QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI; THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ VÀ PHÊ DUYỆT QUY
TRÌNH NỘI BỘ, QUY TRÌNH ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG,
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 THUỘC THẨM QUYỀN CỦA
NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
NAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao
động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
Căn
cứ Quyết định số 777/QĐ-LĐTBXH ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính được
thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao
động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
Theo
đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
126/TTr-SLĐ-TB&XH ngày 19 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này
thủ tục hành chính ban hành mới; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bãi
bỏ và phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao
động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thuộc thẩm quyền của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (danh mục, nội dung và lưu đồ đính kèm).
Trường hợp thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi
bỏ, hủy bỏ thì áp dụng thực hiện theo văn bản pháp luật hiện hành.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định
số 4805/QĐ-UBND ngày 21/12/2020; Quyết định số 1657/QĐ-UBND ngày 22/5/2020 và
Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 05/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Điều 3.
1.
Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; UBND cấp huyện; Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Trung tâm Hành chính công tỉnh; Trung tâm Dịch vụ việc làm; các Chi cục Thuế có
trách nhiệm tổ chức niêm yết, công khai các thủ tục hành chính này tại trụ sở
làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của đơn vị, địa phương.
2.
Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách
nhiệm cập nhật nội dung thủ tục hành chính đã được công bố lên Cơ sở dữ liệu
quốc gia.
3.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
-
Theo dõi, thực hiện các hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để
kịp thời cung cấp các dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với các
hồ sơ đề nghị thực
hiện các chính
sách hỗ trợ người lao động, người sử
dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thuộc thẩm quyền của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thực hiện
báo cáo các nội dung theo quy định.
-
Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phối hợp các cơ quan Bảo hiểm xã hội; Chi cục thuế; Trung tâm Dịch vụ việc làm để tiếp nhận, xử lý hồ
sơ đề nghị thực hiện các chính sách hỗ trợ do đại dịch Covid-19 theo thẩm quyền.
4.
Đề nghị Chi
nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; các Chi cục Thuế; Trung tâm Dịch vụ việc làm quan
tâm, phối hợp giải
quyết có hiệu
quả các hồ
sơ thực hiện
các chính sách hỗ trợ do
đại dịch Covid-19 theo quy định.
5.
UBND cấp huyện
có trách nhiệm chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức niêm yết, công khai các thủ tục hành
chính tại trụ sở làm việc của địa phương, Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả và tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo thẩm quyền
được giao.
6.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tích hợp, kết
nối cung cấp dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia khi có chỉ đạo, hướng
dẫn của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Điều
4. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Giám đốc Bảo hiểm
xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa;
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh; Chi cục Trưởng các Chi cục
Thuế; Trung tâm hành chính công tỉnh; Trung tâm Dịch vụ việc làm; Chủ tịch UBND
cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ NGƯỜI LAO
ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 THUỘC THẨM QUYỀN CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, UBND CẤP
HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Nai)
Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC)
1. Danh mục TTHC mới ban hành
STT
|
Tên
TTHC
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1.
|
Hỗ trợ người lao động và người sử
dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất do đại dịch COVID-19
|
Bảo hiểm
xã hội
|
Cơ quan
bảo hiểm xã hội
|
2.
|
Hỗ trợ người sử dụng lao
động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm
cho người lao động do đại dịch COVID-19
|
Việc làm
|
Sở Lao động -Thương binh và Xã
hội; cơ quan bảo hiểm xã hội
|
3.
|
Hỗ trợ người lao động ngừng việc
do đại dịch COVID-19
|
Lao
động-Tiền lương
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
2. Danh mục TTHC sửa đổi, bổ sung
STT
|
Số hồ
sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung đổi, bổ sung
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan giải quyết
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1.
|
1.008360
|
Hỗ trợ người lao động tạm hoãn
thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch
COVID-19
|
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính
sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
|
Lao
động, Tiền lương
|
Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
|
2.
|
1.008363
|
Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp do đại dịch COVID-19
|
Việc làm
|
Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
|
3.
|
1.008362
|
Hỗ trợ hộ kinh doanh gặp khó khăn
do đại dịch COVID-19
|
Việc làm
|
Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh
|
4.
|
1.008365
|
Hỗ trợ người sử dụng lao động vay
vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do đại dịch COVID-19
|
Lao
động, Tiền lương
|
Ngân
hàng Chính sách xã hội
|
3. Danh mục TTHC bãi bỏ
STT
|
Số hồ
sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
VBQPPL quy định việc bãi bỏ
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
Ghi
chú
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
|
1.
|
1.008364
|
Hỗ trợ người lao động không có
giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm do đại dịch COVID-19
|
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ người
lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19
|
Việc làm
|
Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
|
Đối với chính sách hỗ trợ
lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do): Nghị quyết số
68/NQ-CP giao các địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân
sách để xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ (điểm 12 Mục
II).
|
Phần 2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG TTHC
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
1. Thủ tục “Hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất do đại dịch
COVID-19”
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trong thời gian từ ngày
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
(gọi tắt là Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30
tháng 6 năm 2022, người sử dụng lao động gửi văn bản đề nghị (theo Mẫu số 01
tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) đến cơ quan bảo
hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
Bước 2: Trong 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã
hội có trách nhiệm xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất. Trường hợp không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp người lao động và
người sử dụng lao động đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo
quy định tại Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số
59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã
hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các
hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến cơ quan
bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội.
- Nộp trực tuyến.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
công ích.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị theo Mẫu số
01 kèm theo Danh sách người lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ
14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định
số 23/2021/QĐ-TTg.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện
Người sử dụng lao động thuộc
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác,
tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
1.6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội.
1.7. Kết quả thực hiện: Xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và
tử tuất. Trường hợp không giải quyết, cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Mẫu số 01: Đề nghị hỗ trợ
của người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
1.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện
1) Người lao động và người
sử dụng lao động đáp ứng đủ các điều kiện sau được tạm dừng đóng vào quỹ hưu
trí và tử tuất 06 tháng tính từ tháng người
sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị:
- Người sử dụng lao động đã
đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến
hết tháng 4 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ
15% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm có văn bản đề
nghị so với tháng 4 năm 2021. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm
bao gồm:
+ Số lao động chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trừ đi số lao động
mới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ
ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày người sử dụng lao động có văn bản đề nghị;
+ Số lao động đang tạm hoãn
thực hiện hợp đồng lao động mà thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
+ Số lao động đang nghỉ việc
không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày
làm việc trở lên trong tháng;
+ Số lao động đang ngừng
việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
- Số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội tính giảm nêu trên chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng làm
việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định
thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều
hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; không bao gồm người lao động nghỉ việc
hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.
2) Trường hợp người lao động
và người sử dụng lao động đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và
tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số
154/NQ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện và được
giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Quyết
định số 23/2021/QĐ-TTg thì tổng thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
tuất do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 không quá 12 tháng.
1.11. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội;
- Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực
hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
2. Thủ tục “Hỗ trợ người sử
dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì
việc làm cho người lao động do đại dịch COVID-19”
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người sử dụng lao
động có nhu cầu hỗ
trợ đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao
động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội xác nhận
về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham
gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ
trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tham gia đào tạo. Cơ
quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề
nghị của người sử dụng lao động.
Bước 2: Người sử dụng lao
động gửi hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính.
Bước 3: Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết
định việc hỗ trợ (theo Mẫu số 04a tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg).
Gửi bản giấy và bản điện tử
Quyết định hỗ trợ đến: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chuyển
kinh phí hỗ trợ trong thời hạn 03 ngày làm việc; người sử dụng lao động để thực
hiện việc chuyển kinh phí cho cơ sở thực hiện việc đào tạo theo phương án đã
được phê duyệt trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Trường hợp không hỗ trợ, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các
hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến cơ quan
bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.
- Nộp trực tuyến.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
công ích.
2.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1) Văn bản đề
nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy
trì việc làm cho người lao động và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ
giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020 theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành
kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
(2) Văn bản của
người sử dụng lao động về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ.
(3) Phương án
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
(4) Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội
về việc người sử dụng lao động đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến
thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối vớingười lao động
tham gia đào tạo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện
Người sử dụng lao động tham gia bảo
hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia
đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng
lao động theo:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao
kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động như trên thì người lao động và
người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm
tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2.6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội; Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
2.7. Kết quả thực hiện: Quyết định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
- Mẫu số 03: Đề nghị hỗ trợ đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao
động;
- Mẫu số 02: Phương án đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm cho người lao động.
2.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện
- Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ ngày
01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
- Đóng đủ bảo hiểm thất
nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ
12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
- Phải thay đổi cơ cấu, công
nghệ trong các trường hợp:
+ Thay đổi cơ cấu tổ
chức, tổ chức lại lao động;
+ Thay đổi quy trình,
công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất,
kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Thay đổi sản phẩm hoặc
cơ cấu sản phẩm.
- Có doanh thu của quý
liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu
cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.
- Có phương án hoặc phối
hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 02 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
2.11. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động;
- Luật Việc làm;
- Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực
hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
3. Thủ tục “Hỗ trợ người lao
động ngừng việc do đại dịch COVID-19”
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người sử dụng lao động đề nghị cơ
quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội
xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Bước 2:
Người sử dụng lao động gửi hồ sơ theo quy định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ
chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
Bước
3: Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Bước
4: Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo
thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5:
Trong 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội thực hiện chi trả cho người lao động.
3.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các
hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến cơ quan
bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện
nơi đặt trụ sở chính.
- Nộp trực tuyến.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
công ích.
3.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1) Bản sao văn bản yêu cầu cách ly của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01
tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
(2) Danh sách người lao động
có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg.
(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động
đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận
nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có
thẩm quyền đối với đối tượng được quy định tại
khoản 2 Điều 18 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc.
3.5. Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao động.
3.6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.7. Kết quả thực hiện: Quyết định phê duyệt Danh
sách và kinh phí hỗ trợ.
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Mẫu số 06: Danh sách người lao động
ngừng việc.
3.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện
Người lao động được hỗ trợ
khi có đủ các điều kiện sau:
- Làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối
tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng
5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại tháng liền kề trước tháng người lao động ngừng việc.
3.11. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động;
- Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực
hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG
1. Thủ tục “Hỗ trợ người lao
động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do đại
dịch COVID-19”
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự
đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục
dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác
xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao
động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội
của người lao động.
Bước 2: Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục gửi hồ sơ theo quy định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ
chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
Bước
3: Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân
cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội).
Bước
4: Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo
Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) thực hiện
chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các
hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến cơ quan
bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện
nơi đặt trụ sở chính.
- Nộp trực tuyến.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
công ích.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1) Bản sao văn bản thỏa thuận
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương;
(2)
Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg;
(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một
trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy
khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết
định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với
người lao động đang mang thai; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi
hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi.
- Số
lượng hồ sơ:
01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện
Doanh nghiệp, hợp tác xã,
đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục.
1.6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.7. Kết quả thực hiện: Quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Mẫu số 05: Danh sách người lao động
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
1.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác
xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ
các điều kiện sau:
- Tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ
ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01
tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
1.11. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động;
- Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực
hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
Ghi chú: Thủ tục được sửa đổi, bổ sung về tên
gọi, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, cơ quan giải
quyết, yêu cầu, điều kiện, mẫu đơn, tờ khai và căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính.
2. Thủ tục “Hỗ trợ người lao
động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện
hưởng trợ cấp thất nghiệp do đại dịch COVID-19”
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có nhu cầu hỗ trợ
gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ
chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
Bước
2: Trước ngày 05 và ngày 20 hằng tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm rà soát,
tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Bước
3: Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước
4: Trong 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt Danh sách hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chỉ đạo Trung
tâm Giới thiệu việc làm thực hiện chi trả hỗ
trợ. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các
hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến Trung
tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nộp trực tuyến.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
công ích.
2.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1)
Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg.
(2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để
đối chiếu của một trong các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc
theo hợp đồng lao động.
+ Quyết định thôi việc.
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
(3) Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo
hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
(4) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một
trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy
khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận
chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với người lao động đang
mang thai; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế
trẻ em chưa đủ 06 tuổi.
-
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện
Người lao động làm việc tại
doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên
hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo
dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2.6. Cơ quan giải quyết: Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.7. Kết quả thực hiện: Phê duyệt Danh sách hỗ trợ.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Mẫu số 07: Đề nghị hỗ trợ của người
lao động chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp.
2.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng lao
động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm
2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau
đây:
+
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
+
Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
2.11. Căn cứ pháp lý
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Ghi chú: Thủ tục được sửa đổi, bổ sung về tên
gọi, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, yêu cầu, điều
kiện thực hiện, tên mẫu đơn, tờ khai và căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.
3. Thủ tục “Hỗ trợ hộ kinh
doanh gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Hộ kinh doanh gửi hồ
sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ
sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022;
Bước
2. Trong 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng
kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục
Thuế;
Bước
3: Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan thẩm định, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp;
Bước
4: Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);
Bước
5: Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê
duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ;
UBND cấp huyện gửi UBND cấp xã Danh sách và kinh phí đã được UBND cấp tỉnh phê
duyệt đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện chi trả. Trường hợp không hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các
hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp đến Ủy
ban nhân dân cấp xã.
- Nộp trực tuyến.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
công ích.
3.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ:
Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 11 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc
3.5. Đối tượng thực hiện: Hộ kinh doanh có đủ điều kiện theo quy định.
3.6. Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi
cục Thuế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.7. Kết quả thực hiện: Phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ.
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Mẫu số 11: Đề nghị hỗ trợ kinh doanh
gặp khó khăn do dịch COVID-19.
3.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện
Hộ kinh doanh được hỗ trợ
khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh,
đăng ký thuế;
- Phải dừng hoạt động từ 15
ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31
tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng,
chống dịch COVID-19.
3.11. Căn cứ pháp lý
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Ghi chú: Thủ tục được sửa đổi, bổ sung về tên
gọi, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, cơ quan giải
quyết, yêu cầu, điều kiện thực hiện, mẫu đơn, tờ khai và căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính.
4. Thủ tục “Hỗ trợ người sử
dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do
đại dịch COVID-19”
4.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người sử dụng lao động đề
nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận danh sách người lao động đang tham gia
bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, cơ quan
bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, làm
căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay.
Người sử dụng lao động tự kê
khai, lập danh sách, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung
thực đối với số lao động ngừng việc, số lao động làm việc theo hợp đồng đang
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; phục hồi sản xuất kinh doanh, trả lương cho
người lao động; có trách nhiệm hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng
Chính sách xã hội và đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 38 Quyết
định số 23/2021/QĐ-TTg.
Bước 2: Người sử dụng lao
động gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi đặt trụ sở
hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú đối với
hộ kinh doanh, cá nhân.Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn chậm nhất đến
hết ngày 25 tháng 3 năm 2022.
Bước 3: Trong 04 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao
động, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay
thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.
Bước 4: Trong 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận tái cấp vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải
ngân đến người sử dụng lao động.
4.2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các
hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến cơ quan
bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Nộp trực tuyến.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
công ích.
4.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ
- Thành phần hồ sơ:
(1) Giấy đề nghị vay vốn
theo Mẫu 12a, 12b, 12c tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
(2) Danh sách người lao động
đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu 13a,13b,13c tại Phụ lục ban hành kèm
theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
(3) Bản sao có chứng thực
hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh;
Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy phép
kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh
doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng
nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).
(4) Giấy ủy quyền (nếu có).
(5) Bản sao văn bản về việc
người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5
năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 (đối với vay vốn trả lương phục hồi
sản xuất, kinh doanh).
(6) Phương án hoặc kế hoạch
phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 38
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
(7) Bản sao thông báo quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử dụng
lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc.
4.5. Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao động có đủ
các điều kiện theo quy định.
4.6. Cơ quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội,
Ngân hàng Chính sách xã hội.
4.7. Kết quả thực hiện: Phê duyệt cho vay.
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
- Mẫu số 12a: Đề nghị vay vốn trả lương
ngừng việc cho người lao động;
- Mẫu số 12b: Đề nghị vay
vốn trả lương phục
hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động);
- Mẫu số 12c: Đề nghị vay
vốn trả lương phục
hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận
tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng);
- Mẫu số 13a: Danh sách
người lao động bị
ngừng việc
do ảnh hưởng của
đại dịch
COVID-19;
- Mẫu số 13b: Danh sách
người lao động được
người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng
đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động);
- Mẫu số 13c: Danh sách
người lao động được
người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng
đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du
lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng).
4.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện
1) Người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc khi có
đủ các điều kiện sau:
- Có người lao động làm việc
theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước
thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở
lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01
tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.
- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
2) Người sử dụng lao động
được vay vốn trả lương cho người lao động để phục hồi sản xuất, kinh doanh khi
có đủ các điều kiện sau:
a) Đối với người sử dụng lao
động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết
ngày 31 tháng 3 năm 2022;
- Có người lao động làm việc
theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay
vốn;
- Có phương án hoặc kế hoạch
phục hồi sản xuất, kinh doanh;
- Không có nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
b) Đối với người sử dụng lao
động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Có người lao động làm việc theo hợp
đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn;
- Có phương án hoặc kế hoạch
phục hồi sản xuất, kinh doanh;
- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại
thời điểm đề nghị vay vốn.
4.11. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động;
- Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách
hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Ghi chú: Thủ tục được sửa đổi, bổ
sung về tên gọi, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết, cơ
quan giải quyết, yêu cầu, điều kiện thực hiện, mẫu đơn, tờ khai và căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|