ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 274/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
29 tháng 3 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI NĂM 2024
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số
35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; số
62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP
về quản lý, sử dụng đất trong lúa;
Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày
13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật trồng trọt về
giống cây trồng và canh tác;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022
của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng
Ngãi đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 467/QĐ-BNN-TT ngày
31/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban
hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm
2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại các Tờ trình: Số 1196/TTr-SNNPTNT ngày 27/3/2024, số
878/TTr-SNNPTNT ngày 06/3/2024 và ý kiến thống nhất của thành viên UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi
toàn tỉnh năm 2024; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (qua Cục Trồng trọt) về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa năm 2024 của địa phương trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Cục thống kê tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, CB-TH;
- Lưu: VT, KTN.ph135
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tuấn
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN
ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 274/QĐ-UBND ngày 29/3/2024 của UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây trồng
hàng năm và lâu năm nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy
trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân,
góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và
thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Yêu cầu
Chuyển đổi đất trồng lúa phải đúng quy định của
pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và phải đi liền với bảo vệ đất lúa;
Diện tích chuyển đổi phải nằm trong quy hoạch (hoặc
kế hoạch) chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các huyện,
thị xã, thành phố (trừ huyện Lý Sơn).
2. Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
3. Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã,
thành phố (trừ huyện Lý Sơn).
4. Điều kiện thực hiện chuyển đổi theo quy định
tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức,
cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng
cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản gửi 01 bản đăng ký đến Ủy
ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định
94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển
đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, gửi lại cho người sử dụng đất.
b) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
sang trồng cây lâu năm:
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng
lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến Ủy
ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định
94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xem xét quyết định
loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm của xã, có ý kiến “Đồng ý cho
chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, gửi lại cho người sử dụng đất.
5. Nguyên tắc chuyển đổi thực hiện theo quy định
tại Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018 và khoản 1 Điều 13 Nghị định số
94/2019/NĐ-CP, đảm bảo các nội dung như sau:
a) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa dựa
trên nguyên tắc không chỉ chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, mà
chuyển đổi cả những cây trồng trên nền đất lúa thuận lợi nhưng các cây trồng
này lại cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn, hay luân canh theo mùa vụ ở một
số vùng mà việc trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp;
b) Chuyển đổi không làm mất đi các điều kiện phù hợp
để trồng lúa trở lại; Chuyển đổi không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa,
không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
trong chuyển đổi phải linh hoạt để khi cần có thể chuyển sang trồng lúa ngay;
c) Các đối tượng được chuyển đổi phải có thị trường
tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.
d) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa
phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu; hình thành vùng sản
xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất
theo chuỗi;
e) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có;
phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp của địa phương;
6. Diện tích chuyển đổi
Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất
trồng lúa sang các loại cây trồng khác trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh là 896,39
ha, trong đó: chuyển sang trồng cây hàng năm là 838,31 ha, chuyển
sang trồng cây lâu năm là 28,84ha (Diện tích cây lâu năm là 28,84 ha
x 2 (lần) =57,68 ha, để quy ra diện tích trồng lúa) và chuyển sang trồng
lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 0,4 ha, cụ thể:
Kế hoạch diện
tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây trồng khác năm 2024
|
Loại đất chuyển
đổi (ha)
|
STT
|
Huyện, thị xã,
thành phố
|
Tổng diện tích kế
hoạch thực hiện năm 2024 (ha)
|
Trong đó
|
Đất 3 vụ
|
Đất 2 vụ
|
Đất 1 vụ
|
Cây hàng năm
(ha)
|
Cây lâu năm
(ha)
|
Trồng lúa kết hợp
nuôi trồng thủy sản (ha)
|
(1)
|
(2)
|
(3) = (4) + (5) +
(6)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
1
|
Bình Sơn
|
81,55
|
80,15
|
1
|
0,4
|
0
|
60,05
|
21,5
|
2
|
Sơn Tịnh
|
79,23
|
58,66
|
20,57
|
0
|
0
|
69,33
|
9,9
|
3
|
TP Quảng Ngãi
|
20,5
|
18,5
|
2
|
0
|
0
|
11,5
|
9
|
4
|
Tư Nghĩa
|
48,68
|
48,41
|
0,27
|
0
|
0
|
48,68
|
0
|
5
|
Mộ Đức
|
274
|
274
|
0
|
0
|
0
|
274
|
0
|
6
|
Đức Phổ
|
253
|
253
|
0
|
0
|
0
|
169
|
84
|
7
|
Nghĩa Hành
|
44,89
|
39,89
|
5
|
0
|
0
|
29,89
|
15
|
8
|
Ba Tơ
|
60
|
60
|
0
|
0
|
0
|
51
|
9
|
9
|
Minh Long
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
10
|
Trà Bồng
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
11
|
Sơn Hà
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
12
|
Sơn Tây
|
5,7
|
5,7
|
0
|
0
|
0
|
5,7
|
0
|
Tổng
|
896,39
|
838,31
|
28,84
|
0,4
|
0
|
719,15
|
148,4
|
Ghi chú:
- Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm x 2 (lần)
(để quy ra diện tích gieo trồng) + Trồng lúa kết hợp NTTS;
- Cây hàng năm: Tính theo diện tích gieo trồng;
- Trồng lúa kết hợp NTTS: Tính theo diện tích
gieo trồng;
- Cây lâu năm: Tính theo diện tích canh tác.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thông tin, tuyên truyền
a) Tuyên truyền vận động, hướng dẫn thực hiện chủ
trương việc chuyển đổi diện tích lúa không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất,
năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế
cao hơn;
b) Triển khai hướng dẫn kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng đến các cấp chính quyền từ cấp huyện tới xã;
c) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng; các chính sách, quy hoạch, đề án liên quan đến
kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới toàn thể người dân nhằm thực hiện kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao nhất;
d) Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư
duy, phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã,
liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch
và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.
2. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
a) Đẩy mạnh ứng dụng các giống cây trồng mới có
năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu bệnh; ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm;
b) Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng
chuyển đổi, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, từng chất đất, tập
quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao,
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại
cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao;
c) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án phát triển
nông sản chủ lực, sản phẩm tiềm năng và lợi thế của tỉnh; các đề án tăng cường
và nâng cao các hoạt động khuyến nông; chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nông nghiệp;
d) Đầu tư nhân rộng các mô hình sản xuất theo các tiêu
chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ATTP,..).
e) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư
nông nghiệp, đảm bảo chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ
sản xuất;
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ
với chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tuyên truyền
vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng quy
định, đảm bảo hiệu quả.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố, hướng dẫn người dân về cơ cấu loại cây trồng chuyển đổi, các biện
pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm.
c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương theo
dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm
bảo có hiệu quả. Định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tình hình thực hiện theo quy định.
d) Hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch;
kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai
trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật hiện hành.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền,
phổ biến pháp luật; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kịp thời đề xuất tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc cho cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm được giao về quản
lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của
pháp luật.
3. Cục Thống kê tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và chỉ đạo các Chi cục Thống kê các huyện, thị xã, thành phố cập nhật số liệu
các loại cây trồng đã chuyển đổi để thống kê chính xác năng suất, sản lượng,
giá trị của sản xuất nông nghiệp.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Lập và ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của tỉnh;
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết các thủ tục trong
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện xây dựng kế hoạch,
dự án, phương án cụ thể hàng năm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng
mục đích sử dụng đất và định hướng lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất;
d) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng để người dân biết và thực hiện.
e) Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tổ chức
trình diễn và nhân rộng các mô hình chuyển đổi có hiệu quả; hướng dẫn nông dân
sử dụng giống mới, quy trình kỹ thuật chuyển đổi cho các đối tượng tham gia thực
hiện chuyển đổi;
g) Chỉ đạo UBND cấp xã hàng năm tổ chức xây dựng và
ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu số
03.CĐ ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính Phủ
(khuyến khích thực hiện chuyển đổi liền vùng, quy mô lớn; nêu rõ tên giống
trong mô hình chuyển đổi) gửi UBND huyện, thị xã, thành phố để theo dõi;
h) Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa năm 2024 và đăng ký Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa năm 2025 về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước
ngày 15/12 (hoặc theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn cấp trên) để tổng hợp báo
cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó
khăn vướng mắc, các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, để tổng hợp, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định./.