UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/2017/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu,
ngày 14 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ VIỆC ÁP DỤNG QUY TRÌNH
THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT
SẢN XUẤT GẮN VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN, XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09
tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng
quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25
tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26
tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục
sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ
việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số
01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một
số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 199/TTr-SNN ngày 14 tháng 8 năm
2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức
hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và
phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây
dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên
quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển
khai thực hiện.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dâ tỉnh, Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc
Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu,
Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày 24 tháng 9 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp
(để kiểm tra);
- TT. HĐND; Các Ban của HĐND TỈNH;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (để giám sát);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
- Các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học (để đăng Công báo);
- Lưu: VT, MT (QPPL 01).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Dương Thành Trung
|
QUY ĐỊNH
MỨC HỖ TRỢ VIỆC ÁP DỤNG QUY
TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN
KẾT SẢN XUẤT GẮN VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN, XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm
2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quyết
định này quy định mức hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt (mô hình chuỗi, cung cấp thực phẩm nông sản,
thủy sản an toàn) khuyến khích liên kết sản xuất, gắn với sơ
chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thủy sản trên địa
bàn tỉnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các
doanh nghiệp trong nước, hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông
dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là các tổ chức đại diện
của nông dân) sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy
sản an toàn thuộc danh mục sản phẩm được hỗ trợ tại Điều 3 Quy định này.
Điều 3. Danh mục sản phẩm được hỗ trợ theo Quy định này
1.
Sản phẩm trồng trọt: rau, quả, lúa;
2.
Sản phẩm chăn nuôi: heo (lợn), gia cầm,
thủy cầm;
3.
Sản phẩm thủy sản: tôm sú, tôm thẻ chân
trắng, cá rô phi.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi, hỗ trợ
Trong
trường hợp cùng thời gian, một nội dung có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ các
chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một
chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
Chương II
QUY ĐỊNH
CỤ THỂ
Điều 5. Điều kiện nhận ưu đãi, hỗ trợ
1. Điều kiện nhận
ưu đãi, hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong
nông nghiệp và thủy sản.
Tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình sản xuất, sơ chế sản phẩm nông sản, thủy sản phải có đủ các điều kiện
sau:
a) Áp dụng VietGAP
trong sản xuất, sơ chế sản phẩm;
b) Có hợp đồng tiêu thụ
hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm.
2.
Điều kiện nhận ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
a) Điều
kiện hưởng ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp phải có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác
để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với mua nông sản của
hộ nông dân hoặc tổ chức đại diện của nông dân trong dự án cánh đồng lớn.
- Có
vùng nguyên liệu đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu và có hệ thống sấy,
kho chứa, cơ sở chế biến bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
theo hợp đồng.
- Có
phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại Điểm a, Khoản
2, Điều 6 của Quy định này và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Điều
kiện hưởng ưu đãi, hỗ trợ đối với tổ chức đại diện của nông dân.
- Có
hợp đồng và thực hiện cung ứng đầu vào cho sản xuất hoặc tổ chức sản xuất hoặc
tiêu thụ nông sản cho các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn.
- Có
phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại Điểm b, Khoản
2, Điều 6 của Quy định này và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Điều
kiện hưởng ưu đãi, hỗ trợ đối với nông dân.
Hộ
nông dân cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp đồng đã ký và
được cấp có thẩm quyền xác nhận.
Điều 6. Một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ.
1. Chính sách hỗ trợ
việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và
thủy sản.
a) Ngân sách nhà nước
đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất,
mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự
án sản xuất nông sản, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Ngân sách nhà nước
hỗ trợ
- Hỗ trợ 50% tổng vốn đầu
tư xây dựng, cải tạo: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế,
hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng;
- Hỗ trợ chi phí đào tạo,
tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề
cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn;
biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn (kinh
phí hỗ trợ thực hiện theo Khoản 1, Điều 5, Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày
25/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quy định về quản lý và sử
dụng nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu);
- Hỗ trợ 100% kinh phí
thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP;
- Hỗ trợ áp dụng tiến
bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh
học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) theo định mức kỹ thuật của ngành
chuyên môn;
- Hỗ trợ các hoạt động
xúc tiến thương mại theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15
tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản
lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
c) Các tổ chức, cá
nhân có dự án đầu tư sản xuất, sơ chế sản phẩm áp dụng VietGAP ngoài được hưởng
các chính sách quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 5 của Quy định này,
còn được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo các quy định hiện
hành.
2.
Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
a)
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp.
- Được
miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho
thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho
công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn.
- Ưu
tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm
trữ nông sản của Chính phủ.
- Hỗ
trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống
giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong
dự án cánh đồng lớn.
- Hỗ
trợ 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất
nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp
học.
b)
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với tổ chức đại diện của nông dân
- Được
miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho
thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho chứa phục vụ cho dự án cánh
đồng lớn.
- Ưu
tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm
trữ nông sản của Chính phủ.
- Hỗ
trợ 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ thực vật,
công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung cho các
thành viên.
- Hỗ
trợ 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về
quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất; bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài
liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo.
- Hỗ
trợ 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất
nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội
trường, thù lao giảng viên, tham quan.
c) Các tổ chức, cá
nhân có dự án đầu tư sản xuất, sơ chế sản phẩm áp dụng VietGAP ngoài được hưởng
các chính sách quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều này, còn được hưởng
các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo các quy định hiện hành.
Điều 7. Nguồn kinh phí hỗ trợ
Kinh
phí hỗ trợ được sử dụng từ các nguồn sau:
1. Từ
nguồn ngân sách địa phương; nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Trung
ương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Vốn
Chương trình giảm nghèo bền vững, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ, vốn sự nghiệp
nông nghiệp.
3.
Vốn từ các chương trình, dự án khác có liên quan.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện quyết định này; hướng dẫn, theo dõi,
tổng hợp kết quả thực hiện chính sách và các vướng mắc, phát sinh, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo, giải quyết.
b)
Hàng năm, tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn thống nhất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét phê duyệt.
c) Điều
tra cơ bản, khảo sát địa hình, xác định các vùng có đủ điều kiện sản xuất nông
nghiệp, thủy sản theo VietGAP; tham mưu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành quy định các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản tập trung.
d) Chủ
trì thực hiện xét duyệt đối tượng đăng ký và chịu trách nhiệm thanh quyết toán
kinh phí hỗ trợ theo quy định.
đ) Đề
xuất tổ chức chứng nhận sản xuất, sơ chế sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đạt
tiêu chuẩn VietGAP.
e)
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với các Bộ, Ngành Trung ương thông qua
các chương trình, dự án để hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo kết cấu hạ
tầng (giao thông, kênh mương tưới tiêu, điện hạ thế…) cho vùng có đủ điều
kiện sản xuất nông nghiệp, thủy sản tập trung đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn
VietGAP.
2. Sở
Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch và
ưu tiên phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lồng ghép của các chương trình,
dự án để thực hiện chính sách theo Quy định này.
3. Sở
Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập và ưu tiên phân bổ kế
hoạch vốn sự nghiệp thực hiện chính sách theo Quy định này; báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định giao dự toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện.
4. Sở
Công Thương căn cứ vào kế hoạch chung của tỉnh, xây dựng kế hoạch định hướng
tuyên truyền thông qua chuyên mục kinh tế của ngành góp phần quảng bá các sản
phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, các mô hình sản xuất nông sản thực phẩm tiêu biểu,
làm cầu nối trong việc giới thiệu các sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng và
doanh nghiệp góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân.
5. Sở
Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng đất đai
và bảo vệ môi trường theo đúng quy hoạch và các quy định pháp luật về đất đai
và bảo vệ môi trường.
6. Đề
nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các Ngân
hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn vay cho các chương
trình, dự án sản xuất, sơ chế sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.
7.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cập nhật truyền thông các thông tin về sản
xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đạt tiêu chuẩn
VietGAP.
8. Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chịu
trách nhiệm chỉ đạo, triển khai phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn quản lý.
b) Chỉ
đạo, hướng dẫn xây dựng dự án và đề xuất kinh phí cụ thể về phát triển sản xuất,
sơ chế và tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn.
c) Chịu
trách nhiệm hỗ trợ và quyết toán kinh phí đã thực hiện theo hướng dẫn của sở,
ngành.
9. Định
kỳ hàng năm, các đơn vị có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế
hoạch và dự trù kinh phí hỗ trợ cơ sở sản xuất, sơ chế sản phẩm nông sản, thủy
sản theo tiêu chuẩn VietGAP gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt./.