ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2723/QĐ-UBND
|
Hải Phòng,
ngày 22 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (PHIÊN BẢN 2.0)
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày
31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Khung
Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020 của Thủ tướng về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày
15/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt chiến lược phát triển Chính
phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030”;
Căn cứ Văn bản số 1356/THH-CSCNTT ngày
03/08/2021 của Cục tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc góp ý dự
thảo Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng (phiên bản 2.0);
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền
thông tại Tờ trình số 49/TTr-STTTT ngày 30/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kiến trúc Chính quyền điện
tử thành phố Hải Phòng, phiên bản 2.0.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở Thông
tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND thành phố;
- CVP, PCVP UBND TP
- Trung tâm TTTH, VP UBND TP;
- Phòng KSTTHC;
- CV: KSTTHC;
- Lưu: VT
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|
KIẾN TRÚC
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG, PHIÊN BẢN 2.0
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 2723/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng)
1. Mục đích và mục tiêu
a) Mục đích
Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hải
Phòng (Phiên bản 2.0) là cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư, triển khai Chính
quyền điện tử kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả, chất lượng các dịch vụ
công trực tuyến của thành phố; bảo đảm tính kết nối liên thông, tránh trùng
lặp, lãng phí; là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin trên địa bàn thành phố.
Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hải
Phòng (Phiên bản 2.0) là bổ sung, cập nhật cho Chính quyền điện tử thành phố
Hải Phòng (Phiên bản 1.0), bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện
tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và phù hợp với sự phát triển của Chính phủ điện tử,
hướng tới Chính phủ số.
b) Mục tiêu
- Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích
hợp, chia sẻ, kế thừa thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu
tư; đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đồng bộ, hạn chế
trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước trên
địa bàn thành phố;
- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển
khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế của thành phố;
- Tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống
CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính quyền điện tử
(CQĐT) của thành phố.
2. Phạm vi áp dụng
Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hải
Phòng (Phiên bản 2.0) áp dụng cho:
- HĐND thành phố, UBND thành phố và các cơ quan
chuyên môn trực thuộc (các Sở và cơ quan tương đương Sở), HĐND và UBND cấp quận/huyện,
cấp phường/xã;
- Lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ/công chức/viên
chức... tại các cơ quan, đơn vị được cung cấp tài khoản truy cập vào các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu của thành phố;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của thành phố;
- Các Bộ, ngành, địa phương khác tham khảo Kiến
trúc chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng, phiên bản 2.0 để làm cơ sở khai
thác, kết nối, chia sẻ dữ liệu với thành phố Hải Phòng nếu cần thiết.
- Ngoài ra, kiến trúc Chính quyền điện tử thành
phố Hải Phòng (Phiên bản 2.0) là bổ sung, cập nhật cho Chính quyền điện tử
thành phố Hải Phòng (Phiên bản 1.0), bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc Chính
phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và phù hợp với sự phát triển của Chính phủ
điện tử, hướng tới Chính phủ số.
3. Nguyên tắc kiến trúc
Trong quá trình xây dựng, triển khai áp dụng
các nội dung Kiến trúc Chính quyền điện tử phải tuân thủ các nguyên tắc theo
Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
a) Phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện
tử Việt Nam và các văn bản hướng dẫn liên quan;
b) Phù hợp với định hướng, mục tiêu khai triển
ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của Quốc gia;
c) Phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, của bộ, ngành, địa phương;
d) Bảo đảm việc đầu tư triển khai Chính phủ
điện tử hiệu quả;
e) Phù hợp với quy trình nghiệp vụ; thúc đẩy
cải cách quy trình nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, chuẩn hóa;
f) Ưu tiên phát triển các dịch vụ, ứng dụng,
nền tảng chung;
g) Áp dụng hiệu quả các công nghệ số mới; khai
thác sử dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây theo lộ trình phù hợp;
h) Triển khai các giải pháp bảo mật, an toàn,
an ninh thông tin ở mọi thành phần Kiến trúc Chính phủ điện tử theo nhu cầu và
lộ trình phù hợp;
i) Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định
kỹ thuật về ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của quốc gia, chuyên
ngành.
k) Phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn
kỹ thuật về Chính phủ số theo kịp sự phát triển của công nghệ, bảo đảm sự phát
triển đồng bộ các mô hình Chính phủ số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, kết nối
liên thông, chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.
l) Duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện
tử thành phố Hải Phòng, phù hợp với yêu cầu của Chính phủ số, Chính quyền số
nhằm triển khai Chính quyền số đồng bộ trên quy mô toàn quốc, bảo đảm kết nối,
liên thông, tránh đầu tư trùng lặp.
m) Bảo đảm môi trường pháp lý để mọi người dân,
doanh nghiệp tham gia bình đẳng vào quá trình chuyển đổi số, được bảo vệ an
toàn thông tin và dữ liệu riêng tư.
4. Sơ đồ tổng thể chính
quyền điện tử thành phố và các kiến trúc thành phần
- Trên cơ sở hướng dẫn Khung Kiến trúc Chính
phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày
31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính
quyền điện tử thành phố Hải Phòng (phiên bản 2.0) được mô tả như sau:
Sơ đồ kiến trúc chính quyền điện tử
thành phố Hải Phòng, phiên bản 2.0:
Mô tả các thành phần trong sơ đồ tổng thể kiến
trúc Chính quyền điện tử cấp Thành phố Hải Phòng:
Tên thành
phần
|
Mô tả thành
phần
|
Người sử dụng
|
Có 2 nhóm người sử dụng chính:
a) Nhóm người dân, doanh nghiệp là những cá
nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ do thành phố cung cấp như: Đọc, tra cứu
thông tin trên cổng thông tin điện tử; tra cứu, sử dụng các dịch vụ công trực
tuyến do thành phố cung cấp thông qua Cổng Dịch vụ công; sử dụng các dịch vụ
khác mà thành phố cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.
b) Nhóm cán bộ, công chức, viên chức sử dụng
hệ thống của thành phố để giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; các
nghiệp vụ nội bộ của thành phố (tài chính, nhân sự) và các công việc được
giao khác.
|
Kênh giao tiếp
|
Cung cấp các kênh giao tiếp như sau để phục
vụ người sử dụng nêu trên:
a) Qua môi trường Internet: Cổng Dịch vụ công
trực tuyến; Cổng thông tin điện tử của thành phố; Hệ thống xử lý nghiệp vụ;
Hệ thống thông tin một cửa điện tử thông qua các thiết bị như: Máy tính;
thiết bị di động; Kiosk tại các trung tâm hành chính.
b) Ngoài môi trường Internet: Các kênh thoại,
SMS hoặc trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công, bộ phận một cửa.
|
Ứng dụng
|
Gồm có:
a) Các hệ thống phần mềm dùng chung: QLVB,
Mail, Một cửa điện tử
b) Cổng dịch vụ công, Cổng thông tin
c) Các phần mềm chuyên ngành trong thành phố
d) Các phần mềm quốc gia triển khai xuống địa
phương
|
Dữ liệu
|
Gồm có:
a) Các CSDL dùng chung, CSDL chuyên ngành của
thành phố
b) Kho lưu trữ số hóa điện tử tập trung
c) Chuẩn hóa, phân tích, khai phá dữ liệu
phục vụ thống kê, báo cáo, dự báo các vấn đề KTXH
|
Nền tảng số
|
Gồm có:
a) Nền tảng chia sẻ tích hợp LGSP
b) Nền tảng xác thực định danh
c) Nền tảng cơ sở dữ liệu
d) Nền tảng thanh toán (tích hợp)
e) Nền tảng trí tuệ nhân tạo
f) Các nền tảng số khác
|
Kỹ thuật - công nghệ
|
Gồm có:
a) Phần cứng: máy tính, thiết bị lưu trữ, hạ
tầng truyền dẫn LAN, WAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, trung tâm dữ liệu
thành phố;
b) Công nghệ nền tảng có: ảo hóa, dữ liệu
lớn;
c) Phần mềm có: Các phần mềm của thành phố
được đặt trên các hạ tầng phần cứng (hoặc ảo hóa); các phần mềm bảo đảm an
toàn thông tin.
d) Hạ tầng viễn thông: Internet, 4G, 5G,
TSLCD, MAN, LAN
|
An toàn thông tin
|
Bảo đảm an toàn thông tin là thành phần xuyên
suốt và thống nhất. Bảo đảm an toàn thông tin tại địa phương có:
a) Triển khai phương án bảo đảm an toàn thông
tin theo cấp độ;
b) Triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an
ninh mạng;
c) Các Phương án đảm bảo ATTT.
|
Chỉ đạo, chính sách
|
a) Chỉ đạo: Thuyết phục được Lãnh đạo cấp cao
tham gia chỉ đạo, điều phối sự phối hợp, giải quyết các xung đột, vấn đề phát
sinh giữa các cơ quan trong thành phố, đặc biệt là các dự án dùng chung cấp
thành phố;
b) Tổ chức: Cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ
các bên liên quan và quy trình để tổ chức triển khai Kiến trúc chính quyền
điện tử của thành phố Hải Phòng;
c) Chính sách: Các chính sách, quy định, quy
chế, tiêu chuẩn có tính đặc thù của thành phố phục vụ việc triển khai kiến
trúc chính quyền điện tử của thành phố Hải Phòng;
d) Phổ biến, tuyên tuyền: Thực hiện hướng
dẫn, đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan trong
triển khai kiến trúc chính quyền điện tử của thành phố Hải Phòng, đối tượng
thụ hưởng của các dịch vụ, ứng dụng chính quyền điện tử của thành phố Hải
Phòng.
|
Các mô hình kiến trúc
tham chiếu các thành phần Kiến trúc
|
Đây là các mô hình kiến trúc tham chiếu các
thành phần:
- Kiến trúc tham chiếu nghiệp vụ
- Kiến trúc tham chiếu dữ liệu
- Kiến trúc tham chiếu ứng dụng
- Kiến trúc tham chiếu công nghệ
- Kiến trúc tham chiếu an toàn thông tin
Các kiến trúc tham chiếu này ngoài việc tạo
một khung tham chiếu được chi tiết hóa theo cách chia thành các miền, lĩnh
vực, nhóm... trong từng thành phần kiến trúc
|
Hình thức kết nối
|
- Liên thông nghiệp vụ, dữ liệu giữa các cơ
quan nhà nước thành phố Hải Phòng qua các giao dịch điện tử được kết nối tập
trung thông qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp LGSP
- Liên thông nghiệp vụ, dữ liệu giữa các cơ
quan nhà nước thành phố Hải Phòng .với Chính phủ và địa phương khác được thực
hiện thông qua 02 hình thức kết nối:
+ Kết nối LGSP-NGSP
+ Kết nối LGSP-VDXP
- Môi trường mạng kết nối thực hiện qua:
+ Môi trường mạng Internet
+ Môi trường mạng TSLCD
|
- Các kiến trúc thành phần của Kiến trúc Chính
quyền điện tử thành phố Hải Phòng (phiên bản 2.0) gồm: kiến trúc nghiệp vụ;
kiến trúc ứng dụng; kiến trúc dữ liệu; kiến trúc công nghệ và kiến trúc an toàn
thông tin.
Sơ đồ kiến trúc chính quyền điện tử cấp
Quận/Huyện, Xã/Phường:
Mô tả các thành phần trong sơ đồ kiến trúc cấp
Quận/Huyện, Phường/Xã:
Tên thành
phần
|
Mô tả thành
phần
|
Người sử dụng
|
Có 2 nhóm người sử dụng chính:
a) Nhóm người dân, doanh nghiệp là những cá
nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ do huyện/xã cung cấp
b) Nhóm cán bộ, công chức, viên chức sử dụng
hệ thống của thành phố để giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; các
nghiệp vụ nội bộ của huyện/xã
|
Kênh giao tiếp
|
Cung cấp các kênh giao tiếp như sau để phục
vụ người sử dụng nêu trên:
a) Qua môi trường Internet: Cổng Dịch vụ công
trực tuyến; Cổng thông tin điện tử của huyện/xã; Hệ thống xử lý nghiệp vụ; Hệ
thống thông tin một cửa điện tử thông qua các thiết bị như: Máy tính; thiết
bị di động; Kiosk tại các trung tâm hành chính.
b) Ngoài môi trường Internet: Các kênh thoại,
SMS hoặc trực tiếp tại bộ phận một cửa.
|
Ứng dụng
|
Sử dụng chung các ứng dụng triển khai từ
thành phố xuống
|
Dữ liệu
|
Sử dụng chung các cơ sở dữ liệu triển khai
thành phố xuống
|
Nền tảng số
|
Sử dụng chung các nền tảng số triển khai từ
thành phố xuống
|
Kỹ thuật- công nghệ
|
Gồm có:
a) Phần cứng: máy tính, thiết bị mạng, trang
thiết bị CNTT, thiết bị ATTT tại đơn vị
b) Hạ tầng truyền dẫn LAN, WAN, mạng truyền
số liệu chuyên dùng
c) Thiết bị ATTT và giải pháp cho thiết bị
truy cập, môi trường truy cập tại cơ quan, đơn vị
d) Hạ tầng trung tâm điều hành thông minh OC
cấp huyện/xã
|
An toàn thông tin
|
Bảo đảm an toàn thông tin là thành phần xuyên
suốt và thống nhất. Bảo đảm an toàn thông tin tại đơn vị huyện/xã.
|
Chỉ đạo, chính sách
|
a) Chỉ đạo, tổ chức, chính sách: thực hiện
theo phân công của cơ quan cấp trên.
b) Phổ biến, tuyên truyền: Thực hiện hướng
dẫn, đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức của các cơ quan liên quan trong
triển khai kiến trúc chính quyền điện tử của thành phố Hải Phòng
|
Đào tạo
|
Cử các cán bộ, công chức, viên chức tham gia
các lớp đào tạo về kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin đế
nắm bắt khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin triển khai trong xây dựng
chính quyền điện tử
|
5. Các điểm thay đổi
giữa Kiến trúc 1.0 và Kiến trúc 2.0
Kiến trúc 2.0 không phải phủ định mà là mở rộng
và chi tiết hóa từ Kiến trúc 1.0 theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền
thông cũng như sự phù hợp trong thực hiện các chủ trương của Chính phủ về phát
triển theo Chiến lược Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Các thành phần mở
rộng và thêm mới được thể hiện dưới tổng hợp sau:
a) Tầng dữ liệu
Ngoài việc tiếp tục tích hợp, đồng bộ, khai
thác các CSDL quốc gia như dân cư, doanh nghiệp, đất đai...; phát triển các
CSDL ngành/lĩnh vực thì tầng dữ liệu bổ sung các thành phần:
- Số hóa các tài liệu, hình thành CSDL lưu trữ
tập trung trên toàn thành phố;
- Xây dựng nền tảng kho dữ liệu dùng chung thực
hiện thu thập, chuyển đổi, chuẩn hóa, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai phá dữ
liệu từng bước xây dựng kho dữ liệu số tập trung cho toàn thành phố;
- Các sở/ngành căn cứ vào mô hình tham chiếu dữ
liệu để xác định các vấn đề liên quan trong quá trình xây dựng dữ liệu như:
phân loại, quản lý vòng đời dữ liệu, quản lý chất lượng dữ liệu, tích hợp dữ
liệu, khai phá dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu, bảo mật dữ liệu...
b) Tầng ứng dụng và nghiệp vụ
Trên cơ sở hoàn thiện, xây dựng mới các ứng
dụng dùng chung, ứng dụng chuyên ngành thì yêu cầu các ứng dụng nâng cấp sử
dụng tối đa các dịch vụ dùng chung do các nền tảng cung cấp, chuyển đổi một số
nghiệp vụ lên ứng dụng di động phù hợp với xu thế hiện đại, làm việc mọi nơi
trong mọi tình huống:
- Tích hợp dịch vụ xác thực dùng chung (SSO) có
tất cả các ứng dụng;
- Tích hợp dịch vụ thanh toán điện tử, cho các
ứng dụng liên quan đến thanh toán;
- Tích hợp dịch vụ ký số điện tử tập trung trên
đa dạng thiết bị truy cập;
- Quản lý các ứng dụng CNTT theo hệ thống tham
chiếu thông tin nghiệp vụ để biết độ phủ của nghiệp vụ đã được tin học hóa,
cũng như căn cứ phê duyệt thực hiện các dự án;
- Các hệ thống xây dựng mới hoặc nâng cấp cần
cung cấp các dịch vụ chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan, đơn vị khác khai thác
theo quy định và triển khai dịch vụ trên nền tảng LGSP;
- Chuyển đổi các nghiệp vụ phục vụ người dân,
doanh nghiệp lên các thiết bị di động, tích hợp trên ứng dụng Smart App Hải
Phòng;
- Chuyển đổi các nghiệp vụ xử lý công việc của
CBCCVC lên các thiết bị di động, tích hợp trên ứng dụng Smart Gov Hải Phòng;
c) Tầng nền tảng số
Tại phiên bản Kiến trúc 1.0 chỉ đề cập đến nền
tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu LGSP, tại phiên bản Kiến trúc 2.0 mở rộng các
nền tảng phục vụ xây dựng CQĐT, CQS dùng chung và các nền tảng trong các
ngành/lĩnh vực, như sau:
- Nền tảng dữ liệu dùng chung;
- Nền tảng xác thực định danh dùng chung;
- Nền tảng kết nối với các thiết bị IoTs;
- Nền tảng giám sát ATTT;
- Nền tảng công nghệ tài chính và thanh toán điện
tử (tích hợp với quốc gia);
- Nền tảng trí tuệ nhân tạo;
- Nền tảng giáo dục trực tuyến;
- Nền tảng y tế thông minh;
- Nền tảng du lịch thông minh;
- Các nền tảng khác.
Các sở/ngành có thể đề xuất xây dựng các nền
tảng phù hợp với xu hướng công nghệ và chuyển đổi số trong các lĩnh vực trên cơ
sở tăng cường các giá trị dùng chung của nền tảng cho các cơ quan, đơn vị trên
toàn thành phố có thể sử dụng chung.
d) Tầng kỹ thuật - công nghệ
Điểm bổ sung mở rộng về lớp kỹ thuật - công
nghệ so với Kiến trúc 1.0, bao gồm:
- Hạ tầng trung tâm dữ liệu tập trung toàn
thành phố;
- Mở rộng giải pháp mô hình hội nghị truyền
hình xuống cấp xã;
- Mở rộng hạ tầng truyền dẫn WAN, TSLCD xuống
cấp xã;
- Phát triển hạ tầng ATTT, và trung tâm giám
sát ATTT SOC của Thành phố;
- Phát triển hạ tầng và các hệ thống vận hành
Trung tâm điều hành thông minh IOC của thành phố, và các phòng điều hành OC tại
các sở/ngành; huyện/thị xã;
- Cập nhật các tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất và
dự đoán xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới.
e) Tầng an toàn thông tin
So với Kiến trúc 1.0, Kiến trúc 2.0 chi tiết
hóa các giải pháp, mô hình, cũng như cơ chế vận hành, phối hợp của các cơ quan
đơn vị trong thành phố và với quốc gia trong việc đảm bảo an toàn thông tin:
- Triển khai phương án bảo đảm an toàn thông
tin theo cấp độ;
- Hoàn thiện mô hình vận hành và chức năng
nhiệm vụ của Trung tâm giám sát an toàn thông tin của thành phố;
- Đưa ra hình thức phối hợp với Trung tâm Giám
sát an toàn không gian mạng quốc gia NCSC và Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không
gian mạng Việt Nam VNCERT/CC trong dự báo, cảnh báo phối hợp ứng cứu trong các
tình huống về mất an toàn thông tin;
- Đề xuất cấp độ an toàn thông tin cho từng
HTTT/CSDL của thành phố.
6. Cách thức triển khai
tích hợp, xây dựng mới dự án tuân thủ theo kiến trúc
Đối với các dự án về công nghệ thông tin mua
sắm nội bộ phục vụ xây dựng chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số cần
xác định dự án thuộc nhóm nền tảng, HTTT/CSDL, hạ tầng, an toàn thông tin, hoặc
có các hợp phần liên quan đến các nhóm trên thì phân cấp đầu tư được thể hiện
tại Mục VII.4 của tài liệu này.
a) Thẩm định các dự án xây dựng
HTTT/CSDL phù hợp với Kiến trúc 2.0
Trong các bước Báo cáo đề xuất chủ trương đầu
tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi các cơ quan cần làm rõ bảo vệ các thông tin sau:
- Căn cứ vào Kiến trúc nghiệp vụ làm rõ dự án
thực hiện tin học hóa miền nghiệp vụ, loại nghiệp vụ để tránh chồng chéo, lãng
phí và hiệu quả trong đầu tư. Trong trường hợp xây dựng lại các nghiệp vụ đã
được tin học hóa cần bảo vệ được tính không đáp ứng của hệ thống cũ hoặc sự cải
tiến trong xây dựng quy trình nghiệp vụ.
- Trong thiết kế dữ liệu hệ thống cần căn cứ
vào Kiến trúc dữ liệu để xác định khai thác các CSDL dùng chung của thành phố,
CSDL quốc gia. Không xây dựng lại các miền dữ liệu do CSDL quốc gia cung cấp
được triển khai từ trung ương xuống địa phương. Xây dựng các cơ chế liên thông,
chia sẻ dữ liệu trong thời gian thực hiện, triển khai dự án trên cơ sở tích hợp
với các nền tảng số dùng chung để hạn chế việc sử dụng kinh phí vận hành hệ
thống vào việc liên thông, tích hợp dữ liệu.
- Đối với các hạng mục, module thuộc dự án có
tính năng tương tự các dịch vụ do các nền tảng LGSP, nền tảng số khác cung cấp
không bố trí kinh phí và chỉ tính kinh phí tích hợp, sử dụng lại các dịch vụ
dùng chung do nền tảng cung cấp ví dụ như: tích hợp dịch vụ xác thực tập trung
(SSO), tích hợp dịch vụ thanh toán điện tử, tích hợp chữ ký số tập trung,...
- Đối với các hạng mục hạ tầng triển khai dự
án, cần phối hợp với Trung tâm dữ liệu của thành phố để xác định nhu cầu và khả
năng Trung tâm dữ liệu có thể cung cấp tránh đầu tư hạ tầng không cần thiết.
Việc triển khai hạ tầng được tập trung tại Trung tâm dữ liệu của thành phố trừ
một số trường hợp đặc biệt theo yêu cầu riêng của từng sở/ngành.
- Đối với các hạng mục về truyền dẫn, cần xác
định phạm vi cung cấp trên môi trường mạng nào internet, mạng TSLCD để có
phương án cho Trung tâm dữ liệu của thành phố có phương án cung cấp, điều phối
băng thông phù hợp.
- Đối với các hạng mục về đảm bảo an toàn thông
tin, trong trường hợp dự án triển khai tại Trung tâm dữ liệu của thành phố thì
không bố trí kinh phí hoặc bố trí một phần cho các hạng mục đặc thù; trong
trường hợp triển khai không tại Trung tâm dữ liệu theo yêu cầu riêng của từng
sở/ngành phải đảm bảo các thiết bị, giải pháp an toàn thông tin thực hiện theo
Kiến trúc an toàn thông tin và dưới sự giám sát của Trung tâm an toàn thông tin
SOC của thành phố.
b) Triển khai các dự án HTTT/CSDL
- Yêu cầu triển khai tập trung tại Trung tâm dữ
liệu thành phố, trừ các trường hợp ngoại lệ;
- Yêu cầu tích hợp tối đa các dịch vụ do nền
tảng LGSP và nền tảng số khác cung cấp theo thời gian;
- Yêu cầu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật tại
Kiến trúc kỹ thuật công nghệ;
- Yêu cầu triển khai các giải pháp, biện pháp
an toàn thông tin theo cấp độ cho từng hệ thống theo đề xuất tại Kiến trúc an
toàn thông tin.
- Yêu cầu sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cung cấp Kho
dữ liệu dùng chung của thành phố, hình thành nên các nguồn dữ liệu mở phục vụ
công dân, doanh nghiệp.
7. Tổ chức thực hiện
a) Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện
tử thành phố Hải Phòng
Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử thành
phố Hải Phòng giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng (phiên bản 2.0) bảo
đảm đồng bộ, thống nhất 03 cấp chính quyền trên địa bàn thành phố và theo hướng
dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Sở Thông tin và Truyền thông
- Là đơn vị chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc, giám sát và phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố
tổ chức triển khai thực hiện trong Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hải
Phòng (phiên bản 2.0).
- Tổ chức công bố công khai Kiến trúc Chính
quyền điện tử thành phố Hải Phòng đến các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành
phố, triển khai thực hiện các nội dung của Kiến trúc Chính quyền điện tử thành
phố Hải Phòng (phiên bản 2.0) thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch triển khai chi
tiết các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của thành phố Hải Phòng dựa
trên Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng (phiên bản 2.0).
- Chủ trì xây dựng, ban hành các văn bản quy
định, văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ thực hiện Kiến trúc
Chính quyền điện tử của thành phố.
- Chủ trì việc triển khai tích hợp dịch vụ, ứng
dụng đối với các hệ thống thông tin trong thành phố Hải Phòng thông qua Nền
tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố.
- Chủ trì nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm dữ
liệu thành phố Hải Phòng; xây dựng danh mục dùng chung và kho dữ liệu của thành
phố Hải Phòng vận hành CQĐT của thành phố Hải Phòng.
- Thẩm định sự phù hợp với Kiến trúc Chính
quyền điện tử thành phố Hải Phòng đối với các kế hoạch, dự án ứng dụng công
nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố; Hướng dẫn, giám
sát việc triển khai các kế hoạch, dự án ứng dụng công nghệ thông tin này.
- Xây dựng, cập nhật và duy trì kiến trúc Chính
quyền điện tử thành phố Hải Phòng (phiên bản 2.0) (mô hình dữ liệu mức lô gíc,
mô hình dữ liệu mức vật lý, mô tả chi tiết ứng dụng/dịch vụ dùng chung, chia sẻ
theo SOA... ) trình Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh kiến trúc khi có cập
nhật mới;
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và
Truyền thông cân đối ngân sách và bố trí các nguồn vốn bảo đảm đủ kinh phí thực
hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn
các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo đúng quy
định hiện hành, thẩm định dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định.
- Là đầu mối phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, các sở, ngành và địa phương xây dựng các chính sách huy động các nguồn
vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư
cho phát triển công nghệ thông tin.
d) Sở Tài chính
Theo khả năng cân đối ngân sách, của thành phố;
tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên
trong dự toán chi ngân sách thành phố theo quy định của Pháp luật về ngân sách
nhà nước để thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố (phiên bản 2.0)
theo đúng tiến độ; huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định để thực hiện nhiệm vụ.
e) Sở Nội vụ y
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức để đáp ứng khả năng quản trị, vận hành và sử dụng có
hiệu quả các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu nền tảng chính quyền điện tử của
cơ quan nhà nước.
f) Các Sở, ban, ngành thành phố và UBND
các quận, huyện
Chủ trì tham mưu, đề xuất xây dựng các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm phù hợp với Kiến trúc Chính
quyền điện tử thành phố Hải Phòng gửi Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định về
sự phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng và các quy
định hiện hành về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước đối với các kế hoạch, dự án ứng dụng công nghệ thông tin của
các đơn vị.