Quyết định 2559/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng 2030

Số hiệu 2559/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/09/2014
Ngày có hiệu lực 10/09/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Doãn Văn Hưởng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2559/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 10 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nuôi trng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 123/TTr-SNN ngày 15/7/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu chung

- Phát triển thủy sản tỉnh Lào Cai hiệu quả và bền vững, đầu tư phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nuôi chuyên canh, theo các hình thức thâm canh và bán thâm canh, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của người dân; cơ bản chủ động về giống thủy sản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh vùng biên giới.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015-2020 là 9,2%/năm, chiếm 5-6% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2021-2030 là 6,0%/năm; chiếm 7-8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020: Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.420 ha; trong đó ao hồ nhỏ 2.100 ha, hồ chứa mặt nước lớn 320 ha, thể tích nuôi cá lng 10.410 m3, thể tích nuôi cá nước lạnh 54.500m3. Sản lượng đạt 9.813 tấn (nuôi trồng 9.603 tấn; khai thác 210 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 70% nhu cầu giống thủy sản phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 521 tỷ đng, tăng trưởng bình quân đạt 9,2%/năm; tạo việc làm cho hơn 9.000 lao động.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.880 ha; trong đó ao hồ nhỏ 2.480 ha, hồ chứa mặt nước lớn 400 ha, thể tích nuôi cá lồng 15.310m3, thể tích nuôi cá nước lạnh 78.000m3. Sản lượng đạt 15.034 tấn (nuôi trồng 14.764 tấn; khai thác 270 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 80% nhu cầu giống thủy sản phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 954 tỷ đng, tăng trưởng bình quân đạt 6%/năm; tạo việc làm cho hơn 11.100 lao động.

2. Nội dung rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

a) Quy hoạch các loại hình mặt nước nuôi trồng thủy sản

- Quy hoạch nuôi ao, hồ nhỏ

+ Quy hoạch đến năm 2020: Diện tích nuôi đạt 2.100 ha, sản lượng nuôi 8.406 tấn, năng suất đạt 4 tấn/ha.

+ Đến năm 2030: Diện tích nuôi đạt 2.480 ha, sản lượng nuôi 12.900 tấn, năng suất 5,2 tấn/ha.

+ Đối tượng nuôi: Chủ yếu là cá truyền thống (trắm cỏ, trôi, mè...), ngoài ra là các loài cá cho giá trị kinh tế cao như cá chép lai V1, cá rô phi đơn tính, cá lăng...

+ Vùng nuôi: Phát triển nuôi ao hồ nhỏ ở cả 9 huyện trong tỉnh; tập trung phát triển nuôi thủy đặc sản, nuôi thâm canh và bán thâm canh, định hướng nuôi theo hướng VietGAP ở các xã: Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát); Xuân Quang, Xuân Giao, Phú Nhuận, thị trấn Phong Hải (huyện Bảo Thắng); Vạn Hòa, Cam Đường, Hợp Thành (thành phố Lào Cai).

- Quy hoạch phát triển nuôi hồ chứa mặt nước lớn

[...]