Quyết định 2440/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 2440/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/08/2017
Ngày có hiệu lực 11/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2440/QĐ-UBND

An Giang, ngày 11 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN THEO PHƯƠNG CHÂM 4H”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2016 - 2017;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 810/ TTr-SKHCN ngày 29 tháng 7 năm 2017 về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H”, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu đề tài:

a) Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất lúa theo hướng hợp tác, hiện đại, hài hòa thân thiện với môi trường và có hiệu quả cao; đồng thời góp phần tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh An Giang.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng thành công mô hình cánh đồng lớn theo hướng 4H (Hợp tác - Hiện đại - Hài hòa, thân thiện môi trường - Hiệu quả) với quy mô 100 ha tại huyện Thoại Sơn đạt các tiêu chuẩn hữu cơ EU, USDA, JAS và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận An Giang; tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh An Giang;

- Xây dựng các vùng nguyên liệu lúa gạo ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với quy mô, diện tích sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đồng nhất, đồng chất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo cho An Giang;

- Tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, tuyệt đối không dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật và có cam kết tiêu thụ 100%; Giá thành sản phẩm giảm ít nhất 20% so với sản xuất truyền thống;

- Xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ, gắn kết các giải pháp bảo quản, sơ chế, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ EU, USDA, JAS và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận An Giang;

- Đào tạo, nâng cao năng lực (chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân, doanh nghiệp) phục vụ phát triển mô hình;

- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H tỉnh An Giang trên cơ sở phát triển hệ thống canh tác, phát triển vùng trồng, quy trình công nghệ canh tác, sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, phát triển chuỗi giá trị và thị trường tiêu thụ;

c) Các mục tiêu cụ thể cần đạt được đối với các tiêu chí trong 4H:

- Hợp tác: Mô hình có giải pháp giải quyết nội dung cần phải hợp tác giữa các nông dân để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã. Về lâu dài sử dụng hợp tác xã để làm trung gian liên kết nông dân với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có liên kết nhau để cung cấp yếu tố sản xuất đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã;

- Hiện đại: Mô hình hướng đến nền sản xuất và quản lý mang tính hiện đại. Ngoài việc tuân thủ quy trình, kỹ thuật sản xuất để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được cấp giấy chứng nhận còn hướng đến việc quản lý sản xuất theo hướng nông nghiệp thông minh sau này;

- Hài hòa: Mô hình làm rõ yếu tố hài hòa lợi ích các bên tham gia và bảo vệ môi trường ngay cả khi kết thúc thời gian thực hiện mô hình;

- Hiệu quả: Mô hình thể hiện hiệu quả và tác động về kinh tế và xã hội mà mô hình đạt được. Khi kết thúc thời gian thực hiện đề tài cần có đánh giá hiệu quả cả về định tính lẫn định lượng, nhất là các chỉ số về kinh tế để có thể làm khuôn mẫu so sánh sau này.

2. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.

3. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Công Thành.

4. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2020).

5. Nội dung thực hiện:

[...]