BỘ TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2463/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày
23 tháng 11 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CÔNG TÁC KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, KẾT LUẬN, CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ,
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, LÃNH ĐẠO BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13
tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 42/2014/QĐ-TTg ngày 27
tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết
luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp (sau đây
gọi tắt là Tổ công tác).
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh sách Tổ công tác và
Quy chế hoạt động của Tổ công tác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các
cá nhân có tên trong Danh sách Tổ công tác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để t/h);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg CP thường trực Trương Hòa Bình (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để biết);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cục CNTT (để đăng Cổng TTĐT);
- Lưu: VT, VP (PTH).
|
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long
|
DANH SÁCH
TỔ CÔNG TÁC KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, KẾT LUẬN,
CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, LÃNH ĐẠO BỘ TƯ PHÁP
(Kèm theo Quyết định số 2463/QĐ-BTP ngày 23/11/2016 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
TT
|
Họ và tên
|
Chức vụ, đơn vị
|
Trách nhiệm
|
1.
|
Đỗ Đức Hiển
|
Chánh Văn phòng Bộ
|
Tổ trưởng Tổ công tác
|
2.
|
Nguyễn Quốc Hoàn
|
Phó Chánh Văn phòng Bộ
|
Tổ phó Tổ công tác
|
3.
|
Đinh Trung Tụng
|
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp
|
Thành viên
|
4.
|
Nguyễn Thị Tố Nga
|
Vụ trưởng
Vụ Thi đua – Khen thưởng
|
Thành viên
|
5.
|
Nguyễn Thanh Thủy
|
Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Thi hành án dân sự
|
Thành viên
|
6.
|
Nguyễn Đỗ Kiên
|
Phó Vụ trưởng
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Thành viên
|
7.
|
Trần Anh Đức
|
Phó Vụ trưởng
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật
|
Thành viên
|
8.
|
Nguyễn Huy Hùng
|
Phó Vụ trưởng
Vụ Kế hoạch – Tài chính
|
Thành viên
|
9.
|
Lê Văn Duyên
|
Phó Cục trưởng
Cục Công nghệ thông tin
|
Thành viên
|
10.
|
Tạ Thị Tài
|
Phó Chánh Thanh tra
Thanh tra Bộ
|
Thành viên
|
11.
|
Lê Tuấn Phong
|
Trưởng phòng Tổng hợp
Văn phòng Bộ
|
Thành viên
|
12.
|
Đào Quang Vinh
|
Chuyên viên Phòng Tổng hợp
Văn phòng Bộ
|
Thư ký Tổ công tác
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ,
KẾT LUẬN, CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, LÃNH ĐẠO BỘ TƯ PHÁP
(Kèm theo Quyết định số 2463/QĐ-BTP
ngày 23/11/2016 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên
tắc, phương thức hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết
luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Tổ công tác).
2. Thành viên Tổ công tác, các đơn vị thuộc Bộ, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực
hiện nghiêm túc nội dung quy định tại Quy chế này.
Điều 2.
Phương thức hoạt động của Tổ công tác
1. Tổ công
tác tổ chức các phương thức hoạt động, làm việc của Tổ phù hợp với tính chất,
nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ trưởng giao; thành
lập Đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại các các đơn vị thuộc Bộ.
2. Tổ công tác họp trước khi
tiến hành kiểm tra các đơn vị hoặc trong trường hợp cần thiết
theo yêu cầu của Bộ trưởng, Tổ trưởng
Tổ công tác. Bên cạnh hình thức họp trực tiếp để thảo luận,
Tổ công tác có thể lấy ý kiến tham gia của các thành viên bằng văn bản.
3. Khi thành lập Đoàn kiểm tra, Tổ công tác có thể mời đại diện các đơn vị có
liên quan tham gia Đoàn kiểm tra.
Điều 3.
Nguyên tắc hoạt động của Tổ công tác
1. Tổ công tác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm của Tổ trưởng; mỗi thành viên Tổ công tác chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng, Tổ trưởng Tổ công tác trong phạm vi
nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ công tác sử dụng con dấu quốc
huy của Bộ Tư pháp.
3. Công khai, minh bạch, khách
quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CỦA TỔ CÔNG TÁC
Điều 4. Vị
trí, chức năng của Tổ công tác
1. Vị trí
Tổ công tác do Bộ trưởng Bộ
Tư pháp thành lập, hoạt động dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng về thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Chức năng
a) Kiểm tra
các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ, kết
luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ.
b) Phối hợp với Văn phòng Bộ
trong việc theo dõi, đôn đốc các đơn
vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Lãnh đạo Bộ.
Điều 5. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Tổ công tác
1. Quyết định thành lập Đoàn kiểm
tra để kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện
nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ.
2. Kiểm tra việc phân loại văn bản,
cập nhật nhiệm vụ, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Lãnh đạo Bộ tại các đơn vị thuộc Bộ.
3. Kiểm tra việc thực hiện
Quyết định số 1869/QĐ-BTP ngày 26/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy
chế theo dõi, đôn đốc, cập nhật tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp tại các đơn vị thuộc Bộ.
4. Đánh giá tiến độ, chất lượng, kết
quả thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Lãnh đạo Bộ so với yêu cầu đề ra; có ý kiến về sự phù hợp của nhiệm
vụ, kết luận, chỉ đạo đã giao so với thực tiễn.
5. Kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo
đã giao để tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng hoặc đề
nghị Bộ trưởng có ý kiến với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng
giải quyết, biện pháp điều chỉnh các
nhiệm vụ được giao.
6. Sau mỗi đợt
kiểm tra, báo cáo đầy đủ và chính xác tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết
luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ; kiến nghị các biện pháp khắc
phục những tồn tại, hạn chế của các các đơn vị thuộc Bộ được
kiểm tra; kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định (nếu có) với Bộ
trưởng.
Điều 6. Nhiệm
vụ, quyền hạn của các thành viên Tổ công tác
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng
Tổ công tác:
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng về các nhiệm vụ và các mặt hoạt động của Tổ công tác;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ của Tổ công tác;
c) Điều hành, phân công, chỉ đạo
các thành viên Tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ được giao;
d) Ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và nội dung kiểm tra;
đ) Triệu tập và chủ trì, kết
luận các cuộc họp của Tổ công tác; ký các văn bản của Tổ công tác gửi Bộ
trưởng và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;
e) Báo cáo Bộ trưởng về kết quả hoạt động của Tổ công tác; kết quả kiểm
tra và các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra các đơn
vị thuộc Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ, kết
luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ;
g) Báo cáo, trình Bộ trưởng
sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Tổ công tác; bổ sung, thay
thế thành viên khi cần thiết.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ phó
Tổ công tác:
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng, Tổ trưởng Tổ công tác về các nhiệm vụ được phân công;
b) Chỉ đạo, điều hành các hoạt động
của Tổ công tác theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác hoặc khi được Tổ trưởng Tổ công tác
ủy quyền;
c) Chủ trì,
kết luận các cuộc họp của Tổ công tác; ký các văn bản điều hành hoạt động của
Tổ công tác và các văn bản liên quan đến việc kiểm tra các
đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ, kết luận,
chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ theo
sự phân công hoặc ủy quyền của Tổ trưởng Tổ công tác;
d) Điều hành, đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác trong phạm
vi nhiệm vụ được giao;
đ) Báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác về
kết quả thực hiện các công việc, các mặt hoạt động đã được ủy quyền.
3. Nhiệm vụ của thành viên Tổ công
tác:
a) Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng
Tổ công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Kịp thời phát hiện những vướng
mắc, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kết luận,
chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ, đề xuất giải quyết những vướng mắc, bất cập đó;
c) Đề xuất các nội dung kiểm tra
thuộc lĩnh vực theo dõi, phụ trách của đơn vị mình; chuẩn
bị tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra do mình đề xuất hoặc theo phân công
của Tổ trưởng Tổ công tác;
d) Đề cao trách nhiệm, phối hợp chặt
chẽ với Thư ký Tổ công tác trong xử
lý công việc, đặc biệt trong tham mưu, đề xuất các nội dung kiểm tra;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi
được phân công.
4. Nhiệm vụ của Thư ký Tổ công
tác:
a) Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng
Tổ công tác về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Tổng hợp và giúp Tổ trưởng Tổ
công tác điều phối các hoạt động của Tổ công tác;
c) Tham mưu, giúp Tổ trưởng Tổ
công tác trong việc triển khai các nhiệm vụ, hoạt động của Tổ công tác;
d) Tham mưu, đề xuất với Tổ trưởng
Tổ công tác về việc thành lập Đoàn kiểm tra và nội dung kiểm tra, trình Tổ trưởng
Tổ công tác quyết định;
đ) Đôn đốc các đơn vị thuộc
Bộ chuẩn bị báo cáo, tài liệu liên quan theo yêu cầu của Tổ công
tác.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi
được phân công.
Điều 7. Mối
quan hệ công tác và chế độ thông tin báo cáo
1. Tổ công tác, Đoàn kiểm tra có quyền
yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, cá nhân có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin,
tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ.
2. Các đơn vị thuộc Bộ, cá nhân có
liên quan có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc
triển khai thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Lãnh đạo Bộ và liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Tổ công
tác hoặc Đoàn kiểm tra.
3. Tổ công tác có trách nhiệm báo
cáo định kỳ hàng tháng tại giao ban Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng về tình hình, kết quả
hoạt động của Tổ công tác.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 8. Kinh
phí hoạt động của Tổ công tác
Kinh phí hoạt động của Tổ công tác
được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Văn phòng Bộ. Việc thanh, quyết toán kinh phí hoạt động của Tổ công tác thực hiện
theo quy định hiện hành.
Điểu 9. Tổ chức
thực hiện
1. Các đơn vị thuộc Bộ tạo điều kiện cho Tổ công tác, Đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ, không
làm cản trở đến hoạt động của Tổ công tác và Đoàn kiểm tra.
2. Trong quá trình hoạt động, thực
thi nhiệm vụ của Tổ công tác, nếu có khó khăn, vướng mắc, Tổ trưởng Tổ công tác
trực tiếp báo cáo Bộ trưởng để cho ý kiến chỉ đạo, giải
quyết./.