợp làm đường giao thông hoặc trồng cây chắn
sóng, lúa và cây ngắn ngày.
2. Việc khai thác cây chắn sóng
trong hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V, đê bối phải theo sự hướng dẫn bằng văn
bản của cơ quan Nhà nước quản lý đê điều ở địa phương.
Điều 6. Xây
dựng, cải tạo các công trình giao thông liên quan đến đê cấp IV, cấp V, đê bối.
1. Việc làm đường giao thông có
liên quan đến đê cấp IV, cấp V, đê bối phải bảo đảm an toàn đê điều; phải được
sự đồng ý bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự thoả thuận về kỹ thuật của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử
dụng mặt đê làm đường giao thông cho phương tiện có tải trọng lớn hơn quy định
phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm gia cố, bảo
dưỡng, sửa chữa hoặc đóng góp kinh phí để gia cố, bảo dưỡng sửa chữa mặt đê; việc
bảo dưỡng, sửa chữa phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải và phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật về
đê điều, giao thông.
Điều 7. Đầu
tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hoá đê cấp IV, cấp V, đê bối.
1. Uỷ ban nhân nhân cấp huyện tổ
chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố
hoá đê cấp IV, cấp V, đê bối thuộc địa bàn quản lý.
Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng
cấp và kiên cố hoá đê cấp IV, cấp V, đê bối phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật
về đê điều; được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định về kỹ thuật
(trừ những công trình duy tu, bảo dưỡng theo kinh phí phân cấp hàng năm của Uỷ
ban nhân dân tỉnh).
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc
huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt,
bão gây ra đối với đê cấp IV, cấp V, đê bối trên địa bàn.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Trách nhiệm của các Sở, ngành.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
a) Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân
dân tỉnh xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xin cấp giấy phép đối với các
hoạt động liên quan đến đê và hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V, đê bối; Kiểm
tra, giám sát việc thực hiện theo giấy phép;
b) Hướng dẫn các địa phương cắm
mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V, đê bối;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về đê điều, phối kết hợp với chính quyền địa phương
các cấp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo
về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo.
2. Các Sở, ngành khác theo chức
năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện theo quy định này.
Điều 9.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Chịu trách nhiệm quản lý, bảo
vệ hành lang đê cấp IV, cấp V, đê bối thuộc địa phương:
2. Tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm
vi bảo vệ đê điều trên thực địa theo điều 3 của quy định này; rà soát thống kê,
ký kết văn bản với chủ hộ về hiện trạng sử dụng đất đai, công trình, nhà ở nằm
trong phạm vi bảo vệ đê điều cần tháo dỡ, di dời, hoàn thành trong thời hạn 01
năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
3. Rà soát, tổng hợp số lượng
các công trình, nhà ở vi phạm trong phạm vi bảo vệ đê điều cần tháo dỡ, di dời.
4. Xây dựng kế hoạch, thực hiện
việc phá dỡ, di chuyển đối với các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ đê điều.
5. Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện pháp luật về đê điều; kịp thời xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật
về đê điều thuộc phạm vi địa phương quản lý.
6. Chỉ đạo chính quyền các xã,
các cơ quan thông tin tuyên truyền của địa phương phổ biến nội dung của quy định
này để nhân dân biết, thực hiện.
Điều 10.
Khen thưởng và xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện
hành vi vi phạm đến đê và hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V, đê bối thì phải
báo ngay cho Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đê
điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý.
Tổ chức, cá nhân có thành tích
được khen thưởng theo luật định.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định
này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Điều 11. Điều
khoản thi hành
1. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị và cá nhân kịp thời phản
ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân
dân tỉnh xem xét, giải quyết./.