Quyết định 246/QĐ-VPCP năm 2021 về phân công công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Số hiệu 246/QĐ-VPCP
Ngày ban hành 04/05/2021
Ngày có hiệu lực 04/05/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Trần Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 246/QĐ-VPCP

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VÀ CÁC PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ:

Căn cứ Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 Thủ tướng Chính phvề việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó thủ tướng Chnh ph;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc phân công

1. Tuân thủ quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ.

2. Phù hợp với Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ và các quy chế, quy định khác của Văn phòng Chính phủ.

3. Phân công xử lý, giải quyết công việc đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của Quy chế làm việc của Chính phủ, Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ và các quy chế, quy định khác có liên quan.

4. Đề cao trách nhiệm cá nhân, chủ động phối hợp, trao đổi thông tin, phát huy trí tuệ tập thể trong xử lý công việc. Bảo đảm dân chủ, minh bạch, thống nhất trong điều hành công việc của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.

5. Bảo đảm hài hòa, hợp lý, phát huy năng lực sở trường, kinh nghiệm của từng cá nhân; không chồng chéo, không bỏ trống nhiệm vụ.

6. Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) xem xét, điều chỉnh việc phân công công việc của các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Phó Chủ nhiệm) để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Văn phòng Chính phủ.

Điều 2. Trách nhiệm và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và các nội dung sau đây:

a) Chịu trách nhiệm chung và trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ;

b) Phân công các Phó Chủ nhiệm giúp Bộ trưởng. Chủ nhiệm theo dõi, chỉ đạo, xử lý công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm trong từng lĩnh vực công tác của Văn phòng Chính phủ; theo dõi và chỉ đạo các Vụ, Cục, đơn vị được phân công;

c) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo, xử lý công việc đã phân công cho các Phó Chủ nhiệm;

d) Khi vắng mặt tại cơ quan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy nhiệm Phó Chủ nhiệm thường trực hoặc Phó Chủ nhiệm khác thay mặt Bộ trưởng, Chủ nhiệm chỉ đạo công tác chung của Văn phòng Chính phủ và giải quyết các công việc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm phụ trách.

2. Phó Chủ nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo dõi, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Thay mặt Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý các công việc thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân công; kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng, Chủ nhiệm đối với những vấn đề quan trọng hoặc những công việc liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm, trước Thủ tướng, Phó Thủ tướng và trước pháp luật về những công việc thuộc lĩnh vực được phân công;

b) Chỉ đạo xử lý các công việc cụ thể theo từng lĩnh vực chuyên môn được phân công; thường xuyên nắm bắt thông tin, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Bộ trưởng, Chủ nhiệm tham mưu cho Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần quan tâm chỉ đạo, giải quyết; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, thực hiện đúng chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ giao;

c) Chỉ đạo xử lý công tác quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành theo từng lĩnh vực chuyên môn được phân công;

d) Chỉ đạo xử lý hồ sơ, ký phiếu trình Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, ký văn bản thuộc lĩnh vực phân công tại Điều 3 Quyết định này và chịu trách nhiệm toàn diện về ý kiến, quyết định của mình;

đ) Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Vụ, Cục, đơn vị được phân công thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm các Quy chế của cơ quan, giữ gìn đoàn kết nội bộ, quan hệ công tác chặt chẽ với các đơn vị trong Văn phòng Chính phủ;

[...]