Quyết định 2642/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề án Đánh giá năng lực cạnh tranh của Chính quyền địa phương và Sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 2642/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/07/2021
Ngày có hiệu lực 28/07/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2642/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 28 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(DDCI - Department and District Competitiveness Index)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 608/TTr-SKHCN ngày 8/7/2021,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án Đánh giá năng lực cạnh tranh của Chính quyền địa phương và Sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2025 (DDCI - Department and District Competitiveness Index).

(Kèm theo đề án chi tiết)

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án hiệu quả.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT VX UBND tỉnh;
- CVP, PCVP VX UBND tỉnh;
- CV: KGVX (Toàn);
- Lưu: VT - UB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đình Long

 

ĐỀ ÁN

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(DDCI - Department and District Competitiveness Index).
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết

Một trong những sáng kiến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là xây dựng, áp dụng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của chính quyền địa phương và Sở, ban, ngành (DDCI).

DDCI (viết tắt Department and District Competitiveness Index) là Bộ chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp Sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh; Khảo sát DDCI trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của những lĩnh vực được khảo sát. Các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát DDCI là thể hiện vai trò giám sát hệ thống chính quyền về thái độ, chất lượng dịch vụ hành chính công của các địa phương.

Từ năm 2013, nhiều tỉnh, thành đã tiến hành khảo sát, đánh giá Sở, ban, ngành và địa phương cấp huyện bằng nhiều mô hình khác nhau như: Khảo sát độc lập của Đà Nng (2013); điều tra doanh nghiệp về năng lực cạnh tranh của Hà Nội (2013); M.Score chấm điểm chính quyền qua điện thoại tại Quảng Trị (2014)... Cùng với đó, nhiều tỉnh, thành cũng triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh của các Sở, ban, ngành và địa phương; DDCI lần đầu hình thành và đi vào thực tiễn từ năm 2013 tại tỉnh Lào Cai với điều tra đánh giá về các huyện, thị xã, đến năm 2014 có thêm tỉnh Vĩnh Phúc và Kiên Giang thực hiện mở rộng ra cả cấp Sở, ngành.

Năm 2015, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương quyết liệt nhất cả nước triển khai dự án, nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số DDCI và khảo sát thí điểm tại một số sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh; từ năm 2016 đến nay, đánh giá DDCI trở thành hoạt động thường niên của tỉnh...

Theo thống kê sơ bộ, đến nay có hơn 30 tỉnh, thành phố đã hoặc đang triển khai đánh giá Chỉ số DDCI. Điển hình một số tỉnh công bố các bộ chỉ số đánh giá như sau:

Các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Thái Bình, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Bắc Kạn, Qung Ngãi, Hậu Giang...triển khai đánh giá với 8 CSTP: (1) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (2) Tính năng động của sở ban ngành và địa phương; (3) Chi phí thời gian; (4) Chi phí không chính thức; (5) Cạnh tranh bình đẳng; (6) Hỗ trợ doanh nghiệp; (7) Thiết chế pháp lý; (8) Vai trò người đứng đầu/ Tiếp cận đất đai.

Các tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nng, Đồng Tháp... xây dựng 9 CSTP: (1) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (2) Tính năng động; (3) Chi phí thời gian; (4) Chi phí không chính thức; (5) Cạnh tranh bình đẳng; (6) Hỗ trợ doanh nghiệp; (7) Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; (8) Vai trò người đứng đầu/ Tính ứng dụng công nghệ thông tin (chính quyền điện tử); (9) Tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất.

Các tỉnh/thành phố như Bạc Liêu, Hải Phòng, An Giang, Sơn La, Lào Cai... xây dựng từ 10 CSTP trở lên: (1) Gia nhập thị trường; (2) Tính minh bạch và ứng dụng công nghệ thông tin; (3) Tính năng động; (4) Chi phí thời gian; (5) Chi phí không chính thức; (6) Cạnh tranh bình đng; (7) Hỗ trợ doanh nghiệp; (8) Thiết chế pháp lý; (9) Tiếp cận đất đai; (10) Đào tạo lao động/ Vai trò người đứng đầu.

[...]