Quyết định 25/2008/QĐ-UBND về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 - 2012 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 25/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/06/2008
Ngày có hiệu lực 27/06/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Trung
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2008/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 17 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2008 - 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 - 2012 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Sở Tư pháp, cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nội dung chương trình.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
 KT. CHỦ TỊCH
 PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Trung

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2008 - 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỂN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 17/6 /2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

I. MỤC TIÊU - YÊU CẦU

1. Mục tiêu:

 Nâng cao sự tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; phổ biến kịp thời và đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến đời sống nhân dân; tạo bước phát triển mới trong công tác phổ biến pháp luật, đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật hoạt động thường xuyên và liên tục, từng bước xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Yêu cầu:

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự chủ động tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội.

- Kế thừa kết quả, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền được đề ra trong Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.

- Tiếp tục đa dạng hóa, sử dụng và khai thác có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; lựa chọn những nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng và địa bàn. Chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể, liên quan trực tiếp đến cán bộ và nhân dân.

- Phổ biến có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương kết hợp với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

- Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp, xét xử lưu động, tiếp xúc cử tri; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống và bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thực hiện đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; thực hiện các phong trào quần chúng nhân dân ở cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT:

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức:

[...]