Quyết định 256/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Sơn La

Số hiệu 256/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/02/2017
Ngày có hiệu lực 13/02/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Cầm Ngọc Minh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 256/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 13 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ KHU VỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH SƠN LA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định thành lập, tổ chức lại và giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21 tháng 11 năm 2013 của liên bộ: Xây dựng - Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 88/TTr-SNV ngày 24 tháng 01 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Sơn La.

1. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Sơn La là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Sơn La, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành.

2. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức; tự bảo đảm một phần chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

3. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có chức năng giúp UBND tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị, bao gồm:

Quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng; trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được UBND cấp tỉnh giao; thực hiện một số nhiệm vụ khác về triển khai khu vực phát triển đô thị được UBND cấp tỉnh giao. Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng dự án theo phạm vi ủy quyền sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án và ủy quyền đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện khu vực phát triển đô thị, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

2. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị;

3. Lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị, trình UBND cấp tỉnh quyết định; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;

4. Lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, đề xuất dự án phát triển đô thị, lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án trình thẩm định, phê duyệt và công bố dự án;

5. Tổ chức quản lý hoặc thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với các dự án trong khu vực phát triển đô thị có sử dụng vốn ngân sách nhà nước được UBND cấp tỉnh giao;

6. Theo dõi giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ theo các nội dung dự án đã được phê duyệt; tổng hợp, đề xuất và phối hợp với các quan chức năng xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư;

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư, đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho chính quyền đô thị;

8. Tiếp nhận, quản lý và vận hành, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng sau đầu tư các dự án thuộc khu đô thị đảm bảo theo quy định hiện hành; phát huy hiệu quả đầu tư.

[...]