Quyết định 289/QĐ-UBND.HC năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 289/QĐ-UBND.HC
Ngày ban hành 24/03/2017
Ngày có hiệu lực 24/03/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 289/QĐ-UBND.HC

Đồng Tháp, ngày 24 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT/UBND Tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, KTN (VA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hùng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 289/QĐ-UBND.HC ngày 24 tháng 3 năm 2017 của UBND Tỉnh)

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1. Kết quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

1.1. Trên cây trồng

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của Tỉnh năm 2016 đạt 616.938 ha. Trong đó diện tích trồng lúa 553.425 ha, hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày 37.536 ha. Diện tích trồng cây ăn trái cả năm đạt 25.352 ha. Trong thời gian qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đã góp phần hình thành và phát triển các vùng sản xuất theo hướng chuyên canh, tập trung quy mô lớn, cụ thể:

- Ứng dụng công nghệ di truyền trong lai tạo giống mới, phục tráng giống; áp dụng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành, tháp - ghép, cấy mô,...) giúp nhân nhanh các giống mang đặc tính tốt, sạch bệnh. Đặc biệt, công nghệ chuyển gen (giống chuyển gen) đã được đưa vào sản xuất thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.

- Đã xây dựng và nhân rộng nhiều nhiều mô hình, giải pháp tiên tiến như thực hành nông nghiệp tốt (GAP), 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm, kích thích ra hoa đồng loạt, xử lý ra hoa trái vụ, bao trái, tưới tiết kiệm nước, sử dụng phân bón thông minh, cơ giới hóa các khâu: làm đất, bơm tưới, phun xịt, thu hoạch, trang bằng mặt ruộng bằng tia laser,... góp phần giảm lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

- Đối với công tác quản lý dịch hại đã ứng dụng màng phủ nông nghiệp, dùng chế phẩm vi sinh xử lý giá thể trồng, chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch hại, biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, công nghệ sinh thái trên đồng ruộng, ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) trong việc theo dõi, dự báo dịch bệnh,... góp phần kiểm soát tốt các đối tượng dịch hại bảo vệ sản xuất, tạo ra nông sản sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

1.2. Về chăn nuôi - thú y

- Công nghệ di truyền giống vật nuôi được áp dụng rộng rãi nhờ vào kỹ thuật gieo tinh nhân tạo, chọn lọc, lai tạo giống đã góp phần cải thiện tầm vóc, năng suất vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học được triển khai; vắc xin, chế phẩm sinh học đối kháng được sử dụng trong phòng trị bệnh và xử lý môi trường chăn nuôi. Ngoài ra, công nghệ chuồng kín, chuồng mát đã được đưa vào sử dụng, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần phát triển tổng đàn heo 620.000 con, đàn bò 55.000 con, đàn trâu 3.500 con và 8,9 triệu gia cầm (tổng đàn lũy kế).

- Trong công tác giám sát, quản lý dịch bệnh đã ứng dụng công nghệ test nhanh, chuẩn đoán PCR (polymerase chain reaction), ELISA (enzyme linked immunosorbent assay) để phát hiện sớm, chuẩn đoán chính xác bệnh giúp cơ quan quản lý hướng dẫn người chăn nuôi phòng trị và áp dụng các biện pháp khống chế dịch bệnh kịp thời, không để lây lan ra diện rộng.

1.3 Về thủy sản

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ