Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 2613/QĐ-UBND năm 2023 Chiến lược phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hưng Yên đến năm 2030

Số hiệu 2613/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/12/2023
Ngày có hiệu lực 06/12/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Văn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2613/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 06 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20/11/2018;

Căn cứ Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 28/TTr-TTT ngày 21/11/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chiến lược phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hưng Yên đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, CVNCD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Quốc Văn

 

CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 2613/QĐ-UBND ngày 06/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. BỐI CẢNH

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của UBND tỉnh; phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã xây dựng được một nền tảng kinh tế - xã hội đồng bộ, diện mạo có sự chuyển biến tích cực, toàn diện và sâu sắc. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như: Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 14/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới”; Chỉ thị số 42-KH/CT ngày 25/12/2022 của Tỉnh ủy về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo Luật PCTN 2018; Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 19/9/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 02/7/2021 về việc thực hiện Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 10/5/2021 của Chính phủ Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước”...Qua đó Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và "chống", có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đánh giá cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như: một số cơ quan, đơn vị chưa có sự chuyển biến rõ nét trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; tham nhũng, tiêu cực còn diễn ra trên một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, tín dụng, ngân hàng... và các lĩnh vực thực thi pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, bất cập; việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực chưa đủ sức răn đe; tổ chức bộ máy còn chồng chéo, chưa tinh gọn, hoạt động chưa hiệu quả; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn hạn chế.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tiến hành mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; lấy phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách, đột phá; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa, phát hiện, xử lý và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự;

b) Gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố niềm tin của Nhân dân.

c) Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tốt về phòng, chống tham nhũng.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

[...]