ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2792/QĐ-UBND
|
Bà Rịa-Vũng Tàu,
ngày 19 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM
2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ“CP
ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành
chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày
13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số
30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tỉnh tại Tờ trình số 624/TTr-SNV ngày 12 tháng 12 năm 2014 về việc ban hành Kế
hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm
tra công tác cải cách hành chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ
tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan hành chính thuộc UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (b/c);
- Vụ CCHC Bộ Nội vụ (b/c);
- T.Tr Tỉnh ủy (để b/c);
- T.Tr HĐND tỉnh (để b/c);
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Cục thuế tỉnh; BHXH tỉnh;
- Báo BRVT; Đài PTTH tỉnh;
- Website CCHC
- Lưu VT, SNV
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trình
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ
RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Chủ
tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU:
1. Mục đích:
- Qua kiểm tra giúp UBND tỉnh đánh
giá đúng về tình hình và kết quả triển khai thực hiện cải cách hành chính tại
các cơ quan, đơn vị, địa phương; phát hiện những điển hình hay để giới thiệu,
nhân rộng đến các cơ quan, đơn vị, đồng thời có các giải pháp khắc phục cụ thể
những hạn chế, yếu kém trong thực hiện cải cách hành chính.
- Thông qua kết quả kiểm tra rút ra
được những vấn đề cần quan tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành
chính trong thời gian tới. Đồng thời kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp
liên quan để nâng cao chất lượng cải cách hành chính của tỉnh.
- Nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ
về kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công
chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc triển khai thực hiện
công tác cải cách hành chính.
2. Yêu cầu:
- Việc kiểm tra phải thực hiện nghiêm
túc, khách quan, chính xác không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị kiểm
tra,
- Việc kiểm tra phải thực hiện đúng
quy định, có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao.
- Kết quả kiểm tra phải được tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh định kỳ theo quy định. Những kiến nghị của Đoàn kiểm tra phải
được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kết quả khắc phục.
Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện việc phúc tra, tái kiểm tra đối với
các cơ quan, đơn vị,
- Việc kiểm tra công tác cải cách
hành chính là yêu cầu bắt buộc của các cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy, các
cơ quan chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công
tác CCHC tại cơ quan, đơn vị mình.
II. NỘI DUNG KIỂM
TRA:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành cải
cách hành chính:
- Công tác chỉ đạo, điều hành thực
hiện cải cách hành chính.
- Việc kiểm tra công tác cải cách
hành chính.
- Thực hiện báo cáo định kỳ.
2. Cải cách thể chế:
- Việc rà soát và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
- Tham mưu cấp thẩm quyền ban hành
các văn bản để triển khai thực hiện những quy định của tỉnh, Trung ương liên
quan đến lĩnh vực quản lý của sở, ban, ngành, địa phương.
3. Cải cách thủ tục hành chính:
- Việc kiểm soát và công khai thủ tục
hành chính tại cơ quan, đơn vị.
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông; sự phối hợp giữa các ngành có liên quan trong giải quyết công
việc theo cơ chế một cửa liên thông.
- Việc tiếp nhận, xử lý những phản
ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với những quy định về cơ chế, chính
sách, thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
4. Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước:
- Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ
máy tại cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó có việc củng cố, kiện toàn Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tình
hình sử dụng, quản lý biên chế được giao; việc ban hành và thực hiện các quy
định về chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban; thực hiện phân cấp quản lý nhà
nước.
- Việc xây dựng Đề án chức danh công
việc, vị trí việc làm gắn với việc quản lý, sử dụng biên chế được giao
5. Xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
Tập trung kiểm tra việc xây dựng và
triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC; công tác tuyển dụng, sử dụng và
quản lý CBCCVC; công tác xử lý các vi phạm của CBCCVC trong thi hành nhiệm vụ
được giao.
6. Cải cách tài chính công:
Đánh giá tình hình và kết quả thực
hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 117/2013/NĐ-CP (đối với cơ quan hành
chính), Nghị định 43/2006/NĐ- CP (đối với đơn vị sự nghiệp) và Nghị định
115/2005/NĐ-CP của Chính phủ (đối với đơn vị khoa học công nghệ).
7. Về hiện đại hóa nền hành chính
nhà nước:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý nhà nước; ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước.
8. Đánh giá tình hình và kết quả
thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao cho các Sở, ngành, UBND cấp huyện
theo Kế hoạch cải cách hành chính năm 2015 của UBND tỉnh.
9. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ
chế một cửa liên thông theo quy định của Trung ương và các văn bản có liên quan.
- Các lĩnh vực được thực hiện theo cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, bố trí cán bộ giải quyết thủ tục cho tổ
chức, cá nhân.
- Ban hành Quy chế quy định quy trình
tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả; trách nhiệm của bộ phận liên quan trong việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ
chế một cửa liên thông, trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại đơn vị, địa
phương.
- Chất lượng giải quyết thủ tục hành
chính và đánh giá chung về kết quả thực hiện cơ chế một cửa tại địa phương.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN KIỂM
TRA
- Trong quý I/2015: Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, UBND
huyện Tân Thành, UBND các xã thuộc huyện Tân Thành: Phước Hòa, Tân Phước, Tân
Hải.
- Trong quý II/2015: Sở Giao thông - Vận tải, Sở Y
tế, Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Đất Đỏ, UBND huyện Đất Đỏ, UBND các xã thuộc
huyện Đất Đỏ: Long Mỹ, Lộc An, Láng Dài; UBND huyện Xuyên Mộc, UBND xã Bình
Châu, UBND xã Phước Tân, UBND Thị trấn Phước Bửu.
- Trong quý III/2015: Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Lao động thương binh và Xã Hội, Ban Dân tộc, UBND thành phố Vũng
Tàu và các phường thuộc thành phố Vũng Tàu: 4, 12, Rạch Dừa.
- Trong quý IV/2015: Ban Quản lý các Khu công
nghiệp, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Chi cục thuế huyện Tân Thành và huyện
Châu Đức.
Ngoài ra, giao Sở Nội vụ căn cứ vào tình hình thực
tế và đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách hành chính tiến hành tái kiểm tra,
kiểm tra bổ sung các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác cải cách hành
chính trong năm 2015.
IV. THÀNH PHẦN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA
1. Thành phần Đoàn kiểm tra CCHC của tỉnh:
- Lãnh đạo Sở Nội vụ - Trưởng đoàn;
- Trưởng hoặc Phó phòng Cải cách hành chính - Phó
trưởng Đoàn;
- Chuyên viên phòng Cải cách hành chính-Thành viên;
- Đại diện các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài
chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành có liên quan - Thành
viên;
- Đại diện Báo Bà Rịa- Vũng Tàu và Đài phát thanh -
Truyền hình tỉnh - Thành viên.
2. Thành phần Đoàn làm việc của các sở, ban,
ngành, địa phương được kiểm tra:
- Đại diện Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương
được kiểm tra.
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng, Phòng Nội vụ các
huyện, thành phố.
- Cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu thực hiện
nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Nhiệm vụ của các thành viên tham gia Đoàn
kiểm tra:
- Thành viên Sở Nội vụ: Kiểm tra việc thực hiện các
nội dung được phân công trong kế hoạch của tỉnh và công tác chỉ đạo, điều hành
cải cách hành chính của sở, ban, ngành và địa phương; hoạt động của Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả; công tác tuyên truyền cải cách hành chính. Cập nhật,
ghi chép biên bản kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra trình Trưởng đoàn.
- Thành viên Sở Thông tin và Truyền thông: Kiểm tra
việc triển khai và kết quả thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ
quan, đơn vị, địa phương.
- Thành viên Sở Tư pháp: Kiểm tra việc rà soát, ban
hành văn bản, tình hình thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính (công
tác kiểm soát thủ tục hành chính, tiếp nhận và xử lý những phản ánh, kiến nghị
của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh). Trực tiếp kiểm
tra công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với một số lĩnh vực
theo sự phân công của Trưởng đoàn.
- Thành viên Sở Khoa học và Công nghệ; Kiểm tra
việc triển khai, thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO
9001:2008 trên địa bàn tỉnh.
- Thành viên Sở Tài chính: Kiểm tra thực hiện chế
độ tự chủ trong cơ quan hành chính (kể cả ở xã), đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thành viên Đài phát thanh và Truyền hình, Báo Bà
Rịa-Vũng Tàu: Thực hiện công tác tuyên truyền,
Trong quá trình kiểm tra, các thành viên sẽ tìm
hiểu rõ nguyên nhân khó khăn, tồn tại, nghiên cứu đề xuất của cơ sở và giải
đáp, hướng dẫn những vướng mắc để giúp cơ sở khắc phục những hạn chế, tồn tại.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan thành lập Đoàn kiểm tra cải cách hành chính của tỉnh năm 2015 với
thành phần, số lượng thành viên phù hợp; căn cứ các nội dung của kế hoạch, từng
thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra theo từng lĩnh vực thuộc chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của sở, ngành mình đối với các cơ quan, đơn vị
được kiểm tra.
Xây dựng lịch kiểm tra để thông báo đến các cơ
quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra
theo kế hoạch. Trên cơ sở kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra công tác cải cách
hành chính tỉnh, Đoàn có báo cáo kết quả kiểm tra cùng những kiến nghị liên
quan tại cuộc họp giao ban định kỳ của UBND tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã căn
cứ vào kế hoạch kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức
thực hiện tự kiểm tra trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương (kể cả cơ quan,
đơn vị trực thuộc). Báo cáo kết quả kiểm tra cho UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ)
trước 15/10/2015. Riêng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương nằm trong kế
hoạch kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các báo cáo, tài liệu theo yêu
cầu của đoàn kiểm tra gửi về Sở Nội vụ trước 10 ngày khi đoàn kiểm tra làm việc.
3. Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh có trách nhiệm cử phóng viên chuyên theo dõi, đưa tin các hoạt động
kiểm tra cải cách hành chính của tỉnh
4. Kinh phí phục vụ đoàn kiểm tra công tác cải cách
hành chính được sử dụng từ nguồn kinh phí cải cách hành chính 2015 cấp cho Sở
Nội vụ.