Quyết định 2427/QĐ-UB năm 1996 kiện toàn tổ chức Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu | 2427/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 16/12/1996 |
Ngày có hiệu lực | 16/12/1996 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Nguyễn Thiết Hùng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2427/QĐ-UB |
Nha Trang, ngày 16 tháng 12 năm 1996 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC KIỆN TOÀN TỔ CHỨC SỞ TƯ PHÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21.6.1994;
Căn cứ Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB ngày 26.7.1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan tư pháp địa phương.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: - Nay kiện toàn tổ chức Sở Tư pháp như sau :
a. Chức năng: Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tư pháp và chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn: Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân:
1.1. Chủ trì việc soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
1.2. Được Ủy ban nhân dân tỉnh uỷ nhiệm xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác của Ủy ban nhân dân soạn thảo trước khi trình Ủy ban nhân dân quyết định ban hành;
1.3. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án Luật, Pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;
1 4. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh về nghiệp vụ trong việc rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
2. Quản lý các Tòa án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh về mặt tổ chức theo sự phân cấp của Bộ Tư pháp;
3. Quản lý công tác thi hành án dân sự tại địa phương;
4. Quản lý tổ chức và hoạt động của các đoàn luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật theo quy định của Bộ Tư pháp;
5. Quản lý các hoạt động công chứng, giám định tư pháp theo quy định của Bộ Tư pháp; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra thực hiện công tác hộ tịch, lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện một số công tác hộ tịch thuộc thẩm quyền;
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn và ngắn hạn ở địa phương, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học;
7. Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp ở địa phương.
8. Chỉ đạo và tổng kết hoạt động hoà giải trong phạm vi tỉnh;
9. Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
a. Cơ cấu tổ chức: Gồm có:
- Lãnh đạo Sở : Có Giám đốc, giúp việc Giám đốc có 2 Phó Giám đốc.
Các phòng chuyên môn:
1. Phòng Hành chính - Tổng hợp
2. Phòng Văn bản - Tuyên truyền