Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 250/2004/QĐ-UB về quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 250/2004/QĐ-UB
Ngày ban hành 09/06/2004
Ngày có hiệu lực 24/06/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Võ Thanh Tòng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 250 /2004/QĐ-UB

TP. Cần Thơ, ngày 09 tháng 6 năm 2004

 

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/08/2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ; Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/07/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ; Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/09/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Giám đốc Sở Tư pháp,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 233/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đồng thời, vẫn giữ nguyên những giá trị pháp lý của Quyết định số 234/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND thành phố V/v phân loại chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Quyết định số 235/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND thành phố V/v ban hành nội quy chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Điều 3. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- VPCP (HN-TPHCM)
- Bộ Tư pháp, Cục kiểm tra văn bản QPPL
- Bộ Thương Mại
- TT.TU, TT.HĐND&UBNDTP
- VP. TU và các Ban Đảng
- Các Sở, Ban, Ngành TP
- UBMTTQ và các đoàn thể
- UBND quận, huyện
- VPUBNDTP (4)
- Lưu (TTLT)

TM. UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHỦ TỊCH




Võ Thanh Tòng

 

Điều 1. Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.

Điều 2. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hộ kinh doanh, những người sản xuất nhỏ tự sản tự tiêu, tự nguyện chấp hành nội quy chợ thì đều được phép hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa trong chợ.

Điều 3. Nghiêm cấm việc lấn chiếm lòng, lề đường và hành lang bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, hành lang bảo vệ lưới điện và các mặt bằng công cộng khác để tổ chức họp chợ dưới mọi hình thức.

Điều 4. Quy chế này nhằm hệ thống, xác định một số nguyên tắc chủ yếu trong hoạt động tổ chức quản lý, khai thác và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ phù hợp với thực tế tại địa phương.

Điều 5. Chợ được phân thành 3 loại: chợ loại I, chợ loại II, chợ loại III. Việc phân loại chợ thực hiện theo quy định tại Điều 3, Chương I Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ

Điều 6. Hình thức tổ chức quản lý, khai thác chợ

Có 2 hình thức tổ chức quản lý, khai thác chợ:

1. Hình thức Ban hay Tổ quản lý chợ hoạt động theo nguyên tắc đơn vị sự nghiệp có thu (gọi tắt là hình thức Ban quản lý).

Theo hình thức này sẽ có Ban quản lý chợ đối với chợ loại I, loại II và một số chợ loại III (những chợ phù hợp với quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa của dân cư liên xã, liên vùng, có quy mô từ 100 điểm kinh doanh trở lên hoạt động và có nguồn thu ổn định, có vai trò, vị trí nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương); Tổ quản lý chợ đối với những chợ còn lại (chợ không lập Ban quản lý).

Căn cứ tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc giao cho Ban quản lý chợ quản lý một chợ hoặc một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp tại Điều 7 Quy chế này. Trường hợp lập Ban quản lý liên chợ thì ở từng chợ trực thuộc có thể lập Ban hay Tổ điều hành chợ; khi quyết định thành lập Ban quản lý liên chợ, UBND cấp có thẩm quyền quy định cụ thể về tổ chức Ban hay Tổ điều hành các chợ trực thuộc.

2. Hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ thực hiện theo quy định tại điều 9, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

Điều 7. Phân cấp quản lý chợ

1. Cấp thành phố

1.1. UBND thành phố chỉ đạo chung việc lập quy hoạch phát triển chợ, quản lý đầu tư xây dựng chợ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn thành phố và thực hiện quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

1.2. Sở Thương mại là cơ quan tham mưu phối hợp các ngành có liên quan giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chợ, cụ thể như sau:

a) Hướng dẫn các quận, huyện lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn. Trên cơ sở đó lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới chợ của thành phố trình UBND thành phố phê duyệt.

[...]