BAN
CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2686/QĐ-BCĐQG
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY CƠ VÀ CÁC BIỆN PHÁP
HÀNH CHÍNH TƯƠNG ỨNG TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19"
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-I9
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ
Quyết định số 170/QĐ-BCĐ ngày 30/01/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia
phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;
Theo đề nghị của Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đánh
giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch
Covid-19.
Điều 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo):
- Các PTTg Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban TW Mặt
trận Tổ quốc VN;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các thành viên BCĐQG PCD Covid-19;
- UBND các tỉnh, thành phố:
- Lưu: VT, DP.
|
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thanh Long
Bộ trưởng Bộ Y tế
|
QUY ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY CƠ VÀ CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH TƯƠNG ỨNG TRONG
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 05 năm 2021 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19)
I. NGUYÊN TẮC,
PHƯƠNG CHÂM, MỤC ĐÍCH
1. Thực hiện nguyên tắc người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống
dịch trên địa bàn, phạm vi quản lý theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
2. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ
(chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
3. Nắm bắt chính xác tình hình, đánh
giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức “Nguy cơ rất cao”, “Nguy cơ cao”, “Nguy cơ”,
“Bình thường mới” cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh và toàn
quốc, có tính tới các yếu tố khu vực
liên xã, liên huyện, liên tỉnh.
4. Các địa phương quán triệt tinh thần
“chủ động tấn công” và nguyên tắc phòng chống dịch “phòng ngừa tích cực,
phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm,
nhanh chóng ổn định tình hình”, luôn chuẩn bị cho các tình huống
xấu hơn. Đưa ra các giải pháp tương ứng với từng mức nguy
cơ; cần áp dụng ở phạm vi phù hợp với kết quả điều tra dịch tễ, không nhất thiết phải toàn bộ đơn vị hành chính.
5. Các giải pháp gồm nhóm bắt buộc và
nhóm do chính quyền địa phương bổ sung hoặc quyết định ở mức cao hơn, nhanh hơn
phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo mục tiêu kép.
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ
NGUY CƠ
1. Các yếu tố dịch
tễ cơ bản để xác định mức độ nguy cơ ban đầu
a) Mức “Nguy cơ rất cao”: Khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:
Cấp
xã
|
Cấp
huyện
|
Cấp
tỉnh
|
- Có chùm F0 chưa rõ nguồn lây.
|
- Có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất
cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trở lên có nguy cơ cao.
|
- Có trên 30% số huyện có nguy cơ rất cao và nằm rải rác trên địa bàn tỉnh
hoặc có 50% số huyện trở lên cỏ nguy cơ cao.
|
Hoặc
- Có F0 xác định được nguồn lây nhiễm
từ khu công nghiệp, trường học, siêu thị lớn và các khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.
|
Hoặc
- Có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát
và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã.
|
Hoặc
- Có ổ dịch lớn
khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số huyện và lây sang tỉnh khác.
|
b) Mức “Nguy cơ cao”
Những xã, huyện, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ rất cao” nhưng được đánh giá là có mức “Nguy
cơ cao” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:
Cấp
xã
|
Cấp
huyện
|
Cấp
tỉnh
|
- Có F0 chưa rõ nguồn lây.
|
- Có 30% số xã trở lên có nguy cơ
cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trở lên ở
mức độ nguy cơ hoặc có 1 xã có nguy cơ rất
cao.
|
- Có 50% số huyện trở lên ở mức độ
nguy cơ hoặc có 2 huyện trở lên ở mức độ nguy cơ
cao hoặc có 1 huyện có nguy cơ rất cao.
|
Hoặc
- Có F0 xác định được nguồn lây trong
nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện... có nguy cơ lây
nhiễm cao.
|
Hoặc
- Có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát
và có nguy cơ lây lan nhanh trên 20% số xã.
|
Hoặc
- Diễn biến dịch
có tình huống bất thường chưa lường trước được trong khi năng lực truy vết,
xét nghiệm, cách ly, điều trị chưa đảm bảo và chưa đáp ứng được ngay, cần tạm thời đặt trong trạng thái nguy cơ cao hơn.
|
Hoặc
- Liền kề với xã hoặc địa bàn có điều
kiện qua lại thuận tiện được đánh giá nguy cơ rất cao.
|
Hoặc
- Có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất
quan trọng (theo chỉ đạo của cấp tỉnh) cần phải bảo vệ
tuyệt đối an toàn, tiếp giáp với khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.
|
|
c) Mức “Nguy cơ”
Những xã, huyện, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ cao” nhưng được đánh giá là mức “Nguy cơ”
khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:
Cấp
xã
|
Cấp
huyện
|
Cấp
tỉnh
|
- Có F0 xác định được nguồn lây trong cộng đồng.
|
- Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người.
|
- Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định
được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người.
|
Hoặc
- Có F1, người
đi về từ vùng dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh
doanh, chợ dân sinh, bệnh viện... có nguy cơ lây nhiễm cao.
Hoặc
- Liền kề với xã hoặc địa bàn nguy
cơ cao và có điều kiện qua lại thuận tiện.
Hoặc
- Có nguy cơ xâm nhập cao từ nhập cảnh
trái phép và cách ly nhiều.
|
Hoặc
- Có xã ở mức
độ nguy cơ rất cao hoặc 20% xã có nguy cơ cao hoặc 30% xã có nguy cơ.
|
Hoặc
- Có từ 20% số xã ở mức độ có nguy cơ hoặc 50% số huyện có
nguy cơ hoặc 30% số huyện có nguy cơ cao hoặc có từ 2 huyện có
nguy cơ rất cao.
|
d) Mức độ bình thường mới
Những xã, huyện,
tỉnh không thuộc các mức trên.
2. Các thông
tin, dữ liệu bổ sung để xác định mức độ nguy cơ
Các thông tin liên quan về dân số, kinh tế, xã hội, giao thông,... được thu thập từ các nguồn dữ liệu sẵn có và được sử dụng kết hợp với các thông tin dịch tễ cơ bản như Mục 1 trên đây để xác định mức độ nguy cơ cho từng địa bàn.
Mức độ nguy cơ được tính toán trên các dữ liệu tổng hợp
(được thể hiện trên bản đồ) có thể có trường hợp khác với mức nguy cơ chỉ dựa
trên các thông tin dịch tễ cơ bản. Trong trường hợp này cần chọn mức độ rủi ro
cao hơn để áp dụng các biện pháp tương ứng.
3. Bản đồ chống dịch
Bản đồ chống dịch được hình thành dựa
trên các dữ liệu bắt buộc phải cập nhật từ cấp xã trở lên và các dữ liệu được tập
hợp từ nguồn sẵn có. Tùy vào tình hình diễn biến của dịch,
Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có thể bổ sung các dữ liệu phải cập
nhật. Các địa phương có trách nhiệm cập nhật các dữ liệu.
Tất cả các dữ liệu chỉ phục vụ mục
đích phòng, chống dịch.
4 mức độ nguy cơ được thể hiện tới cấp
xã trên bản đồ chống dịch tương ứng với các màu sắc:
a) Màu xanh: Mức Bình thường mới.
b) Màu vàng: Mức Nguy cơ.
c) Màu cam: Mức Nguy cơ cao.
d) Màu đỏ: Mức Nguy cơ rất cao.
Các cấp chính quyền căn cứ mức độ
nguy cơ để chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
tương ứng theo thẩm quyền.
IV. CÁC GIẢI PHÁP BẮT
BUỘC TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC MỨC ĐỘ NGUY CƠ
1. Đối với mức “Bình thường mới”:
a) Đối với cá nhân: Thực hiện nghiêm
5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung,
Khai báo y tế).
b) Đối với tổ chức, đơn vị: Thực hiện
nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn của Bộ Y tế, tự đánh giá và cập nhật trên
hệ thống antoancovid.vn
c) Đối với chính quyền: Xử lý
nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm điểm a và b, mục 1, phần IV của
Quy định này và không cho phép hoạt động của các tổ chức
không đảm bảo an toàn.
2. Đối với mức “Nguy cơ”:
Ngoài các giải pháp như đối với mức
“Bình thường mới” thì phải thực hiện các giải pháp sau:
a) Thực hiện truy vết, khoanh vùng,
cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh
doanh dễ bị lây nhiễm như: vũ trường,
karaoke, quán bar, mát xa,..
c) Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối
với những người có nguy cơ (ngoài các đối tượng đã được quy định trước đây).
d) Hạn chế các hoạt động tập trung
đông người. Đối với các sự kiện bắt buộc phải tổ chức thì cơ quan tổ chức phải
đảm bảo đầy đủ các quy định của cơ quan y tế trên địa bàn.
Lễ hiếu, hỉ, hoạt
động tôn giáo, tín ngưỡng phải được các cơ quan y tế giám sát chặt chẽ và phải
hạn chế tổ chức ăn uống.
3. Đối với mức “Nguy cơ cao”:
Ngoài các biện pháp như tại mức “Nguy
cơ” thì phải thực hiện các biện pháp sau:
a) Dừng các hoạt động tập trung từ 30
người trở lên, trường hợp cần thiết phải tổ chức thì phải được cấp tỉnh hoặc trung ương cho phép và cấp, cơ quan, cá nhân tổ chức phải chịu
trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối an toàn. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài
phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng.
b) Giảm mật độ giao thông, số lượng
người trên các phương tiện giao thông công cộng.
c) Giảm số người làm việc tại cơ
quan, công sở; tăng cường làm việc trực tuyến.
d) Điều chỉnh lịch học; trường hợp cần
phải điều chỉnh vượt quá khung kế hoạch thời gian năm học thì phải thống nhất với
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
đ) Thực hiện khai báo y tế bắt buộc với
toàn bộ người dân trên địa bàn.
4. Đối với mức “Nguy cơ rất cao”:
Ngoài các giải pháp như đối với mức
“Nguy cơ cao” thì phải thực hiện các giải pháp sau:
a) Đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện
pháp cách ly y tế (phong tỏa) vùng có dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế tại
Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 đối với những vùng dịch diễn biến phức tạp, các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát và dịch có nguy cơ lây lan rộng.
b) Áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung (khu vực phong tỏa) ngay tại
khu vực, địa điểm có đông người lao động là người có tiếp xúc gần phải cách ly
tập trung (F1) lưu trú (ký túc xá, nhà trọ tập
trung đông công nhân); đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định như đối với khu cách ly y tế tập trung. Xử lý nghiêm các trường
hợp không tuân thủ quy định.
c) Áp dụng các hoạt động giãn cách xã
hội trong vòng 14 ngày trên phạm vi toàn địa bàn, cụ thể:
- Dừng các hoạt động sản xuất, kinh
doanh trừ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu:
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ thiết yếu được hoạt động bao gồm: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao
thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực,
thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); cơ sở giáo dục,
ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động
ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu
hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ...
- Tổ chức lại sản xuất tại các khu
công nghiệp đảm bảo công tác phòng chống dịch, không để đứt
gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đặc biệt
đối với các nhà máy, xí nghiệp lớn mang tính toàn cầu.
- Người dân được
phép lao động, sản xuất tại gia đình và thu hoạch nông sản theo nhóm từng hộ
gia đình tại vườn, vùng sản xuất của địa phương.
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, lao động sản xuất phải thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định. Dừng
hoạt động nhà máy, xí nghiệp, các hoạt động sản xuất, thu hoạch khi không đảm bảo
an toàn.
- Dừng các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao, giải trí, tôn giáo tín ngưỡng. Đám tang không quá 30 người, đám cưới không quá 20 người và phải được
cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt.
- Không tập trung từ 3 người trở lên
ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
- Dừng hoạt động vận chuyển hành khách
công cộng. Xe công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly được hoạt
động nhưng chỉ được đưa đón tại nơi chính quyền cho phép.
d) Không ngăn sông cấm chợ. Các
phương tiện chuyên chở nông sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được hoạt động
nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch. Các
phương tiện chở người từ các tỉnh
khác được phép đi qua nhưng không được dừng đón, trả khách
trên địa bàn.
V. CÁC GIẢI PHÁP BỔ
SUNG, NÂNG CAO
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn quyết định hoặc giao cho UBND cấp
huyện, cấp xã thực hiện các giải pháp bổ sung hoặc ở mức cao hơn so với
các giải pháp quy định tại Mục IV để đáp ứng yêu cầu phòng, chống
dịch trên địa bàn:
1. Quy định về hoạt động tập trung
đông người như dừng thay vì hạn chế, giảm số người tham gia các sự kiện,...
2. Quy định về hạn chế giao thông
công cộng, phương tiện cá nhân.
3. Quy định về các loại hình kinh
doanh được phép hoặc phải hạn chế, phải tạm dừng hoạt động.
4. Quy định về các hoạt động văn hóa, thể thao,... được phép hoặc phải hạn chế, phải tạm dừng hoạt động.
5. Quy định về hạn chế số người tham
gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm.
6. Quy định về hoạt động của các cơ
quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công và cung cấp dịch vụ công trên địa
bàn.
7. Các giải pháp khác phù hợp với
tình hình thực tế trên địa bàn.
Các giải pháp cần được thông tin,
tuyên truyền đầy đủ về sự cần thiết, nội dung, thời hạn thực hiện trước khi triển
khai nhằm tạo sự đồng thuận và huy động nhân dân tham gia thực hiện nhằm bảo đảm
yêu cầu chống dịch đồng thời ổn định đời sống xã hội.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu
trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống dịch trên địa bàn, thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả phương châm 4 tại chỗ, các chỉ đạo về phòng, chống dịch
Covid-19 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban
Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
b) Chỉ đạo các cấp chính quyền, cơ
quan nắm sát tình hình, chủ động cập nhật thông tin dịch tễ cơ bản như quy định
tại Mục II.1 để làm căn cứ cho việc
đánh giá nguy cơ và dự báo tình hình dịch trên địa bàn và cả nước.
c) Tổ chức thực hiện nghiêm các biện
pháp phòng chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ được nêu ở trên. Căn cứ
tình hình thực tế, quy định tại Quy định này và các thông
tin, dự báo liên quan để quyết định các biện pháp bổ sung hoặc ở mức cao hơn, mạnh
hơn nhằm kiểm soát dịch bệnh và thực hiện mục tiêu kép.
d) Trường hợp áp dụng các giải pháp ảnh
hưởng tới giao thương hàng hóa, đi lại của người dân với các tỉnh lân cận phải
chủ động thông báo để Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên
quan biết, phối hợp. Trường hợp áp dụng các biện pháp ở
mức “Nguy cơ rất cao” trên phạm vi toàn tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các địa phương,
bộ ngành liên quan phối hợp.
đ) Có phương án đảm bảo đủ lương thực,
thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực phong tỏa, khu vực ở
mức ”Nguy cơ rất cao”.
2. Bộ Y tế
a) Căn cứ tình hình dịch trên thế giới,
trong nước và trên địa bàn từng tỉnh kịp thời khuyến cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh có sự chuẩn bị để chủ động ứng phó có hiệu quả.
b) Bám sát tình hình tại các địa phương và trường hợp các tỉnh có đề
nghị áp dụng mức độ cao nhất trên quy mô toàn tỉnh thì
báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo phù hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên
quan. Trường hợp nhận thấy cần áp dụng mức “Nguy cơ rất cao” trên địa bàn toàn
tỉnh mà tỉnh chưa có báo cáo thì
Bộ Y tế chủ động bàn với tỉnh để báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
c) Chủ động báo cáo, đề xuất với Ban
chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ phương án áp dụng
mức “Nguy cơ cao” hoặc mức “Nguy cơ rất cao” trên phạm vi toàn quốc.
d) Phối hợp, huy động các Bộ, ngành,
cơ quan Trung ương, các thành viên các tổ công tác thực hiện việc cập nhật,
tích hợp, xác định mức nguy cơ của từng địa phương, báo cáo Ban chỉ đạo Quốc
gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế. Phối hợp chặt
chẽ với cơ quan liên quan để tổ chức triển khai hoạt động
và thu thập thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 kịp thời, hiệu quả.
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương
chỉ đạo Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống dịch Covid-19 (thuộc Ban chỉ đạo
Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) xây dựng, quản lý, được công khai trên địa
chỉ antoancovid.vn.
đ) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quy định này; kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch
Covid-19, Thủ tướng Chính phủ biểu dương các tổ chức, cá
nhân thực hiện tốt và xử lý tổ chức, cá nhân không nghiêm túc thực hiện; kiến
nghị sửa đổi, bổ sung Quy định này cho phù hợp với diễn biến tình hình.
3. Bộ Thông tin
và Truyền thông
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan cung
cấp kịp thời, thường xuyên dữ liệu tổng hợp về di biến động, địa chỉ số, bản đồ số phục vụ việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh.
b) Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các phần
mềm, giải pháp công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu
phòng, chống dịch như các giải pháp giám sát, cách ly,
khai báo sức khoẻ, quản lý xét nghiệm...đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
4. Bộ Khoa học và
Công nghệ
Phối hợp với Bộ Y tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội và các đơn vị có liên quan huy động các nhà khoa học, các
thành viên của Đề án Hệ Tri thức Việt số hoá và đội ngũ tình nguyện
viên tham gia phối hợp với các địa phương để triển khai,
đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh.
5. Các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan theo chức
năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Quy định
này.
Trên đây là nội dung Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp tương ứng trong
phòng, chống dịch COVID-19. Trên cơ sở hướng dẫn này và diễn biến thực tế tình
hình dịch bệnh trên địa bàn, chính quyền các cấp xem xét, quyết định mức độ
nguy cơ phù hợp để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tương ứng. Quy định
này sẽ được cập nhật, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế
trong công tác phòng, chống dịch.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
có các khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để
được hướng dẫn, giải quyết.