ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
248/QĐ-UBND
|
Tuyên
Quang, ngày 05 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG
TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết số 15-NQ/TU
ngày 22/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XVI) về kiên cố hóa kênh mương,
bê tông hóa đường giao thông nội đồng và xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ
nhân dân gắn với sân thể thao và khuôn viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 -
2020; Kết luận số 25-KL/TU ngày 13/4/2016 của Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Kỳ
thứ 4);
Căn cứ Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới;
Căn cứ Công văn số
2003/TTg-KTN ngày 05/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc huy động vốn đóng
góp của dân để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-UBND
ngày 29/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông
thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 51/TTr-SGTVT ngày 16/5/2016 về việc đề nghị
phê duyệt Đề án bê tông hóa đường giao thông nội đồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Báo cáo số 399/BC-SKH ngày 11/7/2016 về việc thẩm định Đề án bê tông hóa
đường giao thông nội đồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến
năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Phê duyệt Đề án bê tông hóa đường giao thông nội đồng tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, với những nội dung
chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
- Đến năm 2020:
Phấn đấu bê tông hóa trên 35% số km đường giao thông nội đồng, trong đó ưu tiên
tập trung thực hiện ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới và một số tuyến đường phục
vụ cho các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của tỉnh.
- Đến năm 2025:
Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng giao thông nội đồng và phấn đấu có
trên 70% số km đường giao thông trục chính nội đồng toàn tỉnh được bê tông hóa
theo quy định.
II. NHIỆM VỤ, NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhiệm vụ
1.1. Giai đoạn
2016 - 2020: Xây dựng trên 414,18 km đường nội đồng cho 30 xã đạt chuẩn nông
thôn mới và một số tuyến đường phục vụ cho các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của
tỉnh (cam, chè, mía), trong đó:
- Xây dựng
115,06 km đường nội đồng của 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Xây dựng
299,12 km đường nội đồng cho các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của tỉnh (cam,
chè, mía).
1.2. Giai đoạn
2021 - 2025: Xây dựng trên 520 km đường giao thông nội đồng, nâng tỷ lệ đường
giao thông nội đồng toàn tỉnh được bê tông hóa trên 70%.
2. Tiêu chuẩn
kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ
thuật lựa chọn là đường cấp B với nền đường rộng 5 m, mặt đường rộng 3 m (theo
Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn
lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020).
3. Kinh phí
thực hiện đề án và chính sách hỗ trợ
3.1. Tổng kinh phí thực hiện đề án: 625.598 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2016 -
2020: kinh phí thực hiện ước tính: 275.558 triệu đồng.
- Giai đoạn 2021 -
2025: kinh phí thực hiện ước tính: 350.404 triệu đồng.
3.2. Nguồn vốn
và chính sách hỗ trợ
- Ngân sách
tỉnh hỗ trợ:
+ Hỗ trợ 100% xi
măng, ống cống (nếu có) và chi phí vận chuyển, bốc xếp xi măng, ống cống
đến địa điểm thi công gần nhất ô tô có thể đi được.
+ Hỗ trợ kinh phí cho
công tác quản lý 02 triệu đồng/km.
- Đóng góp của nhân
dân: tự nguyện hiến đất và giải phóng mặt bằng; xe, máy, thiết bị, nhân công
đào đắp, san gạt, lu lèn nền đường, công trình thoát nước ngang, rãnh dọc, lề
đường, đổ bê tông mặt đường; cấp phối sỏi sạn hoặc cấp phối đá dăm để bù phụ, tạo
móng làm phẳng nền của đoạn đường cao phải đào hạ và đoạn thấp phải đắp nâng
cao; kinh phí để mua vật liệu cát, sỏi và các vật liệu khác (nếu cần) để
đảm bảo chất lượng công trình.
4. Phân kỳ đầu
tư
4.1. Thực hiện bê
tông hóa đường giao thông nội đồng giai đoạn 2016 - 2020: Tổng số đường cần bê
tông hóa là 414,18 km, kinh phí thực hiện ước tính: 275.558 triệu đồng. Trong
đó Nhà nước: 124.306 triệu đồng, nhân dân đóng góp 151.252 triệu đồng.
4.2. Thực hiện bê
tông hóa đường giao thông nội đồng giai đoạn 2021 - 2025: Tổng số đường cần bê
tông hóa là 520 km, kinh phí thực hiện ước tính 350.404 triệu đồng.
(Có biểu tổng hợp
kế hoạch thực hiện kèm theo)
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thành lập Ban chỉ
đạo bê tông hóa đường giao thông nội đồng của tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải làm Phó Trưởng ban Thường
trực, thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố.
1. Trách nhiệm
của các sở ngành, chính quyền địa phương
1.1. Trách nhiệm
của Sở Giao thông Vận tải
- Là cơ quan
Thường trực có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo
bê tông hóa đường giao thông nội đồng của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề
án.
- Thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải; hướng dẫn các địa phương thực hiện
các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng xây dựng công trình
giao thông.
- Chủ trì, phối hợp
với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp lập kế hoạch của từng năm trình Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Ban hành thiết kế
mẫu, lập dự toán mẫu, hướng dẫn thủ tục trình tự kỹ thuật thi công bê tông hóa
đường giao thông nội đồng. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc
các địa phương tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các huyện,
thành phố.
- Đôn đốc, tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo quy định.
1.2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Tham mưu, đề xuất
với Ủy ban nhân dân tỉnh về nguồn kinh phí thực hiện Đề án hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải đề xuất phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các
huyện, thành phố theo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
1.3. Sở Tài
chính
- Chủ trì xây dựng
cơ chế và nguyên tắc phân bổ vốn vay ưu đãi cho chương trình bê tông hóa đường
giao thông nội đồng.
- Phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch vốn cho đề án.
- Hướng dẫn công
tác quản lý sử dụng và quyết toán nguồn vốn được hỗ trợ; kiểm tra cấp huyện, cấp
xã thực hiện thanh, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ chương trình bê tông hóa
đường giao thông nội đồng.
1.4. Các Sở,
ban, ngành cấp tỉnh
Theo chức năng,
nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong quá
trình tổ chức thực hiện Đề án.
1.5. Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố
- Thành lập
Ban chỉ đạo bê tông hóa đường giao thông nội đồng cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng (đối với
các huyện), Phòng Quản lý đô thị (đối với thành phố) làm Phó Trưởng ban Thường
trực, thành viên là các phòng, ban có liên quan.
- Hàng năm,
rà soát, tổng hợp nhu cầu các tuyến đường giao thông nông nội đồng của các xã cần
được bê tông hóa; tổ chức thẩm
định, duyệt danh mục các đầu điểm công trình cần đầu tư đảm bảo theo đúng tiêu
chí đã đề ra, trong đó ưu tiên lựa chọn các tuyến đường thẳng, đẹp thuộc các
cánh đồng lớn, tập trung nhiều hộ sản xuất để đầu tư. Lập kế hoạch thực hiện gửi
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải.
- Chịu trách
nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông
nội đồng trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng
dẫn, đôn đốc các xã thực hiện theo kế hoạch và thanh toán nguồn kinh phí hỗ trợ
đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
- Thực hiện
việc Sơ kết 6 tháng, hàng năm và tổng kết Đề án theo quy định.
1.6. Ủy ban
nhân dân cấp xã
- Thành lập
Ban chỉ đạo bê tông hóa đường giao thông nội đồng của xã do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã làm Trưởng ban, thành viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thể của
xã và trưởng thôn, xóm, bản.
- Tăng cường công
tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia xây dựng đường giao thông nội
đồng, đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên và nhân rộng
phong trào.
- Thực hiện khảo
sát, lập thủ tục, tính toán ngày công cho từng tuyến đường, tổ chức họp dân và
lập văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cho đầu tư xây dựng.
- Huy động các nguồn
vốn đóng góp của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xây dựng
đường giao thông nội đồng.
- Chủ trì triển
khai, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và quản lý mọi mặt công tác bê tông hóa đường giao
thông nội đồng trên địa bàn.
- Tổ chức nghiệm
thu bàn giao các tuyến đường đã xây dựng xong cho thôn, bản, tổ nhân dân sử dụng
và quản lý; quyết toán khối lượng vật liệu, xi măng, ống cống hoặc nguồn kinh
phí được tỉnh hỗ trợ với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thực hiện việc
quản lý, bảo trì hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn.
- Báo cáo Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch theo định
kỳ.
2. Trách nhiệm
của tổ chức xã hội, đoàn thể
- Tuyên truyền vận
động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác xây dựng, quản lý khai
thác bảo vệ công trình giao thông.
- Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc các cấp kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
vận động nhân dân xây dựng và hưởng ứng tích cực các phong trào xây dựng nông
thôn mới; huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, đặc biệt là trong nhân dân để thực
hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Cùng với các cấp, ngành, địa
phương xây dựng, giám sát, vận động nhân dân thực hiện các quy định, quy chế,
hương ước làng xã nông thôn mới.
Điều 2. Giao trách nhiệm
1. Sở Giao thông Vận tải là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Định
kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo, đề xuất biện pháp chỉ đạo việc thực hiện Đề án
này với Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của địa
phương mình; hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng
gửi Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp).
3. Các sở, ban, ngành thực
hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; đồng thời có trách
nhiệm tổ chức thực hiện nội dung Đề án được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định
này, đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Điều
3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (Báo cáo)
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trưởng Phòng KT CNLN;
- Lưu VT, (Dt 60).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Quang
|
BIỂU
TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG, KINH PHÍ THỰC HIỆN BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
(Kèm theo Quyết định
số 248/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Số TT
|
Huyện, thành phố
|
Tổng số Km thực hiện
giai đoạn 2016 - 2025
|
Tổng Kinh phí thực
hiện Đề án (Tr. Đồng)
|
Phân kỳ đầu tư
|
Giai đoạn 2016 -
2020
|
Giai đoạn 2021 -
2025
|
Số Km thực hiện
|
Kinh phí (Tr. Đồng)
|
Số Km thực hiện
|
Kinh phí (Tr. Đồng)
|
1
|
Thành phố Tuyên
Quang
|
14,85
|
8.587,86
|
14,85
|
8.588
|
|
|
2
|
huyện Sơn Dương
|
247,40
|
169.704,40
|
106,50
|
73.054
|
140,90
|
96.650
|
3
|
huyện Yên Sơn
|
206,74
|
130.882,63
|
50,09
|
31.713
|
156,65
|
99.169
|
4
|
huyện Hàm Yên
|
147,32
|
98.446,52
|
125,24
|
83.695
|
22,08
|
14.752
|
5
|
huyện Chiêm Hóa
|
230,97
|
148.996,26
|
100,40
|
64.764
|
130,58
|
84.233
|
6
|
huyện Na Hang
|
56,25
|
44.183,14
|
3,65
|
2.867
|
52,60
|
41.316
|
7
|
huyện Lâm Bình
|
30,65
|
24.796,41
|
13,45
|
10.877
|
17,21
|
13.919
|
Tổng cộng
|
934,18
|
625.598
|
414,18
|
275.558
|
520,00
|
350.040
|