ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 267/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày 02 tháng 02 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Theo Quyết định số
1600/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020.
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, thôn tại Tờ trình số 01/TTr-SNN
ngày 02 tháng 01 năm 2018, đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 111/TTr-SKHĐT ngày 26
tháng 01 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện phát triển đàn bò sữa
năm 2017, với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô lớn
theo phương thức hộ gia đình, nhóm hộ kết hợp với chăn nuôi công nghiệp ứng dụng
kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực
phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập của người nông dân.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các hình thức liên kết
theo chuỗi giá trị, chuyển giao kỹ thuật, hợp tác cung ứng
thức ăn, tiêu thụ và chế biến sữa; Thu hút các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi bò
sữa công nghiệp và chế biến sữa trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu đến cuối năm 2018 toàn tỉnh có 6.000 bò sữa, trong đó: Các hộ dân là 4.000 con, cụ thể: Huyện
Duy Tiên 2.530 con, Lý Nhân 929 con, Kim Bảng
431 con, Thanh Liêm 110 con; đàn bò tại các doanh nghiệp
là 2.000 con; Sản lượng sữa ước đạt 12 triệu lít với doanh thu khoảng 156 tỷ đồng.
II. YÊU CẦU:
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi
để thu hút các hộ nông dân đầu tư xây dựng trang trại nuôi bò sữa tại 282 vị
trí còn trống trong các khu chăn nuôi tập trung; Khuyến
khích các hộ đang chăn nuôi tại 11 khu chăn nuôi tập trung tăng quy mô đàn bò sữa
từ 30-40 con/trại; Tiếp tục khảo sát các địa điểm mới để quy hoạch phát triển
bò sữa, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư.
- Phát triển chăn nuôi bò sữa từng bước
đi vào ổn định bền vững, kiểm soát dịch bệnh, nhân nhanh đàn bò sữa hiện có và
đồng thời sản xuất thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh môi trường;
- Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp
tác trong chăn nuôi bò sữa, cung ứng thức ăn, tiêu thụ sản phẩm sữa và chế biến
sữa.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1. Kế hoạch phát triển đàn bò sữa
năm 2018:
Kế hoạch phát triển bò sữa năm 2018
toàn tỉnh có 6.000 bò sữa, trong đó: Của hộ dân là 4.000 con, cụ thể: Huyện
Duy Tiên 2.530 con, Lý Nhân 929 con, Kim Bảng 431 con, Thanh Liêm 110 con;
đàn bò tại các doanh nghiệp là 2.000 con.
+ Dự kiến số bê cái sinh ra: 1.582
con (của dân 966 con; các doanh nghiệp 615 con).
+ Số bò sữa cần phải mua mới ngoài tỉnh:
1.577 con, trong đó: 78 hộ dân (10 hộ nuôi mới và 68 hộ đang chăn nuôi)
mua 372 con (Huyện Duy Tiên 110 con, Lý Nhân 130 con, Kim Bảng 62 con, Thanh
Liêm 70 con); các doanh nghiệp mua khoảng 1.205 con.
+ Số bò loại thải trong năm 2018 dự
kiến khoảng: 229 con (khoảng 5%).
2. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi bò sữa tập trung:
- Các địa phương xây dựng kế hoạch
chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
- Khuyến khích thu hút nông dân đầu
tư xây dựng trang trại nuôi bò sữa tại 282 vị trí còn trống và mở rộng tăng quy
mô đàn trong các khu quy hoạch.
3. Kế hoạch phát triển vùng nguyên
liệu làm thức ăn cho bò sữa:
Năm 2018, quy hoạch khoảng 420 ha đất
để trồng cỏ, cụ thể: Của hộ dân 292 ha (huyện Duy Tiên 171 ha, huyện Lý Nhân
76 ha, huyện Kim Bảng 35 ha, huyện Thanh Liêm 10 ha); các doanh nghiệp 128
ha.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN:
1. Giải pháp về hoàn thiện hạ tầng
kỹ thuật các khu chăn nuôi bò sữa tập trung: Hoàn thiện
xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, đường điện, nước
sạch cho 04 khu quy hoạch gồm các xã Nguyên Lý, Nhân Đạo, Hòa Hậu huyện Lý Nhân
và vận động các hộ dân chăn nuôi tại các khu quy hoạch.
2. Giải pháp vùng nguyên liệu thức
ăn cho bò sữa: Các địa phương xây dựng Quy hoạch chi
tiết 292 ha đất để trồng cây thức ăn cho bò sữa của các hộ
chăn nuôi, cụ thể: Huyện Duy Tiên 171 ha,
huyện Lý Nhân 76 ha, huyện Kim Bảng 35 ha, huyện Thanh Liêm 10 ha.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ:
3.1. Quản lý, nhân giống bò sữa:
- Về công tác quản
lý: Hỗ trợ đeo thẻ tai bổ sung cho số bò sữa mua mới và những
con bò bị mất số tai để quản lý, theo dõi, giám sát tình hình phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh.
- Về nhân giống: Tỉnh hỗ trợ tinh bò
sữa cao sản, dụng cụ thụ tinh nhân tạo và vật tư bảo quản kèm theo để tổ chức
phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sữa
của các hộ dân. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lựa chọn chủng
loại và đưa ra các tiêu chuẩn cần đáp ứng của tinh bò, dụng cụ thụ tinh nhân tạo
và vật tư kèm theo để phục vụ công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu đảm bảo có hiệu
quả nhất.
3.2. Về phòng chống dịch bệnh: Hỗ trợ
100% kinh phí tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng 02 lần/năm (Vụ Xuân vào tháng
3-4, vụ Thu vào tháng 9-10) cho bò và bê trong diện phải tiêm phòng.
3.3. Về đào tạo tập huấn: Tổ chức 02
lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật phối giống và điều trị bệnh cho bò sữa; 04 lớp tập huấn cho nông dân tại các cụm xã (huyện Duy Tiên 02 lớp, Lý Nhân, Thanh Liêm 01 lớp, Kim Bảng 01 lớp) về quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa.
4. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm: Phối hợp với các nhà máy chế biến
sữa hợp đồng thu mua 100% sữa tươi đạt tiêu chuẩn; hỗ trợ
cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thêm các điểm các điểm thu mua sữa.
- Đa dạng hóa các hình thức chế biến,
tiêu thụ sữa phục vụ cho du lịch và đời sống; hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các mô hình
chế biến sữa quy mô vừa và nhỏ.
5. Giải pháp xử lý môi trường: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hướng dẫn hộ chăn nuôi
xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng mẫu thiết kế,
phù hợp với chăn nuôi bò sữa để đảm bảo vệ sinh môi trường;
tổ chức nghiệm thu kịp thời.
6. Giải pháp, cơ chế chính sách:
6.1. Giải pháp hỗ trợ xây dựng hạ tầng,
mua máy thái cỏ và xử lý chất thải:
a) Hỗ trợ xây dựng hạ tầng:
- Về đường giao thông: Dự kiến hỗ trợ
xây dựng 4 km đường giao thông cho 4 khu chăn nuôi bò sữa tập trung (xã Nhân
Đạo, Hòa Hậu, Nguyên Lý huyện Lý Nhân và xã Liêm Túc huyện Thanh Liêm);
Kinh phí hỗ trợ khoảng 1.400 triệu đồng.
- Về nước sạch: Hỗ trợ làm 2km đường ống
cấp nước sạch tại 02 khu chăn nuôi tập trung (xã Nhân Đạo, Hòa Hậu huyện Lý
Nhân); Kinh phí hỗ trợ khoảng 859,6 triệu đồng.
- Về hệ thống điện: Tỉnh giao trách
nhiệm ngành điện xây dựng đường trục khu trang trại chăn nuôi tập trung xã Nhân
Đạo, Hòa Hậu huyện Lý Nhân để hộ nông dân có điện sản xuất
theo tiến độ.
b) Hỗ trợ mua máy thái cỏ, xử lý chất
thải
- Về hỗ trợ mua máy thái cỏ: Dự kiến
hỗ trợ mua mới 30 máy thái cỏ hoặc máy vắt sữa với kinh phí khoảng 90 triệu đồng.
- Về xử lý môi trường: Dự kiến hỗ trợ xây dựng 30 hệ thống xử lý chất thải với kinh phí hỗ trợ khoảng 300
triệu đồng.
c) Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu
tư.
6.2. Giải pháp về vốn:
- Huy động tối đa nguồn vốn tự có của
các hộ chăn nuôi để xây dựng chuồng trại, mua trang thiết bị và 30% giá trị mua
bò giống; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Nam
cho các hộ vay 70% số tiền mua bò giống với mức lãi suất ưu đãi theo từng thời
điểm, không thu phí và thủ tục đơn giản nhất.
- Hỗ trợ lãi suất cho hộ chăn nuôi
mua mới 300 con bò sữa với kinh phí khoảng 1.500 triệu đồng.
6.3 Giải pháp về chế biến thức ăn và
tiêu thụ sản phẩm:
- Về hỗ trợ mua dây truyền sản xuất
thức ăn hỗn hợp: Dự kiến hỗ trợ mua mới 01 tổ hợp dây truyền sản xuất thức ăn hỗn
hợp TMR với kinh phí khoảng 500 triệu đồng.
- Về hỗ trợ mua thiết bị bảo quản sữa
khép kín: Hỗ trợ 03 bồn Cif cho 03 trạm thu mua sữa với kinh phí khoảng 1.500
triệu đồng.
- Về hỗ trợ mua máy chế biến sữa vừa
và nhỏ: Hỗ trợ mua mới 03 máy chế biến sữa với kinh phí hỗ trợ khoảng 600 triệu
đồng.
- Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
6.4 Giải pháp quản lý, nhân giống và
phòng chống dịch bệnh bò sữa:
- Về hỗ trợ dụng cụ thụ tinh: Hỗ trợ mua
05 bộ dụng cụ thụ tinh nhân tạo cho 05 địa phương để phục vụ công tác phối giống
thụ tinh nhân tạo cho đàn bò (mỗi địa phương 01 bộ do Ủy ban nhân dân xã quản
lý);
- Về hỗ trợ tinh bò cao sản, ni tơ lỏng và các vật tư kèm theo cho các hộ chăn nuôi bò sữa: Dự kiến
hỗ trợ 8.960 liều tinh bò sữa Holstein Friesian (HF), Ni
tơ lỏng và các vật tư kèm theo để phối giống cho 2.800 con bò sữa có chửa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo thông qua dẫn tinh viên cơ sở;
- Hỗ trợ 100% kinh phí đeo thẻ tai
cho 1.500 con bò, bê sữa để quản lý đàn bò; hỗ trợ kinh
phí tiêu độc khử trùng cho các hộ chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh.
6.5 Giải pháp đào tạo, tập huấn:
- Về đào tạo, tập huấn cho các hộ
chăn nuôi: Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ thuật về chăn nuôi bò sữa
cho khoảng 200 lượt người nông dân tham gia;
- Về đào tạo, tập huấn cho các kỹ thuật
viên: Tổ chức tập huấn nâng cao cho các kỹ thuật viên chuyên sâu về điều trị bệnh,
thụ tinh nhân tạo cho bò sữa.
6.6 Giải pháp phát triển đàn bò sữa tại các doanh nghiệp: Doanh nghiệp có dự án đầu tư chăn nuôi bò sữa được chấp thuận đầu tư thì được
hỗ trợ ưu đãi và thỏa mãn các điều kiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
ngày 19/12/2013 của Chính phủ và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh thì được hỗ
trợ ưu đãi theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.
V. DỰ KIẾN KINH
PHÍ THỰC HIỆN: 112.333,469 (Một trăm mười hai tỷ ba trăm ba mươi ba triệu bốn trăm sáu mươi
chín nghìn đồng), trong đó:
- Vốn đầu tư của dân, doanh nghiệp:
|
104.408,120
triệu đồng.
|
- Kinh phí nhà nước hỗ trợ:
|
7.925,349
triệu đồng, trong đó:
|
+ Hạ tầng, máy thái cỏ/vắt sữa, môi
trường:
|
2.649,680
triệu đồng.
|
+ Hỗ trợ lãi suất mua bò giống:
|
1.500,000 triệu đồng.
|
+ Hỗ trợ chế biến thức ăn, chế
biến sữa:
|
2.600,000
triệu đồng.
|
+ Hỗ trợ phối giống, thiết bị, thẻ
tai, giám sát dịch bệnh:
|
962,719
triệu đồng.
|
+ Đào tạo tập huấn, sơ kết:
|
212,950
triệu đồng.
|
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển
chăn nuôi bò sữa của tỉnh năm 2018.
- Thống nhất vị trí chi tiết cần chuyển
đổi mục đích sử dụng đất để trồng cỏ tại các xã; Hướng dẫn, đôn đốc các địa
phương tổ chức thực hiện Kế hoạch, nghiệm thu, thẩm định và đề nghị hỗ trợ cho
người chăn nuôi.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật
chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa cho nông dân, quản lý hệ thống thụ
tinh nhân tạo, xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu
quả theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư và lồng ghép các chương
trình dự án để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí
nguồn vốn đầu tư và lồng ghép các chương trình dự án để thực hiện Kế hoạch; Hướng
dẫn các thủ tục và thực hiện cấp phát kinh phí hỗ trợ theo quy định; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám
sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển
chăn nuôi bò sữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống bò sữa, giống cỏ.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các địa phương thủ tục
hợp đồng thuê đất, giao đất, dồn đổi diện tích đất trồng lúa, màu sang chuyên
canh trồng cỏ, trồng ngô cung cấp thức ăn cho bò sữa; kiểm
tra giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại các khu chăn
nuôi bò sữa tập trung.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên
quan tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân: Các chính sách pháp luật của
Nhà nước về chăn nuôi, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi bò sữa; các cơ chế,
chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích các hộ nông dân đầu tư vào chăn nuôi.
7. Sở Công thương: Tăng công tác cường xúc tiến thương mại, thông tin về thị trường tiêu
thụ sữa trong nước và xuất khẩu. Triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ
trợ theo hướng tăng cường mối liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp
và người chăn nuôi bò sữa nhằm làm tăng giá trị sữa thông qua chế biến.
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh: Tạo điều kiện cho các hộ mua bò
vay vốn bằng 70% số tiền mua bò sữa với lãi suất ưu đãi; thời hạn cho vay theo
khả năng hoàn vốn của dự án, thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
9. Ủy ban nhân dân các huyện: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát
triển chăn nuôi bò sữa của địa phương năm 2018 phù hợp với định hướng phát triển
chăn nuôi của địa phương và phù hợp với kế hoạch chung của
tỉnh
10. Ủy ban nhân dân các xã: Tổ chức phổ biến, công khai kế hoạch phát triển chăn nuôi trong đó có
kế hoạch tăng đàn, phát triển vùng nguyên liệu của địa phương; đồng thời kịp thời
báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
11. Hộ nông dân: Tự nguyện, chịu trách nhiệm, trực tiếp lựa chọn và
quyết định mua bò, chăm sóc nuôi dưỡng bò theo quy trình sản xuất thực phẩm sạch;
Lập dự án vay vốn mua bò, thuê đất để xây dựng chuồng trại và trồng cỏ, ngô.
12. Doanh nghiệp: Thực hiện việc xin cấp phép đầu tư dự án theo trình tự thủ tục quy định;
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, vay vốn, thuê đất... theo quy định; đảm
bảo vệ sinh môi trường, chấp hành nghiêm các quy định quản lý về chăn nuôi bò sữa
cửa tỉnh và pháp luật của nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài
nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Thông tin và Truyền
thông, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nam; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã quy hoạch chăn nuôi
bò sữa và Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh;
- Như điều 2;
- Lưu VT, NN.
C-NN/2018
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Minh Hiến
|