ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
26/2008/QĐ-UBND
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 01 tháng 4 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010.
Căn cứ Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân
dân thành phố về chính sách đầu tư hạ tầng nông nghiệp - nông thôn phục vụ
chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
1543/SNN-KHTC ngày 05 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt chương trình vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 2008 - 2010; Ý kiến của Sở Tài chính tại Văn bản
số 10568/STC-ĐTSC ngày 15 tháng 10 năm 2007 về kế hoạch
kinh phí thực hiện chương trình vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2008 -
2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010.
Điều 2.
Giao nhiệm vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các quận
- huyện, sở - ngành, Hội Liên hiệp
Phụ nữ thành phố và các đoàn thể
để triển khai thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn đã được phê
duyệt.
- Chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt
và Vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để triển
khai thực hiện, đảm bảo tiến độ, nhiệm vụ mục tiêu Chương trình.
- Phối hợp với Sở Tài chính kiểm
tra, đánh giá chất lượng công tác khảo sát, lập dự án vệ sinh môi trường nông
thôn (theo Văn bản số 4060/UBND-CNN ngày 16 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân
dân thành phố), nghiệm thu, quyết toán theo đúng quy định.
Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc
Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Bố trí kế hoạch vốn hàng năm
và cấp phát đủ kinh phí để thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn
theo tiến độ, hướng dẫn sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng thủ tục,
chế độ quy định.
- Chuyển ủy thác sang Quỹ Đầu tư
phát triển đô thị cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố cho hộ nông dân vay để xây
dựng nhà vệ sinh, hầm biogas là 20.000 triệu đồng.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ
ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố,
Thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện,
phường - xã - thị trấn vùng ngoại thành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- Thường trực UBND: CT, các PCT;
- Sở Công nghiệp,
- Sở Văn hóa và Thông tin;
- Viện Kinh tế;
- Hội Nông dân thành phố;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố;
- Thành Đoàn;
- UBND các quận, huyện: 2, 7, 8, 9, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình
Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ;
- VPHĐ-UB: PVP/KT, VX;
- Phòng CNN, VX, ĐT-MT, TH-KH;
- Lưu VT, (CNN/Đ) P.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Tín
|
CHƯƠNG TRÌNH
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN
2008 - 2010
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 26 /2008/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2008
của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. NHIỆM VỤ,
MỤC TIÊU VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
1. Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện
có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11
tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố nhằm khắc phục,
cải thiện tình trạng ô nhiễm, vệ sinh môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân ở khu vực nông thôn ngoại thành theo chiến lược phát triển kinh tế,
xã hội lâu dài của Thành phố. Nhiệm vụ chủ yếu:
- Phát huy nội lực
của toàn xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm để
thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển các dịch vụ vệ
sinh môi trường tại vùng nông thôn ngoại thành phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế, xã hội, tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn thành phố;
- Tổ chức thực hiện
có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ theo
Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND
ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân thành phố;
- Tổ chức các hoạt
động truyền thông để tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia;
- Tập huấn chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tham quan, học tập kinh nghiệm, xây dựng các mô
hình về vệ sinh môi trường…
- Nâng cao chất lượng
cuộc sống nhân dân qua các biện pháp quản lý nhà nước đối với việc quản lý nước
thải, chất thải trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là trong lĩnh vực
chăn nuôi; quản lý chất lượng nước các sông rạch khu vực nông thôn và vùng sản
xuất nông nghiệp; các giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức sản xuất
nông sản sạch, nhất là rau an toàn, ứng dụng mạnh tiêu chuẩn GAP trong sản xuất.
2. Mục tiêu:
Phấn đấu đến năm
2010:
- 100% số hộ dân khu
vực nông thôn ngoại thành có nhà tiêu hợp vệ sinh (mục tiêu của TW: 70%).
- 80% hộ và cơ sở
chăn nuôi xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, có công trình xử lý chất thải (mục
tiêu của TW: 70%).
- Giảm thiểu ô nhiễm
môi trường ở các làng nghề (làng nghề bánh tráng, đan đát ở Củ Chi, nuôi và chế
biến da cá sấu ở quận 12, nghề muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ).
- Đối tượng cần tập
trung, ưu tiên: nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý chất thải chăn nuôi cho các hộ
nghèo, gia đình chính sách ở vùng nông thôn ngoại thành.
II. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Đối tượng thực
hiện Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn:
- Tất cả các hộ
dân và cơ sở chăn nuôi gia súc trên địa bàn thành phố, nhất là vùng nông thôn
ngoại thành, có trên 20 con heo hoặc 5 con trâu, bò; chưa có nhà vệ sinh hoặc
có nhà vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Đối tượng hộ gia
đình ưu tiên:
+ Hộ nghèo khu vực
nông thôn không phân biệt ngành nghề (kể cả trong diện xóa đói giảm nghèo), gia
đình chính sách.
+ Các xã thực hiện
phát triển nông thôn toàn diện, các làng nghề, xã thực hiện chương trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp quy mô toàn xã.
- Các trường học,
trạm y tế: đầu tư theo dự án riêng.
2. Địa bàn thực hiện:
- 5 huyện:
3. Huyện Củ Chi:
20 xã và thị trấn Củ Chi;
4. Huyện Hóc Môn:
7 xã (gồm: Tân Hiệp, Nhị Bình, Đông Thạnh, Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn, Xuân Thới
Sơn, Xuân Thới Thượng);
5. Huyện Bình
Chánh: 13 xã (trừ thị trấn Tân Túc, xã Bình Hưng, An Phú Tây vì đã có kế hoạch
đô thị hóa);
6. Huyện Nhà Bè: 5
xã (gồm: Phước Kiển, Nhơn Đức, Long Thới, Phước Lộc, Hiệp Phước);
7. Huyện Cần Giờ:
5 xã (gồm: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa) và thị
trấn Cần Thạnh; trừ xã Thạnh An đang có kế hoạch di dời 1.096 hộ dân;
- Các quận có sản xuất nông nghiệp:
quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân.
Tổng số: 11 quận - huyện với 50
xã và 25 phường, thị trấn (kể cả 43 phường - xã được đầu tư bổ sung để thực hiện
mục tiêu của Thành phố).
III. KHỐI LƯỢNG
CÔNG TÁC, KINH PHÍ ĐẦU TƯ:
1. Khối lượng công tác:
a. Công tác truyền thông, vận động
xã hội:
In, phát hành tài liệu (dạng tờ
bướm) để hướng dẫn, thông tin cho các hộ dân vùng nông thôn biết về các quy định
của Nhà nước về vệ sinh môi trường, chiến lược bảo vệ môi trường của Chính phủ
và Thành phố; chính sách, cơ chế hỗ trợ, đầu tư của Trung ương và Thành phố; kỹ
thuật xây dựng và vận hành, khai thác có hiệu quả hầm biogas; sử dụng khí
biogas trong sản xuất và sinh hoạt, nước, chất thải và chất bã (phân lên men)
trong sản xuất nông nghiệp: 30.000 - 40.000 tờ/năm.
Biên tập, đưa tin đăng các báo,
phát trên Đài Phát thanh, Đài Truyền hình thành phố, Đài Phát thanh xã - phường:
bình quân 3 lần/tháng tập trung cao điểm Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh
môi trường, Ngày Môi trường thế giới hàng năm (từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 05
tháng 6 hàng năm).
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng
Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn hàng năm.
b. Công tác tập huấn nghiệp vụ:
Tập huấn kiến thức chung về sức
khỏe và vệ sinh môi trường, phát triển cộng đồng:
- Về sức khỏe và vệ sinh môi trường:
+ Tổ chức ở các phường, thị trấn:
bình quân 2 lớp/phường, thị trấn; ở các xã: bình quân 5 lớp/xã.
+ Số lớp tập huấn: 300 lớp,
trong đó:
8. 25 phường, thị
trấn x 2 lớp = 50 lớp
9. 50 xã x 5 lớp =
250 lớp
- Về huấn luyện phát triển cộng
đồng: 75 phường, xã, thị trấn x 1 lớp = 75 lớp
Tập huấn về kỹ thuật xây dựng, lắp
đặt hầm/túi biogas: huyện Củ Chi: 4 lớp, Hóc Môn: 3 lớp, Bình Chánh: 3 lớp, Nhà
Bè: 1 lớp, Cần Giờ: 1 lớp, Bình Tân: 1 lớp, quận 12: 1 lớp). Tổng cộng 14 lớp.
Tập huấn về vận hành, bảo dưỡng
hầm biogas:
- Các phường, thị
trấn: 1 lớp/phường x 25 phường = 25 lớp
- Các xã: 2 lớp/xã
x 40 xã; Nhà Bè, Cần Giờ: mỗi xã tổ chức 1 lớp.
Tổng số lớp tập huấn: 25 lớp +
40 xã x 2 lớp + 10 xã x 1 lớp = 115 lớp.
1.2.4. Tập huấn về sử dụng hóa
chất trong sản xuất nông nghiệp: kết hợp với hoạt động bảo vệ thực vật, tổ chức
tập huấn kỹ thuật sử dụng an toàn, hợp lý, có hiệu quả các loại hóa chất phục vụ
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản:
- Đối tượng: 50 xã thuộc 5 huyện
và 20 phường của các quận 2, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân. Tổng số: 70 phường - xã.
- Số lượng lớp tập huấn: tổng cộng
120 lớp.
+ 2 lớp/xã x 50 xã = 100 lớp
+ 1 lớp/phường x 20 phường = 20
lớp
1.2.5. Tập huấn, hướng dẫn về chế
độ, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; vay tín dụng để xây dựng công trình
vệ sinh môi trường:
- Các xã: 2 lớp/xã x 50 xã = 100
lớp
- Phường, thị trấn: 1 lớp/phường
x 25 phường, thị trấn = 25 lớp
Tổng cộng: 125 lớp.
c. Xây dựng mô hình trình diễn, ứng
dụng khoa học kỹ thuật:
Đối tượng xây dựng mô hình:
- Các phường-xã trong quy hoạch,
kế hoạch phát triển chăn nuôi gia súc thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
- Các phường-xã trong dự án vệ
sinh môi trường 2002 - 2006 (chưa được xây dựng mô hình phù hợp).
Dự kiến xây dựng các mô hình xử
lý chất thải chăn nuôi heo tại 45 phường - xã và 30 phường - xã chăn nuôi bò. Mỗi
phường - xã xây dựng 01 hầm biogas/loại gia súc (tổng số 75 mô hình).
Kết hợp hoạt động khuyến nông, bảo
vệ thực vật để xây dựng mô hình trình diễn về sản xuất sạch, sử dụng nước và chất
bã hầm biogas, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn:
- Thu gom bao bì, vỏ thuốc bảo vệ
thực vật: 75 phường - xã - thị trấn.
- Xây dựng điểm trình diễn sử dụng
nước, chất bã từ biogas, thuốc vi sinh, sản xuất sạch tại 75 phường - xã - thị
trấn; quy mô 1 ha/mô hình; 2 mô hình/xã; 1 mô hình/phường-thị trấn; tổng cộng
125 mô hình.
d. Công tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá vệ sinh môi trường nông thôn:
- Thường xuyên và
định kỳ tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các hộ dân đầu tư xây dựng công trình vệ
sinh môi trường.
- Kiểm tra, lấy mẫu,
phân tích chất lượng các nguồn nước và tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn:
địa bàn 60 phường - xã; phân tích mẫu các nguồn nước 2 đợt/năm, trong 4 năm.
- Nghiệm thu, đánh
giá công trình, thực hiện chính sách hỗ trợ.
e. Xây dựng, cải tạo nhà tiêu hợp
vệ sinh:
- Theo số liệu sơ
bộ về điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2006, số hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ
sinh: 37.663 hộ (kể cả 1.549 hộ không sử dụng
nhà tiêu).
- Ngoài số hộ điều kiện tăng thu
nhập (do chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi ngành nghề phi nông nghiệp),
tự cải tạo, nâng cấp nhà ở (có nhà tiêu hợp vệ sinh): dự kiến số hộ cần được hỗ
trợ, vận động xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh giai đoạn 2008 - 2010: 26.103 hộ.
f. Xây dựng các công trình xử lý
chất thải chăn nuôi, biogas:
Dự kiến đến năm 2010:
- Số hộ chăn nuôi heo: 9.600 hộ,
trong đó khoảng 7.250 hộ có quy mô chăn nuôi từ 20 con trở lên.
- Số hộ chăn nuôi trâu bò:
11.800 hộ, trong đó có trên 7.040 hộ có quy mô chăn nuôi trên 5 con.
- Số hộ chăn nuôi đủ điều kiện
xây dựng hầm biogas: 14.290 hộ. Dự kiến khoảng 80% số hộ đầu tư xây dựng hầm
biogas: 11.223 hộ, trong đó:
10. Xây dựng mô hình: 75 hộ.
11. Tự đầu tư: 11.148 hộ (chăn
nuôi heo: 5.756 hộ, chăn nuôi trâu, bò: 5.392 hộ).
Dự kiến kinh phí đầu tư: tổng cộng
266.971,24 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách đầu
tư: 66.925,78 triệu đồng.
- Chi phí điều tra, khảo sát,
nghiên cứu lập dự án: 350 triệu đồng;
- Chi phí các hoạt động nghiệp vụ,
quản lý nhà nước: 9.357,44 triệu đồng;
- Kinh phí ngân sách hỗ trợ xây
dựng công trình vệ sinh nông thôn: 57.218,34 triệu đồng. Bao gồm:
12. Hỗ trợ đầu tư: 21.589,2 triệu
đồng;
13. Hỗ trợ lãi vay: 33.961,14
triệu đồng;
14. Chi phí quản lý của Hội Liên
hiệp Phụ nữ thành phố: 1.668 triệu đồng.
- Hộ dân đầu tư: 200.045,46 triệu
đồng thông qua vốn vay tín dụng ngân hàng, vay Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố:
15. Xây dựng nhà vệ sinh:
99.713,46 triệu đồng.
16. Xây dựng hầm biogas: 100.332
triệu đồng.
IV. CÁC GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
1. Giải pháp về
nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Tổ chức các lớp
tập huấn, huấn luyện chung và chuyên sâu trong từng lĩnh vực về sức khỏe và vệ
sinh môi trường trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
- In và phát hành
tờ bướm đến địa phương, địa bàn đang và có nguy cơ phát sinh ô nhiễm, các hộ
dân vùng ô nhiễm hoặc chưa có công trình nước sạch, có nhà tiêu chưa đạt yêu cầu
vệ sinh môi trường, các hộ chăn nuôi gia súc…
- Viết bài, đăng
trên các phương tiện thông tin đại chúng (các báo), phát trên Đài Phát thanh,
Đài Truyền hình thành phố.
- Tổ chức các hoạt
động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về nước sạch, Vệ sinh môi trường nông thôn,
ngày môi trường thế giới hàng năm.
- Xây dựng các mô
hình trình diễn để nhân dân học tập kinh nghiệm.
2. Giải pháp về kỹ
thuật, khoa học, công nghệ:
Nghiên cứu hoàn chỉnh
thiết kế mẫu kết cấu xây dựng các công trình biogas, chuồng trại chăn nuôi
(theo quy mô chăn nuôi: 10 - 20 con, 20 - 50 con, trên 50 con…) để xây dựng các
công trình biogas phù hợp, khai thác có hiệu quả. Thiết kế mẫu các mô hình nhà
tiêu hợp vệ sinh phù hợp với từng vùng như vùng cao, không ảnh hưởng triều cường
(Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh…), vùng thấp bị ảnh hưởng triều cường (ven sông,
Nhà Bè, Cần Giờ); hướng dẫn hộ dân lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu
cầu sử dụng, tập quán, văn hóa của nhân dân địa phương. Nghiên cứu, xây dựng
thí điểm các mô hình xử lý chất thải của các làng nghề (4 làng nghề).
Nghiên cứu, ban
hành các quy định về xây dựng công trình vệ sinh môi trường khu vực nông thôn.
Nghiên cứu, ban
hành điều kiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, đảm bảo các tiêu chuẩn về
phòng, chống dịch, vệ sinh môi trường, có công trình xử lý chất thải, nước thải.
Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện
cần thiết, xử lý kịp thời các vi phạm để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Một
số điều kiện cần thiết đối với các hộ chăn nuôi là phải có chuồng trại hợp quy
cách và vệ sinh môi trường:
- Chuồng có nền được
kiên cố hóa đảm bảo nước thải không thấm xuống sâu ảnh hưởng đến chất lượng nước
ngầm;
- Có đường ống dẫn
nước thải ra đường thoát nước chung của khu vực; xây dựng đường cống ngầm trong
khu dân cư (không được sử dụng kênh hở để giảm mùi hôi);
- Có công trình xử
lý chất thải của gia súc, gia cầm.
Các công trình xử
lý chất thải phải được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định (kết cấu, quy mô, khoảng
cách ly đối với nơi ở, sinh hoạt…).
Việc xây dựng
nhà vệ sinh phải đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản, tiêu chuẩn về môi trường
theo quy định của Bộ Y tế (Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm
2005).
- Không để phân,
nước thải thải ra môi trường xung quanh (ruộng vườn, kênh rạch…);
- Phù hợp với
phong tục, tập quán, địa hình, địa chất khu dân cư;
- Không để bốc mùi
hôi, thối ra môi trường;
- Kín đáo, tiện lợi;
- Dễ thi công, sử
dụng được tối đa nguồn vật liệu sẵn có;
- Giá thành phù hợp;
- Kết cấu nhà tiêu
hợp vệ sinh: nên sử dụng loại tự hoại hoặc bán tự hoại (kết cấu theo bản vẽ
đính kèm) và phù hợp với các vùng sinh thái: vùng cao, vùng thấp bị ảnh hưởng
nước triều sông rạch.
Công trình xử lý
chất thải chăn nuôi; biogas:
Các hộ chăn nuôi phải có nơi ủ
phân theo phương pháp truyền thống còn phải xây dựng công trình biogas để giải
quyết vấn đề vệ sinh môi trường kết hợp sản xuất phân bón và cung cấp năng lượng
cho sinh hoạt hàng ngày.
- Hộ chăn nuôi xây dựng hầm
biogas cần đảm bảo các tiêu chí:
17. Có trên 5 con bò hoặc 20 con
heo;
18. Có chuồng trại cố định, hầm
biogas xây dựng cách chuồng chăn nuôi không quá 20m, tốt nhất khoảng 5m;
19. Vật nuôi phải nhốt trong chuồng
vào ban đêm, ít nhất 12 giờ/ngày;
20. Có đường cống thoát nước thải
từ chuồng vào hầm biogas;
21. Có nguồn nước quanh năm;
22. Khu vực sử dụng khí biogas
(bếp nấu) cách hầm biogas không quá 100m;
23. Hộ chăn nuôi phải có thời
gian, nhân công để chăm sóc, bảo dưỡng và đặc biệt là phải quan tâm đến việc sử
dụng khí đốt biogas; phân đã phân hủy, vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hầm biogas cần có các bộ phận
chính:
24. Ngăn trộn: nơi phân động vật
được trộn với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy;
25. Hầm phân hủy: nơi phân và nước
bị phân hủy lên men;
26. Bể áp lực: để thu nhận phân,
bùn cặn.
Lựa chọn kết cấu, công nghệ
biogas:
27. Khuyến khích các hộ chăn
nuôi lựa chọn, xây dựng hầm biogas kiểu Thái Lan - Đức; tuy giá thành cao hơn
nhưng đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy nổ, áp lực khí ổn định, diện tích mặt
bằng phù hợp.
28. Quy mô: thể tích hầm biogas
cần thiết bình quân 1m3/1 trâu bò; 1m3/3 - 5 con heo.
Xây dựng mô hình, chuyển giao kỹ
thuật:
- Hướng dẫn thực
hành về xây dựng, vận hành, khai thác có hiệu quả các loại hầm biogas với
nguyên liệu phù hợp; sử dụng phân vi sinh và sử dụng hợp lý các loại thuốc bảo
vệ thực vật.
- Nên chọn mô hình
hầm biogas theo thiết kế kiểu Thái Lan - Đức; mỗi phường-xã có trên 10 hộ chăn
nuôi với quy mô trên 10 trâu, bò/hộ, trên 20 heo/hộ. Xây dựng 2 mô hình/phường
- xã (1 biogas cho hộ chăn nuôi trâu, bò, 1 biogas cho hộ chăn nuôi heo).
- Mô hình kỹ thuật
sử dụng phân vi sinh: 1 ha/mô hình/xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất rau
an toàn.
3. Giải pháp về vốn:
a. Vốn ngân sách thành phố:
- Đầu tư các hoạt
động nghiệp vụ và quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường khu vực nông thôn
trong công tác tập huấn, vận động, tuyên truyền giáo dục cộng đồng; nghiên cứu,
cải tiến quy trình, công nghệ về vệ sinh môi trường, xây dựng các mô hình trình
diễn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi
trường, Ngày Môi trường thế giới hàng năm; kiểm tra, giám sát, đánh giá chương
trình.
- Hỗ trợ một phần
vật tư và toàn bộ lãi suất ngân hàng đối với các hộ dân vay vốn để xây dựng các
công trình vệ sinh môi trường nông thôn theo Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày
05 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân thành phố.
b. Vốn tín dụng, vốn khác:
- Các hộ dân, cơ sở chăn nuôi
xây dựng các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng biogas được vay nguồn vốn
tín dụng các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ của thành phố, vốn ngân sách giao Hội Liên
hiệp Phụ nữ thành phố: được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay.
- Các tổ chức, đoàn thể, các tổ
chức tín dụng, ngân hàng cần triển khai các hình thức vay vốn phù hợp với điều
kiện, đối tượng hộ vay, vận dụng quy định của ngân hàng (có thể thế chấp tài sản,
vay bằng tín chấp, vay theo dự án sản xuất có công trình xử lý chất thải, môi
trường), đồng thời kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn đúng mục đích,
thanh toán đúng kỳ hạn.
- Các Sở - ngành, đoàn thể, địa
phương cần huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ quỹ xóa đói giảm
nghèo, quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các quỹ khác phục vụ xây dựng công
trình vệ sinh môi trường nông thôn.
- Các hộ, cơ sở chăn nuôi vận dụng
chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 theo
Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân
thành phố (Điều 4) để xây dựng mới, cải tiến chuồng trại chăn nuôi, xây dựng
công trình xử lý chất thải.
- Tổ chức vận động sự hỗ trợ của
các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức phi Chính phủ (NGO) để
tăng nguồn lực đầu tư, xây dựng công trình vệ sinh môi trường khu vực nông thôn
ngoại thành.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
Cơ quan chủ quản Chương trình: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đơn vị thực hiện Chương trình: Trung
tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn.
Đơn vị phối hợp: Hội Liên hiệp
Phụ nữ thành phố, các sở - ngành, quận huyện và đơn vị liên quan.
Địa điểm thực hiện: vùng nông
thôn ngoại thành.
Thời gian: 2008 - 2010.
Phân công tổ chức thực hiện:
a. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì:
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở-ngành liên quan, các đoàn
thể (nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố), Ủy ban
nhân dân các quận - huyện tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình
vệ sinh môi trường nông thôn.
- Chỉ đạo, giao
nhiệm vụ cho Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn và các
đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện, đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ Chương
trình, tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ đầu tư các công trình vệ sinh môi trường
nông thôn kịp thời, đúng quy định.
b. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và
Đầu tư:
- Bố trí và giao kế
hoạch vốn hàng năm, đảm bảo đủ kinh phí theo tiến độ thực hiện Chương trình vệ
sinh môi trường nông thôn 2008 - 2010.
- Chuyển ủy thác
sang Quỹ Đầu tư phát triển đô thị cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố cho các hộ
nông dân vay để xây dựng nhà vệ sinh, hầm biogas 20.000 triệu đồng; Cấp kinh
phí quản lý cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố thực hiện việc phát vay, thu hồi
vốn trả lại ngân sách.
- Hướng dẫn Trung
tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành
phố và các quận - huyện, các đơn vị liên quan tiếp nhận, sử dụng kinh phí và
thanh quyết toán theo đúng quy định.
c. Sở Y tế và Sở
Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung
tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn điều tra, khảo sát, xây dựng
dự án đầu tư nhà vệ sinh trong các trường học, trạm y tế, trình Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt, triển khai thực hiện, đảm bảo mục tiêu của Chương trình.
d. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố:
- Chỉ đạo các cấp
hội ở địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan và quận - huyện, phường - xã
thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng các công trình vệ
sinh môi trường nông thôn.
- Phối hợp với Sở
Tài chính lập phương án, thủ tục tiếp nhận nguồn vốn vay ngân sách 20 tỉ đồng
(lãi suất 0%); tổ chức cho các hộ dân, cơ sở chăn nuôi vay lại, thu hồi trả lại
ngân sách trong năm 2011.
e. Ủy ban nhân dân các quận -
huyện:
- Phân công và chỉ
đạo các phòng, ban chức năng, Ủy ban nhân dân các phường-xã tổ chức tuyên truyền,
vận động nhân dân và các hộ chăn nuôi trên địa bàn thực hiện đầu tư xây dựng các
công trình vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo mục tiêu Chương trình.
- Phối hợp với các
sở - ngành thành phố hướng dẫn các hộ dân, cơ sở chăn nuôi lập hồ sơ, thủ tục
vay vốn theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố; để
xây dựng công trình vệ sinh môi trường nông thôn đúng mục đích, hiệu quả.
- Hàng năm, lập và
đề xuất kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ lãi vay; kiểm tra, giám sát tiến
độ, chất lượng xây dựng các công trình vệ sinh môi trường nông thôn (nhà vệ
sinh, biogas), việc tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ đầu
tư, hỗ trợ lãi vay đúng mục đích của Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn.
f. Ủy ban nhân dân phường - xã:
- Tổ chức tuyên
truyền, vận động nhân dân, các cơ sở chăn nuôi gia súc trên địa bàn xây dựng
công trình vệ sinh nông thôn.
- Phối hợp với các
đơn vị chức năng để hướng dẫn nhân dân đăng ký, tổng hợp danh sách các hộ xây dựng
công trình vệ sinh môi trường nông thôn, báo cáo quận - huyện để thực hiện hỗ
trợ đầu tư, hỗ trợ lãi vay theo chủ trương của Thành phố và trình tự, thủ tục
quy định.
Thành phố đã và đang thực hiện
nhiều chủ trương, chính sách để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ngoại thành. Thành phố càng phát triển, nhu cầu về môi sinh,
môi trường sống xanh, sạch, đẹp ngày càng trở thành một trong những nhu cầu cấp
thiết của mọi người, nhất là ở khu vực nông thôn, ngoại thành. Ủy ban nhân dân
thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các Sở
- ngành, đoàn thể tổ chức triển khai Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn
giai đoạn 2008 - 2010 theo kế hoạch cụ thể, vận động các cấp, các cơ sở và mọi
người dân tích cực tham gia, đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu Chương trình để môi
sinh, môi trường vùng nông thôn, ngoại thành ngày càng tốt hơn./.