Quyết định 266/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Phương án thực hiện Thông tư 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập tỉnh An Giang

Số hiệu 266/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/02/2012
Ngày có hiệu lực 21/02/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Hồ Việt Hiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 266/QĐ-UBND

An Giang, ngày 21 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN THÔNG TƯ 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2009 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, BỘ NỘI VỤ VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm 2009 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 12/TTr-SGDĐT ngày 17 tháng 01 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án triển khai, thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (gọi tắt là Thông tư 07) về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập với những nội dung như sau:

I. Yêu cầu, nguyên tắc triển khai, tổ chức thực hiện

1. Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ quản lý, giáo viên các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Làm cho cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức được đây là sự đổi mới công tác quản lý trường học có ý nghĩa quan trọng, cần thiết, góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng, bên cạnh đòi hỏi năng lực quản lý, điều hành và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý trường học phải được nâng lên tương xứng;

2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quản lý ngành và phù hợp với quy định của Trung ương;

3. Giữ vững sự ổn định, tạo được sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả giáo dục ở địa phương.

II. Nội dung hướng dẫn triển khai thực hiện

1. Phạm vi điều chỉnh:

Hướng dẫn việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Cơ sở giáo dục mầm non;

b) Cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Trường trung cấp chuyên nghiệp;

d) Trung tâm giáo dục thường xuyên;

đ) Trường chuyên biệt.

3. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế:

a) Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ:

- Xác định nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện: Như quy định tại khoản 1, Điều 3, Thông tư 07.

- Hoạt động liên doanh, liên kết: Theo quy định khoản 2, Điều 3, Thông tư 07 và có ràng buộc thêm: “Được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền”.

- Hợp tác quốc tế: Như điểm b, khoản 2, Điều 3, Thông tư 07 và ràng buộc thêm: “Được sự thống nhất của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền”.

b) Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy:

Thực hiện như quy định tại Điều 4, Thông tư 07.

[...]