ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
252/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 1981
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HOÁ VÀ
CÂU LẠC BỘ TRONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm
1962;
- Căn cứ vào Thông tri số 05/TT-TU ngày 16 tháng 12 năm 1980 của Ban Thường vụ Thành
uỷ về việc củng cố và tăng cường hoạt động các Nhà Văn hoá và Câu lạc bộ trong
toàn thành phố.
- Xét đề nghị của các đồng chí Giám đốc Sở Văn hoá và thông tin và Trưởng Ban Tổ
chức chánh quyền thành phố.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Nay ban hành
Bản quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Nhà Văn hoá và Câu lạc bộ
trong thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. – Các đồng chí
Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành
phố, Giám đốc Sở Văn hoá và thông tin, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể
cấp thành phố có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các quận, huyện có trách
nhiệm thi hành quyết định này.
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Lê Quang Chánh
|
BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ VĂN HOÁ VÀ CÂU LẠC BỘ TRONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 252/QĐ-UB ngày 04-11-1981 của UBND thành
phố Hồ Chí Minh)
I. – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
NHÀ VĂN HOÁ VÀ CÂU LẠC BỘ:
1) Chức năng:
a) Nhà văn hoá:
- Nhà văn hoá là một đơn vị nằm
trong hệ thống tổ chức của ngành Văn hoá thông tin, trung tâm sinh hoạt văn hoá
của địa phương, dùng các hình thức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
thao, sinh hoạt chánh trị, thời sự phổ thông, các hoạt động vui chơi, giải trí
lành mạnh, qua đó mà giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân, góp
phần xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
- Nhà văn hoá còn có chức năng
hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng nồng cốt cho các Nhà văn hoá và câu lạc bộ cấp
dưới cơ sơ của các cơ quan, xí nghiệp, công, nông trường, trường học… góp phần
xây dựng phong trào văn hoá chung và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ về văn
hoá và văn nghệ.
b) Câu lạc bộ :
Câu lạc bộ đa dụng hoặc chuyên
ngành là nơi sinh hoạt văn hoá của từng ngành, đơn vị, có chức năng như chức
năng một của Nhà văn hoá nhưng hoạt động chỉ đóng khung trong từng đơn vị câu
lạc bộ. Tuỳ điều kiện và khả năng của từng ngành mà các câu lạc bộ ngành có
hướng dẫn, bồi dưỡng cốt cán riêng cho sinh hoạt văn hoá ngành mình, nhưng mỗi
câu lạc bộ không nhất thiết đều có chức năng này.
Hoạt động của mỗi Nhà văn hoá và
câu lạc bộ phải quán triệt ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính
cách mạng.
2) Nhiệm vụ cụ thể chung của Nhà
văn hoá và câu lạc bộ :
- Tổ chức hoạt động văn hoá, văn
nghệ, thông tin, cổ động như: chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, đọc sách báo,
nói chuyện thời sự, chánh sách, khoa học kỹ thuật, các môn vui chơi, giải trí
thể dục thể thao nhằm phục vụ các nhiệm vụ chánh trị thực hiện ở địa phương và
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức và
nhân dân trong địa phương.
Từng thời gian, có thể tổ chức
các loại hội thi: biểu diễn văn nghệ, sáng tác, thi đấu thể dục thể thao.
- Tổ chức các lớp năng khiếu về
âm nhạc, hội hoạ, thể dục thẩm mỹ, nữ công, kỹ thuật v.v…theo sự phân công, phân
cấp trong hệ thống Nhà văn hoá và câu lạc bộ trong toàn thành phố.
Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn tại
chức và nghiệp vụ, phương pháp, công tác cho các Nhà văn hoá và câu lạc bộ cơ
sở.
Các Nhà văn hoá và câu lạc bộ
các ngành các cấp phải xây dựng và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ,
theo đúng đường lối, chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hoá văn
nghệ, xây dựng và bồi dưỡng cho mình thành một cơ sở hoạt động văn hoá xã hội
chủ nghĩa tiêu biểu, chống các hiện tượng tiêu cực như chạy theo thị hiếu, chạy
theo doanh thu đơn thuần hoạt động văn hoá lại căng, phi xã hội chủ nghĩa, phi
dân tộc.
II. – HỆ THỐNG TỔ CHỨC NHÀ
VĂN HOÁ VÀ CÂU LẠC BỘ TRONG THÀNH PHỐ:
Trong khi chờ đợi việc quy hoạch
hoàn chỉnh hệ thống Nhà văn hoá và câu lạc bộ trong toàn thành phố, trước mắt,
trong thời gian 5 năm Uỷ ban Nhân dân thành phố tạm thời quy định việc tổ chức
Nhà văn hoá và câu lạc bộ của các cấp, các ngành như sau.
1) Cấp thành phố:
- Nhà văn hoá thành phố, trực
thuộc Sở Văn hoá và thông tin. Đây là trung tâm sinh hoạt văn hoá của thành
phố, vừa là nơi hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả các Nhà văn hoá và
câu lạc bộ của các ngành, các cấp.
- Các câu lạc bộ Thể Dục Thể
Thao trực thuộc Sở Thể dục thể thao.
- Nhà văn hoá Thanh niên trực
thuộc Thành đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
- Nhà văn hoá Thiếu nhi trực
thuộc Thành đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
- Câu lạc bộ Lao động trực thuộc
Liên hiệp Công đoàn thành phố, là nơi sinh hoạt văn hoá và thể dục thể thao cho
cán bộ công nhân viên chức thành phố.
- Các ngành và đoàn thể khác cấp
thành phố, tuỳ theo khả năng và điều kiện có thể tổ chức câu lạc bộ của ngành,
đoàn thể mình như:
+ Câu lạc bộ Phụ nữ
+ Câu lạc bộ trí thức
+ Câu lạc bộ Mặt trận Tổ quốc
+ Câu lạc bộ Hội Văn nghệ
+ Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật
…
- Nhà văn hoá thành phố trực
thuộc Sở Văn hoá và thông tin được thành lập do quyết định của Uỷ ban Nhân dân
thành phố.
- Các Nhà văn hoá và câu lạc bộ
của các ngành cấp thành phố có quy mô lớn thì các ngành chủ quản xây dựng đề án
thành lập thông qua Sở Văn hoá và thông tin và Ban Tổ chức chánh quyền trình Uỷ
ban Nhân dân thành phố công nhận.
2) Cấp Quận, Huyện:
- Nhà văn hoá quận, huyện thuộc
Ban Văn hoá quận, huyện là nơi sinh hoạt văn hoá chung của các ngành, các giới
quần chúng nhân dân, đồng thời là nơi hướng dẫn nghiệp vụ về xây dựng và quản
lý cho các Nhà văn hoá phường, xã.
- Nhà văn hoá thiếu nhi quận,
huyện trực thuộc quận, huyện Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
- Ở các quận, huyện nào đã có tổ
chức câu lạc bộ lao động thuộc Liên hiệp Công đoàn quận, huyện thì tiếp tục duy
trì hoạt động nơi nào chưa có thì tạm thời chưa tổ chức.
- Nhà văn hoá thuộc Ban Văn hoá
và thông tin và các Nhà văn hoá, câu lạc bộ thuộc các ngành ở quận, huyện do Uỷ
ban Nhân dân các Quận, Huyện công nhận khi xét thấy có đủ điều kiện phù hợp với
Bản quy định này.
3) Cấp phường, xã:
Ở mỗi phường, xã chỉ tổ chức 1
Nhà văn hoá chung do bộ phận văn hoá và thông tin phường, xã tổ chức và quản lý.
4) Các câu lạc bộ thể dục thể
thao chuyên nghiệp của ngành thể dục thể thao thành phố cũng tổ chức theo hệ
thống các cấp thành phố, quận, huyện, phường, xã và có quy định riêng của
ngành, nhưng nội dung hoạt động cũng dựa trên cơ sở những quy định chung của
quyết định này.
III. – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN
CHẾ CỦA NHÀ VĂN HOÁ VÀ CÂU LẠC BỘ:
1) Mỗi Nhà văn hoá và câu lạc bộ
đặt dưới quyền điều khiển của 1 Chủ nhiệm, ở nơi cần thiết có Phó Chủ Nhiệm
giúp việc Chủ nhiệm.
Bộ máy làm việc và phục vụ của
mỗi Nhà văn hoá và câu lạc bộ tuỳ theo cấp và quy mô, khả năng tổ chức của các
đơn vị chủ quản và của mỗi Nhà văn hoá và câu lạc bộ gồm có các bộ phận như sau:
a) Khối chuyên môn:
- Bộ phận Văn hoá : triễn lãm,
chiếu phim, đọc sách báo, sinh hoạt thời sự, chánh sách, khoa học kỹ thuật,
truyền thống ngành, các giải trí về văn hoá khác.v.v..
- Bộ phận Văn nghệ sân khấu :
ca, múa, nhạc, kịch…
- Bộ phận thể dục thể thao: tổ
chức các hoạt động bóng chuyền, bóng rỗ, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, bơi lội,
thể dục thẩm mỹ, võ thuật…
b) Khối bồi dưỡng nghiệp vụ và
năng khiếu:
Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ và năng khiếu (đối với các Nhà văn hoá có quy mô lớn, được sư thoả thuận của
Sở Văn hoá và thông tin).
c) Khối hành chánh quản trị:
2) Nhà văn hoá và câu lạc bộ của
các ngành cấp thành phố bao gồm Nhà văn hoá thành phố và câu lạc bộ của các
ngành kah1c (nêu ở mục II khoản 1 trên đây), Nhà văn hoá và câu lạc bộ ở cấp
quận, huyện (nêu ở mục II khoản 2) là những đơn vị sự nghiệp văn hoá hoạt động
phục vụ là chủ yếu, nơi nào có điều kiện thì thực hiện chế độ gắn thu bù chi,
được mở tài khoản ở Ngân hàng và sử dụng con dấu riêng để giao dịch.
3) Biên chế của Nhà văn hoá
thành phố (thuộc Sở Văn hoá và thông tin), các Nhà văn hoá quận, huyện (thuộc
Ban Văn hoá thông tin quận, huyện) các câu lạc bộ của các ngành chánh quyền
thành phố, của Hội Văn nghệ thành phố là biên chế sự nghiệp văn hoá do Uỷ ban
Nhân dân thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Sở Văn hoá và thông tin,
Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện và các Sở, Ngành. Biên chế của các Nhà văn hoá
và câu lạc bộ của các đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc do Ban Tổ chức Thành Uỷ
(được Thành uỷ uỷ quyền) giao chỉ tiêu hàng năm.
Uỷ ban Nhân dân thành phố uỷ
nhiệm cho Ban Tổ chức chánh quyền tuỳ theo tính chất, quy mô của các Nhà văn
hoá , câu lạc bộ (Nhà văn hoá – câu lạc bộ đa dụng có đầy đủ các bộ phận nêu
trên đây, hoặc chuyên dùng từng khối), có hướng dẫn cụ thể cho các Sở, Ngành
cấp thành phố xây dựng biên chế cho từng Nhà văn hoá , câu lạc bộ .
Riêng đối với cán bộ chuyên
trách của Nhà văn hoá phường, xã (nơi đã có). Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện
xét cụ thể và đề nghị Uỷ ban Nhân dân thành phố quyết định (thông qua Ban Tổ
chức chánh quyền thành phố).
Việc xây dựng bộ máy và xác định
biên chế cho các Nhà văn hoá và câu lạc bộ trên cơ sở xây dựng nội quy hoạt
động, phân công, phân nhiệm rõ ràng chức trách, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng
cán bộ nhân viên phải hết sức tinh gọn, tránh lập nhiều bộ phận rườm rà, chưa
thiết yếu. Cần vận dụng mạng lưới công tác viên, từng đơn vị phấn đấu thu hợp
lý để bù chi, tiết kiệm ngân sách Nhà nước, mặt khác vận động sự tham gia đóng
góp của nhân dân (nhất là đối với Nhà văn hoá ở phường, xã). Ngân sách thành
phố chỉ trợ cấp một phần kinh phí cho các Nhà văn hoá và câu lạc bộ.
IV. – TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
NGÀNH CÁC CẤP:
Sở Văn hoá và thông tin có trách
nhiệm quản lý hành chính về việc tổ chức và hoạt động của các Nhà văn hoá và
câu lạc bộ trong thành phố. Các Ban Văn hoá và thông tin quận, huyện quản lý
hành chánh về tổ chức và hoạt động của các Nhà văn hoá và câu lạc bộ của quận,
huyện và phường, xã.
Uỷ ban Nhân dân thành phố uỷ
nhiệm cho Sở Văn hoá và thông tin và Sở Thể dục thể thao củng với Uỷ ban Nhân
dân các Quận, Huyện ngoài nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ về nghiệp vụ
chuyên môn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt động của các Nhà văn hoá và
câu lạc bộ trong toàn thành phố thuộc phạm vị chức trách của mình.
Căn cứ vào Bản quy định này, các
ngành, các cấp xây dựng và ban hành bản nội quy hoạt động cụ thể cho các Nhà
văn hoá và câu lạc bộ của ngành và cấp mình, có sự thoả thuận của Sở Văn hoá và
thông tin. Trong quá trình hoạt động, nhất thiết không được tự động mở rộng
phạm vi và chức năng hoạt động (đã ghi trong nội quy cụ thể) khi chưa có sự
thoả thuận của Sở Văn hoá và thông tin hoặc của Ban Văn hoá và thông tin (đối
với các Nhà văn hoá và câu lạc bộ của quận, huyện, phường, xã).
Nghiêm cấm mọi hoạt động văn
hoá, văn nghệ thể dục thể thao mang hình thức câu lạc bộ để tổ chức lấy doanh
thu phi pháp.
Cấp uỷ và Thủ trưởng các ngành,
cấp có tổ chức Nhà văn hoá và câu lạc bộ, ngoài nhiệm vụ quản lý trực tiếp các
Nhà văn hoá và câu lạc bộ của ngành mình, đồng thời chịu trách nhiệm về nội
dung hoạt động của các đơn vị này đúng chủ trương, đường lối, chính sách, chế
độ, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Đối với quận, huyện, phường, xã
nếu mạng lưới Nhà văn hoá và câu lạc bộ phát triễn mạnh và rộng rãi thì Uỷ ban
Nhân dân các Quận, Huyện, Phường, Xã có thể thành lập Hội đồng Nhà văn hoá bao
gồm thành phần: Văn hoá và thông tin, thể dục thể thao, thanh niên, phụ nữ,
công đoàn (Hội Lao động hợp tác ở Phường) để hổ trợ, phối hợp hoạt động đối với
Nhà văn hoá cấp mình.
Sở Văn hoá và thông tin phối hợp
với Ban Thi đua khen thưởng thành phố và các cơ quan có liên quan ở các cấp
theo dõi hoạt động của các Nhà văn hoá và câu lạc bộ thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ, đường lối, chánh sách, đạt được thành tích tốt, có hiệu quả thiết
thực để kịp thời báo cáo Uỷ ban Nhân dân thành phố xét biểu dương khen thưởng,
đồng thời cũng phát hiện những đơn vị có những hoạt động vi phạm những điều quy
định trên đây để Uỷ ban Nhân dân thành phố có biện pháp xử lý thích đáng.
Sở Tài chánh và Sở Văn hoá và
thông tin có trách nhiệm cùng các ngành có liên quan hướng dẫn việc lập kinh
phí hoạt động cho từng loại Nhà văn hoá và câu lạc bộ ở từng cấp, quy định và
điều chỉnh giá vé thống nhất cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể
thao và lệ phí cho các lớp năng khiếu trong các nhà văn hoá và câu lạc bộ.
Ban Tổ chức chánh quyền có trách
nhiệm hướng dẫn việc xác lập biên chế cho từng loại Nhà văn hoá và câu lạc bộ
và cùng với Sở Tài chánh nghiên cứu thực hiện các chế độ, chánh sách thích hợp
cho các chuyên viên và vận động viên hoạt động trong các Nhà văn hoá và câu lạc
bộ.
V. – ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN:
Các ngành, các cấp đã tổ chức
Nhà văn hoá và câu lạc bộ, căn cứ vào Bản quy định này mà sửa đổi, chấn chỉnh
lại tổ chức và hoạt động của các Nhà văn hoá và câu lạc bộ thuộc ngành cấp mình.
Những ngành, cấp nào được phép
lập Nhà văn hoá và câu lạc bộ (đã nên tên trong mục II trên đây) mà chưa tổ chức,
hoặc muốn tổ chức cho ngành mình các Nhà văn hoá, câu lạc bộ (mà bản quy định
này chưa nêu) đều phải làm thủ tục (xây dựng đề án thành lập) đề nghị Uỷ ban
Nhân dân thành phố (cấp thành phố) hoặc Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện (cấp
quận, huyện) như đã nêu ở mục II khoản 1, 2 trong bản quy định này.
Những hoạt động văn hoá, văn
nghệ không chuyên nhưng hoạt động thường xuyên, có tính chất của câu lạc bộ ở
các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp đều phải báo cáo đăng ký cho ngành văn hoá thông
tin (Sở Văn hoá và thông tin hoặc Ban Văn hoá và thông tin quận, huyện) hoặc
thể dục thể thao, tuỳ theo tính chất hoạt động.
Bản quy định này có hiệu lực kể
từ ngày ban hành.