Quyết định 26/2008/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu | 26/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 05/05/2008 |
Ngày có hiệu lực | 15/05/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Trần Minh Sanh |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2008/QĐ-UBND |
Vũng Tàu, ngày 05 tháng 5 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, Công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003; Nghị định số
121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004; Thông tư số
04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ về tuyển dụng, sử dụng và
quản lí cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số
645/TTr-SNV ngày 16 tháng 4 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này quy định thẩm quyền quản lí viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quy định gồm 03 chương, 12 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày kí và thay thế Quyết định số 10475/2004/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định thẩm quyền quản lí viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THẨM QUYỀN QUẢN LÍ VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về thẩm quyền quản lí đối với viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập (viết tắt là ĐVSN) thuộc tỉnh sau đây:
1. Đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
2. Đơn vị sự nghiệp do các cơ quan chuyên môn và tương đương cấp tỉnh quản lí (gọi chung là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở).
3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
4. Đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quản lí và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là ĐVSN trực thuộc huyện).
Điều 2. Phân loại đơn vị sự nghiệp
Các đơn vị sự nghiệp nêu tại Điều 1 của Quy định này được phân theo các loại sau:
1. Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ).
2. Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp).
3. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động (đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên).
Điều 3. Nguyên tắc quản lí viên chức
Các cơ quan có thẩm quyền quản lí viên chức được nêu tại Quy định này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Thực hiện đúng các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác quản líviên chức.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2008/QĐ-UBND |
Vũng Tàu, ngày 05 tháng 5 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, Công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003; Nghị định số
121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004; Thông tư số
04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ về tuyển dụng, sử dụng và
quản lí cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số
645/TTr-SNV ngày 16 tháng 4 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này quy định thẩm quyền quản lí viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quy định gồm 03 chương, 12 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày kí và thay thế Quyết định số 10475/2004/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định thẩm quyền quản lí viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THẨM QUYỀN QUẢN LÍ VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về thẩm quyền quản lí đối với viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập (viết tắt là ĐVSN) thuộc tỉnh sau đây:
1. Đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
2. Đơn vị sự nghiệp do các cơ quan chuyên môn và tương đương cấp tỉnh quản lí (gọi chung là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở).
3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
4. Đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quản lí và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là ĐVSN trực thuộc huyện).
Điều 2. Phân loại đơn vị sự nghiệp
Các đơn vị sự nghiệp nêu tại Điều 1 của Quy định này được phân theo các loại sau:
1. Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ).
2. Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp).
3. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động (đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên).
Điều 3. Nguyên tắc quản lí viên chức
Các cơ quan có thẩm quyền quản lí viên chức được nêu tại Quy định này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Thực hiện đúng các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác quản líviên chức.
2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ đồng thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền và cá nhân Thủ trưởng trong công tác quản lí viên chức.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lí đội ngũ viên chức của tỉnh đồng thời phân cấp cho Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thực hiện một số nội dung quản lí viên chức được nêu tại các điều khoản của chương II Quy định này.
Điều 4. Nội dung quản lí viên chức
Nội dung quản lí viên chức trong Quy định này, bao gồm:
1. Quy hoạch viên chức.
2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh lãnh đạo.
3. Đánh giá viên chức.
4. Tiếp nhận, điều động, biệt phái, luân chuyển, thuyên chuyển, phân công viên chức.
5. Tuyển dụng, kí hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch viên chức.
6. Xếp lương, nâng bậc lương (bao gồm nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu), nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại viên chức.
7. Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc; chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
8. Kỉ luật viên chức.
9. Quản lí hồ sơ viên chức.
Điều 5. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Quy hoạch viên chức
Phê duyệt đề án quy hoạch chức danh lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp theo thẩm quyền.
2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
a) Quyết định đối với các chức danh Trưởng, Phó đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
b) Quyết định đối với các chức danh Trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
3. Tiếp nhận, điều động, biệt phái, luân chuyển viên chức
a) Quyết định tiếp nhận các chức danh lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, đoàn thể đến làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh sau khi có quyết định điều động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
b) Quyết định tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương đến làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.
c) Quyết định điều động, biệt phái, luân chuyển các chức danh Trưởng, Phó đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí; các chức danh Trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí và viên chức giữ ngạch tương đương chuyên viên cao cấp.
4. Xếp lương, nâng bậc lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại viên chức.
a) Xếp lương:
- Quyết định đối với chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí (trừ các trường hợp giữ ngạch tương đương chuyên viên cao cấp).
- Đề nghị Bộ Nội vụ quyết định xếp lương đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh giữ ngạch tương đương chuyên viên cao cấp.
b) Nâng bậc lương:
- Quyết định đối với các chức danh sau:
+ Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
+ Viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh giữ ngạch tương đương chuyên viên cao cấp.
- Riêng nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu đối với viên chức giữ ngạch tương đương chuyên viên cao cấp, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
c) Nâng ngạch viên chức:
Quyết định nâng ngạch tương đương chuyên viên chính theo văn bản quy định của Bộ, ngành Trung ương hoặc sau khi có quyết định công nhận kết quả thi nâng ngạch của cơ quan có thẩm quyền.
d) Chuyển ngạch viên chức:
- Quyết định chuyển ngạch đối với chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
- Đề nghị Bộ, ngành Trung ương có liên quan quyết định chuyển sang ngạch tương đương chuyên viên cao cấp đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.
đ) Chuyển loại viên chức:
Phê duyệt kết quả chuyển loại viện chức từ loại B sang loại A (A0, A1), từ loại C sang loại B hoặc loại A (A0, A1).
5. Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc
Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc đối với các chức danh sau:
a) Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí; Trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; Trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
b) Viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh giữ ngạch tương đương chuyên viên cao cấp.
6. Kỉ luật viên chức
Quyết định tất cả các hình thức kỉ luật đối với các chức danh sau:
a) Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí; Trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; Trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
b) Viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh giữ ngạch tương đương chuyên viên cao cấp.
Điều 6. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Đánh giá viên chức
Trực tiếp đánh giá chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.
2. Tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển viên chức
Quyết định tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển viên chức giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ các chức danh lãnh đạo nêu tại khoản 3 Điều 5 của Quy định này), cụ thể như sau:
a) Điều động viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh đến làm việc tại các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.
b) Tiếp nhận và điều động cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị Trung ương và ngoài tỉnh đến làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.
c) Thuyên chuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh có trình độ sau đại học đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị Trung ương và ngoài tỉnh.
3. Tuyển dụng viên chức, ký hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc.
a) Tuyển dụng viên chức
- Quyết định phê duyệt phương án tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
- Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động do đơn vị tự quyết định).
b) Kí hợp đồng làm việc đối với chức danh Trưởng, Phó đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lísau khi có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí sau khi có quyết định miễn nhiệm, cho thôi việc hoặc kỉ luật với hình thức cách chức.
4. Xếp lương, chuyển ngạch viên chức
Quyết định xếp đương, chuyển ngạch đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh giữ ngạch tương đương chuyên viên chính (trừ chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí).
5. Quản lí hồ sơ viên chức
Quản lí hồ sơ viên chức giữ các chức danh lãnh đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở lên.
Điều 7. Thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp do Ủy ban
nhân dân tỉnh quản lí
1. Quy hoạch viên chức
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch các chức danh lãnh đạo của đơn vị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phê duyệt quy hoạch chức danh lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo phân cấp.
2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh sau:
a) Kế toán trưởng của đơn vị.
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn và tương đương của đơn vị.
c) Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
d) Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
3. Đánh giá viên chức
Trực tiếp đánh giá đối với các chức danh sau:
a) Viên chức của đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
b) Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
4. Tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển, phân công viên chức
a) Quyết định tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển viên chức giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ các chức danh lãnh đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm), cụ thể như sau:
- Tiếp nhận viên chức các đơn vị sự nghiệp, viên chức các công ti nhà nước, cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh; cán bộ, công chức các cơ quan Đáng, đoàn thể thuộc tỉnh đến làm việc tại đơn vị và tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
- Điều động, luân chuyển viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, viên chức từ Phòng chuyên môn và tương đương này sang Phòng chuyên môn và tương đương khác của đơn vị.
- Biệt phái viên chức của đơn vị và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến làm việc có thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh (trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tự bảo đảm chi phí hoạt động do đơn vị tự quyết định).
- Thuyên chuyển viên chức của đơn vị và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến công tác tại các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh; các cơ quan, đơn vị Trung ương và ngoài tỉnh (trừ thuyên chuyển viên chức có trình độ sau đại học đến công tác tại các cơ quan, đơn vị Trung ương và ngoài tỉnh thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Phân công viên chức ngạch trên, cùng ngạch hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn và tương đương của đơn vị hướng dẫn viên chức thực hiện chế độ thử việc tại phòng chuyên môn và tương đương đó.
5. Tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch viên chức
a) Tuyển dụng viên chức:
- Xây dựng và đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt phương án tuyển dụng; công nhận kết quả tuyển dụng viên chức của đơn vị (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động do đơn vị tự quyết định).
- Tổ chức tuyển dụng viên chức vào làm việc tại đơn vị theo phương án tuyển dụng đã được phê duyệt.
- Quyết định tuyển dụng viên chức vào làm việc tại đơn vị sau khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng.
- Thẩm định và đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt phương án tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động do đơn vị tự quyết định).
- Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo phương án tuyển dụng đã được phê duyệt.
b) Kí hợp đồng làm việc đối với các chức danh sau:
- Viên chức của đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
- Trưởng, Phó, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
c) Bổ nhiệm vào ngạch viên chức:
Quyết định bổ nhiệm vào ngạch tương đương chuyên viên trở xuống đối với viên chức trong đơn vị sau khi hoàn thành chế độ thử việc theo quy định.
6. Nâng bậc lương, chuyển ngạch, chuyển loại viên chức
a) Quyết định nâng bậc tương đối với các chức danh sau đây giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống:
- Viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
- Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
b) Quyết định chuyển ngạch đối với viên chức trong đơn vị giữ ngạch tương đương chuyên viên trở xuống (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
c) Chuyển loại viên chức:
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) phê duyệt kết quả chuyển loại viên chức trong đơn vị từ loại B sang loại A (A0, A1), từ loại C sang loại B hoặc loại A (A0, A1).
- Quyết định chuyển loại viên chức trong đơn vị từ loại B sang loại A (A0, A1, từ lại C sang loại B hoặc lại A (A0 A1 sau khi có quyết định phê duyệt kết quả chuyển lại viên chức của Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Xem xét và trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) phê duyệt kết quả chuyển loại viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc từ loại B sang loại A (A0, A1), từ loại C sang loại B hoặc loại A (A0, A1).
7. Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc; chấm dứt hợp đồng làm việc
a) Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc đối với viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị) và chức danh Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống.
b) Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với các chức danh sau:
- Viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
- Trưởng, Phó, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi có quyết định miễn nhiệm, cho thôi việc hoặc kỉ luật với hình thức cách chức.
8. Kỉ luật viên chức
Quyết định tất cả các hình thức kỉ luật đối với các chức danh sau đây giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống:
a) Viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
b) Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
c) Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
9. Quản lí hồ sơ viên chức
- Quản lí hồ sơ viên chức của đơn vị và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên trở xuống (trừ các chức danh lãnh đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm).
- Đối với Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, ngoài các thẩm quyền nêu trên, có thêm thẩm quyền phê duyệt phương án tuyển dụng, công nhận kết quả tuyển dụng viên chức của đơn vị.
Điều 8. Thẩm quyền của Thủ trưởng các Sở
1. Quy hoạch viên chức
Phê duyệt quy hoạch chức danh lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo phân cấp.
2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm tại, miễn nhiệm các chức danh sau:
a) Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
b) Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
3. Đánh giá viên chức
Trực tiếp đánh giá đối với chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
4. Tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển viên chức
Quyết định tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển viên chức giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ các chức danh lãnh đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm), cụ thể như sau:
a) Tiếp nhận viên chức các đơn vị sự nghiệp, viên chức các công ti nhà nước, cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh; cán bộ, công chức các cơ quan Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh đến làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
b) Điều động, luân chuyển viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
c) Biệt phái viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến làm việc có thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động do đơn vị tự quyết định).
d) Thuyên chuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến công tác tại các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh; các cơ quan, đơn vị Trung ương và ngoài tỉnh (trừ thuyên chuyển viên chức có trình độ sau đại học đến công tác tại các cơ quan, đơn vị Trung ương và ngoài tỉnh thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ).
5. Tuyển dụng, kí hợp đồng làm việc
a) Tuyển dụng viên chức:
- Thẩm định và đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt phương án tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động do đơn vị tự quyết định).
- Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo phương án tuyển dụng đã được phê duyệt.
b) Ký hợp đồng làm việc đối với chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
6. Nâng bậc lương, chuyển loại viên chức
a) Quyết định nâng bậc lương đối với chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống.
b) Xem xét và trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) phê duyệt kết quả chuyển loại viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc từ loại B sang loại A (A0, A1), từ loại C sang loại B hoặc loại A (A0, A1).
7. Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc; chấm dứt hợp đồng làm việc
a) Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc đối với chức danh Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống.
b) Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi có quyết định miễn nhiệm, cho thôi việc hoặc kỷ luật với hình thức cách chức.
8. Kỷ luật viên chức
Quyết định tất cả các hình thức kỉ luật đối với chức danh Phó, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống.
9. Quản lí hồ sơ viên chức
Quản lí hồ sơ viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên trở xuống (trừ chức danh Trưởng đơn vị).
Điều 9. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Quy hoạch viên chức
Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với các chức danh sau:
a) Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
b) Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
3. Đánh giá viên chức
Trực tiếp đánh giá đối với chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
4. Tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển viên chức
Quyết định tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển viên chức giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ các chức danh lãnh đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm), cụ thể như sau:
a) Tiếp nhận viên chức các đơn vị sự nghiệp , viên chức các Công ty nhà nước, cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh; cán bộ, công chức các cơ quan Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh đến làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
b) Điều động, luân chuyển viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
c) Điều động cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn thuộc huyện đến làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
d) Điều động, luân chuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để bố trí chức danh cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn thuộc huyện.
đ) Biệt phái viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến làm việc có thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.
e) Thuyên chuyển viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến công tác tại các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Đảng, đoàn thể thuộc tỉnh; các cơ quan, đơn vị Trung ương và ngoài tỉnh (trừ thuyên chuyển viên chức có trình độ sau đại học đến công tác tại các cơ quan, đơn vị Trung ương và ngoài tỉnh thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ).
5. Tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch viên chức
a) Tuyển dụng viên chức:
- Thẩm định và đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt phương án tuyển dụng; công nhận kết quả tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
- Tổ chức việc tuyển dụng viên chức theo phương án tuyển dụng đã được phê duyệt (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
- Quyết định tuyển dụng viên chức sau khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng (trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
- Phê duyệt phương án tuyển dụng, công nhận kết quả tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tự bảo đảm chi phí hoạt động.
b) Kí hợp đồng làm việc đối với chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
c) Bổ nhiệm vào ngạch viên chức:
Quyết định bổ nhiệm vào ngạch tương đương chuyên viên trở xuống đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi hoàn thành chế độ thử việc.
6. Nâng bậc lương, chuyển ngạch, chuyển loại viên chức
a) Quyết định nâng bậc lương đối với chức danh Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ các trường hợp giữ ngạch tương đương chuyên viên cao cấp); viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên chính.
b) Xem xét và trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) phê duyệt kết quả chuyển loại viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc từ loại B sang loại A (A0, A1), từ loại C sang loại B hoặc loại A (A0, A1).
c) Quyết định chuyển ngạch đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên trở xuống.
d) Quyết định chuyển loại viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc từ loại B sang loại A (A0, A1), từ loại C sang loại B hoặc loại A (A0, A1) sau khi có quyết định phê duyệt kết quả chuyển loại viên chức của Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc; chấm dứt hợp đồng làm việc
a) Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống.
b) Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau khi có quyết định miễn nhiệm, cho thôi việc hoặc kỷ luật với hình thức cách chức.
8. Kỷ luật viên chức
a) Quyết định tất cả các hình thức kỉ luật đối với chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống.
b) Quyết định các hình thức kỉ luật: hạ bậc lương, hạ ngạch, buộc thôi việc đối với viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống.
9. Quản lí hồ sơ viên chức
Quản lí hồ sơ viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc giữ ngạch tương đương chuyên viên trở xuống (kể cả chức danh lãnh đạo, Kế toán trưởng đơn vị).
1. Quy hoạch viên chức
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn và tương đương, Kế toán trưởng đơn vị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn và tương đương của đơn vị (trừ chức danh Kế toán trưởng của đơn vị).
3. Đánh giá viên chức
Trực tiếp đánh giá đối với viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
4. Phân công viên chức
a) Phân công, bố trí công tác đối với viên chức trong đơn vị.
b) Phân công viên chức ngạch trên, cùng ngạch hoặc lãnh đạo Phòng chuyên môn và tương đương của đơn vị hướng dẫn viên chức thực hiện chế độ thử việc tại Phòng chuyên môn và tương đương đó.
5. Tuyển dụng, kí hợp đồng làm việc
a) Tuyển dụng viên chức:
- Xây dựng phương án tuyển dụng trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp.
- Tổ chức tuyển dụng viên chức của đơn vị theo phương án tuyển dụng đã được phê duyệt.
- Quyết định tuyển dụng viên chức sau khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng.
b) Kí hợp đồng làm việc đối với viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng đơn vị).
6. Bổ nhiệm vào ngạch viên chức
Quyết định bổ nhiệm vào ngạch tương đương chuyên viên trở xuống đối với viên chức trong đơn vị sau khi hoàn thành chế độ thử việc.
7. Nâng bậc lương, chuyển ngạch, chuyển loại đối với viên chức
a) Quyết định nâng bậc lương đối với viên chức trong đơn vị giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
b) Quyết định chuyển ngạch đối với viên chức trong đơn vị giữ ngạch tương đương chuyên viên trở xuống.
c) Quyết định chuyển loại viên chức trong đơn vị từ loại B sang loại A (A0, A1), từ loại C sang loại B hoặc loại A (AO, A1) sau khi có quyết định phê duyệt kết quả chuyển loại viên chức của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc; chấm dứt hợp đồng làm việc.
a) Giải quyết chế độ, chính sách hưu trí, nghỉ việc đối với viên chức trong đơn vị giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ chức danh Trưởng, phó đơn vị).
b) Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức trong đơn vị giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng đơn vị).
9. Kỉ luật viên chức
Quyết định tất cả các hình thức kỉ luật đối với viên chức trong đơn vị giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng đơn vị).
Đối với Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, ngoài các thẩm quyền nêu trên, có thêm thẩm quyền phê duyệt phương án tuyển dụng viên chức của đơn vị, biệt phái viên chức của đơn vị đến làm việc có thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.
Điều 11. Thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc
huyện
1. Quy hoạch viên chức
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn và tương đương, Kế toán trưởng đơn vị sau khi được cấp có thẩm phê duyệt.
2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn và tương đương của đơn vị (trừ chức danh Kế toán trưởng đơn vị).
3. Đánh giá viên chức
Trực tiếp đánh giá đối với viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
4. Phân công viên chức
a) Phân công, bố trí công tác đối với viên chức trong đơn vị.
b) Phân công viên chức ngạch trên, cùng ngạch hoặc lãnh đạo Phòng chuyên môn và tương đương của đơn vị hướng dẫn viên chức thực hiện chế độ thử việc tại Phòng chuyên môn và tương đương đó.
5. Tuyển dụng, kí hợp đồng làm việc
a) Xây dựng phương án tuyển dụng viên chức của đơn vị trình Ủy ban nhân dân huyện.
b) Kí hợp đồng làm việc đối với viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng đơn vị).
b) Kí hợp đồng làm việc đối với viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng đơn vị).
6. Nâng bậc lương đối với viên chức
Quyết định nâng bậc lương đối với viên chức trong đơn vị giữ ngạch tương đương chuyên viên trở xuống (trừ chức danh Trưởng, Phó đơn vị).
7. Chấm dứt hợp đồng làm việc
Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức trong đơn vị (trừ chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng đơn vị).
8. Kỉ luật viên chức
Quyết định các hình thức kỉ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức đối với viên chức của đơn vị giữ ngạch tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ chức danh Trưởng, Phó, Kế toán trưởng đơn vị).
Điều 12. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
1. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm
a) Tổ chức hướng dẫn quy trình, thủ tục và các biểu mẫu có liên quan đến việc thực hiện các nội dung quản lí viên chức nêu tại Quy định này.
b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung quản lí viên chức.
c) Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp hủy bỏ hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hủy bỏ các quyết định liên quan đến các nội dung quản lí viên chức trái với Quy định này và các quy định khác có liên quan.
d) Thống kê và báo cáo tình hình về số lượng, chất lượng viên chức của tỉnh theo định kì cho Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Báo các các thông tin liên quan đến nội dung quản líviên chức theo yêu cầu đột xuất của Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Thủ trưởng các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm
a) Triển khai thực hiện Quy định này đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các phòng chuyên môn và tương đương có liên quan thuộc cơ quan, đơn vị mình.
b) Kiểm tra các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lí trong việc thực hiện các nội dung quản líviên chức theo Quy định này.
c) Theo định kì quý, 6 tháng, năm thống kê và báo cáo tình hình về số lượng và chất lượng viên chức thuộc quyền quản lí về cơ quan cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
d) Kịp thời gửi văn bản có liên quan đến nội dung quản lí viên chức về Sở Nội vụ, cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp để theo dõi và quản lí.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.