Quyết định 2732/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015

Số hiệu 2732/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/12/2010
Ngày có hiệu lực 30/12/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Đặng Minh Ngọc
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2732/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 30 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Căn cứ ý kiến kết luận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp giao ban Chủ tịch, các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ngày 11/10/2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 645/TTr-SCT ngày 22/9/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu và nội dung chủ yếu sau:

A. MỤC TIÊU

Đến năm 2015 thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh đạt các mục tiêu sau:

- 100% cán bộ quản lý nhà nước và lãnh đạo doanh nghiệp biết đến lợi ích của thương mại điện tử.

- 100% doanh nghiệp biết sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- 80% đối với doanh nghiệp có nguồn vốn trên 300 tỷ đồng và 45% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (dưới 300 tỷ đồng) thường xuyên sử dụng thương mại điện tử và có trang thông tin điện tử trên mạng Internet.

- 50% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.

- 30% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử.

- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 dịch vụ thủ tục hải quan điện tử.

- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 2 trở lên 50% các dịch vụ công liên quan đến công thương trước năm 2013, đến hết năm 2015 có 30% đạt mức độ 3.

- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 2 trở lên 50% các dịch vụ công liên quan đến các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện.

(* Giải thích: 4 mức độ của các dịch vụ hành chính công trực tuyến được áp dụng đối với Chính phủ điện tử tại Việt Nam:

Mức độ 1: Có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục, các giấy tờ cần thiết;

Mức độ 2: Cho phép tải về các mẫu đơn, hồ sơ để in ra giấy;

Mức độ 3: Cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ;

Mức độ 4: Việc thanh toán chi phí được thực hiện trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc qua mạng).

B. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Nội dung:

1. Rà soát, sửa đổi, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về thương mại điện tử nhằm bảo vệ các quyền về sở hữu trí tuệ và quyền lợi của người tiêu dùng.

[...]