Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Dự án công bố và phổ biến Tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 282/QĐ-TTg
Ngày ban hành 20/02/2014
Ngày có hiệu lực 20/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 282/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CÔNG BỐ VÀ PHỔ BIẾN CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;

Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 19/BVHTTDL-TTr ngày 25 tháng 01 năm 2014 và ca Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Tờ trình số 03/TTr-UBTQLHCHVHNTVN ngày 08 tháng 01 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án công bố và phổ biến các Tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước, với những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu

Công bố và phổ biến các Tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước từ năm 2012 trở về trước, nhằm xây dựng một bộ sách gồm 367 tác phẩm của 121 tác giả đoạt Giải thưởng Nhà nước đã công bố trong 3 đợt (2001, 2007 và 2012), thành 166 tập sách với các mục tiêu sau đây:

- Phản ánh sâu sắc và toàn diện cuộc sống và con người Việt Nam thời kỳ đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, qua đó phản ánh thành tựu văn học cách mạng hùng hậu, khẳng định diện mạo hoàn chỉnh mang tính hệ thống về một thời kỳ lịch sử vĩ đại của dân tộc.

- Bộ sách "Tổng tuyển tập về văn học cách mạng Việt Nam" được biên soạn nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm đồng thời góp phần quảng bá, lưu trữ các tác phẩm văn học có giá trị cao được Đảng, Nhà nước ghi nhận.

- Bộ sách là ấn phẩm đến với các tầng lớp bạn đọc thông qua hệ thống thư viện, các Hội văn học nghệ thuật địa phương, các Trung tâm lưu trữ, các trường văn hóa nghệ thuật và các trường phổ thông trên cả nước; đặc biệt là nhân dân và chiến sĩ ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức, nghiên cứu, tiếp cận các giá trị văn chương của nhân dân.

- Bộ sách đến với công chúng góp phần tiếp tục kế thừa và bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người Việt; xây dựng những giá trị nhân văn và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

- Bộ sách là dữ liệu tin cậy, chuẩn xác để góp phần giao lưu, quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.

2. Nhiệm vụ của dự án:

- Tổng hợp, tổ chức biên tập các tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước thành một bộ sách hoàn chỉnh, đồng bộ, thng nhất về quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiện dụng trong lưu hành và sử dụng.

- Phối hợp với các thư viện trên cả nước, tạo điều kiện giúp bạn đọc tiếp cận đầy đủ với bộ sách, từ đó có được nhận thức toàn diện, đầy đủ về thành tựu văn học cách mạng của đất nước.

- Phục vụ nhu cầu sưu tầm, khảo cứu của các nhà chuyên môn và công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và nâng cao chất lượng học tập văn học trong nhà trường.

3. Nội dung dự án:

- Công bố và phổ biến (gồm sưu tầm, biên soạn, biên tập, xuất bản và phát hành trọn bộ sách) các tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước, bao gồm 367 tác phẩm, tổ chức lại thành một số đầu sách; ở các thể loại văn học: tiểu thuyết, truyện ngắn, lý luận phê bình, thơ và thể loại khác của 121 tác giả đạt Giải thưởng Nhà nước đã được công bố 3 đợt (2001, 2007 và 2012).

- Số lượng phát hành 2.400 bản/đầu sách, được biên soạn, biên tập, công bố, phổ biến thống nhất về quy cách, khổ giấy, mỹ thuật và các tiêu chuẩn khác theo quy định để khẳng định sự tôn vinh của Đảng và Nhà nước đối với các tác giả đạt giải thưởng cao quý.

- Mỗi tác phẩm, ngoài nội dung, in kèm một số bài đánh giá quan trọng về giá trị tác phẩm (nếu có) và một số ảnh tư liệu cần thiết.

4. Đối tượng thụ hưởng dự án

Là các bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm đến văn học nghệ thuật, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhân dân và chiến sĩ ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; các trung tâm văn hóa, xã hội; các viện chuyên ngành và các nhà chuyên môn nghiên cứu; hệ thống các trường đại học, các cơ quan báo chí và các học viện tuyên truyền báo chí của hệ thống công tác văn hóa, tư tưởng từ Trung ương đến địa phương (cấp tỉnh). Cụ thể gồm:

- Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

[...]