ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2415/QĐ-UBND
|
Cao Bằng, ngày
30 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội;
Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm
2009 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
quản lý cụm công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Bộ Công Thương quy
định thực hiện một số nội dung của Quy
chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm
theo
Quyết định số 105/QĐ-TTG ngày
19 tháng 8
năm 2009 của
Thủ tường Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm
2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự
án “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2015,
định hướng
đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 12041/BCT-CNĐP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận quy hoạch phát triển các cụm
công
nghiệp trên địa
bàn
tỉnh Cao Bằng đến năm 2020;
Xét đề nghị
của Giám đốc
Sở Công Thương
tại Tờ
trình số: 1170A/TTr-SCT ngày 30 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển các Cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2025, với các nội dung chủ yếu
như sau:
1. Tên đề án: Quy
hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020,
có xét đến năm 2025.
2. Chủ đầu tư: Sở Công
Thương tỉnh Cao Bằng.
3. Đơn vị tư vấn: Viện
nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương.
4. Quan điểm phát triển:
- Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Cao
Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2025 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.
- Việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp
cần có sự kết hợp giữa các bước đi ngắn hạn và dài hạn; kết hợp xây dựng mới gắn
với mở rộng các cụm công nghiệp đã có, trên cơ sở nhu cầu phát triển của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất.
- Phát triển các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý,
hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi đã có quy hoạch, xem
xét hình thành trục (dải) công nghiệp tại một số vị trí tách biệt với dân cư,
có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động, có điều
kiện xử lý và bảo vệ môi trường nhưng cần vận dụng linh hoạt quy chế quản lý cụm
công nghiệp.
- Phát triển cụm công nghiệp gắn liền với việc phát
triển các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, với dịch vụ và xúc tiến thương mại.
Tăng cường tính liên kết ngang giữa các cụm công nghiệp và liên kết dọc giữa
các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
- Ưu tiên xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp
phục vụ nhu cầu di dời của các cơ sở sản xuất có khả năng ô nhiễm từ khu vực đô
thị, khu đông dân cư; các dự án đầu tư mở rộng sản xuất các ngành chế biến
nông, lâm, thủy sản tại khu vực nông thôn
5. Mục tiêu phát triển
5.1. Mục tiêu chung:
- Xây dựng hệ thống cụm công nghiệp cơ bản đồng bộ
về hệ thống hạ tầng, phát huy được lợi thế và nguồn lực của từng địa phương, tạo
bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát
triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác và sử dụng đất có hiệu
quả, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp
và dịch vụ nông thôn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm động viên, khuyến
khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng cụm
công nghiệp; thu hút các cơ sở sản xuất, dịch vụ đầu tư vào cụm công nghiệp.
- Xây dựng lộ trình phát triển các cụm công nghiệp
hiện có, mở rộng và thành lập mới các cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch.
5.2. Mục tiêu cụ thể:
* Giai đoạn từ nay đến năm 2015:
- Phấn đấu diện tích đất các cụm công nghiệp đạt
khoảng 130 ha. Đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp vào cụm công nghiệp đạt
tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng từ 50 đến 55% diện tích đất công nghiệp cho
thuê.
- Quyết định thành lập 3 cụm công nghiệp:
+ Cụm công nghiệp Hưng Đạo (50ha, thành phố Cao Bằng)
- hiện đã tích tụ dự án công nghiệp, tạo mặt bằng tiếp nhận một số cơ sở công
nghiệp di dời từ nội thị;
+ Cụm công nghiệp Miền Đông I (50ha, huyện Phục
Hoà) - điều chỉnh quy mô phù hợp với quy chế tại Quyết định 105/2009/QĐ-TTg
trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phê duyệt.
+ Cụm công nghiệp Bảo Lâm (30ha, huyện Bảo Lâm) -
hiện đã tích tụ sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện thu hút thêm các hoạt động
sản xuất tập trung, đồng thời tăng cường việc kiểm soát thường xuyên và nghiêm
ngặt vấn đề xử lý chất thải.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Phấn đấu đưa tổng diện tích đất các cụm công nghiệp
đến năm 2020 lên khoảng 315 ha, nâng cao tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công
nghiệp trên địa bàn lên từ 60 đến 70% diện tích đất công nghiệp cho thuê.
- Tổng diện tích đất cụm công nghiệp tăng thêm là
185 ha, trong đó:
+ Mở rộng diện tích 2 cụm công nghiệp với tổng diện
tích tăng thêm khoảng 45 ha (cụm công nghiệp Hưng Đạo tăng thêm 20 ha, cụm công
nghiệp Miền Đông I tăng thêm 25 ha).
+ Thành lập mới thêm 4 cụm công nghiệp với tổng diện
tích khoảng 140 ha:
Cụm công nghiệp Chu Trinh:
50 ha – hiện đã tích tụ công nghiệp; Cụm công nghiệp Trà Lĩnh:
40 ha;
Cụm công nghiệp Bạch Đằng:
20
ha; Cụm công nghiệp Thông Huề: 30 ha;
* Định hướng phát triển đến năm 2025:
- Hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng theo quy hoạch chi tiết,
lấp đầy các cụm công nghiệp đã được thành lập trong giai đoạn đến năm 2020.
- Căn cứ nhu cầu thực tế, xem xét tăng tổng diện
tích đất cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên khoảng 440 ha, dựa trên khả năng
mở rộng diện tích nâng quy mô cụm công nghiệp Chu Trinh lên 75 ha, cụm công
nghiệp Bạch Đằng lên 50 ha, cụm công nghiệp Thông Huề lên 50 ha và thành lập
thêm 3 cụm công nghiệp (01 cụm công nghiệp tại huyện Nguyên Bình - 15ha, 01 cụm
công nghiệp tại huyện Trùng Khánh - 20 ha và 01 cụm công nghiệp tại huyện Thông
Nông - 15 ha).
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, ưu tiên thu
hút vào cụm công nghiệp các dự án thuộc các ngành công nghiệp “sạch”, sử dụng
công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, đồng thời tiếp tục phát triển các ngành
công nghiệp có lợi thế như: chế biến khoáng sản, nông, lâm sản; thực phẩm; dịch
vụ công nghiệp, có giải pháp xử lý tốt chất thải, ...
6. Quy hoạch phát triển:
Danh mục Quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020,
có xét đến năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định này.
7. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp nằm trong các giai đoạn quy hoạch.
Tổng khái toán vốn đầu tư xây dựng các cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 ước tính khoảng 900 tỷ đồng,
trong đó:
- Giai đoạn từ nay đến 2015, khoảng 230 tỷ đồng;
- Giai đoạn đến 2016 - 2020,
khoảng 450 tỷ đồng;
- Giai đoạn đến 2021 - 2025,
khoảng 220 tỷ đồng.
8. Các giải pháp thực hiện quy
hoạch
8.1. Giải pháp về vốn đầu tư
phát
triển hạ tầng CCN
- Nguồn vốn ngân sách nhà
nước:
Hỗ trợ vốn cho các cụm công nghiệp, ưu tiên là Hưng Đạo và Miền Đông
I nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi ban đầu mang tính định hướng, khơi thông môi trường đầu tư, hấp dẫn các nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài
nước vào đầu tư.
Tuỳ điều kiện cụ thể, thành phố và các huyện có cụm công nghiệp được
quy
hoạch chủ động dành một phần ngân sách của địa phương để đầu tư xây dựng công trình hạ
tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp.
- Nguồn vốn doanh nghiệp, tín dụng:
Tăng cường thu hút vốn đầu tư
từ các doanh nghiệp và các nguồn vốn tín
dụng thông qua các biện pháp: Xây dựng các quy chế ưu đãi, hỗ trợ tài chính,
tín
dụng để hướng nguồn vốn của
các doanh nghiệp vào các ngành và lĩnh vực
ưu
tiên đầu tư trong cụm công nghiệp, tạo điều kiện về thủ tục để các doanh nghiệp tranh thủ được nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các chủ đầu tư cụm
công nghiệp hưởng các ưu đãi khi đầu tư vào các
cụm công nghiệp.
- Nguồn thu hút từ vốn nước ngoài: ODA, FDI ...
8.2. Giải pháp về
đất đai
- Công khai hóa dự án, phương án tổng thể xây dựng cụm công nghiệp và
từng cụm công nghiệp;
- Xây dựng, ban hành chính sách về
giá thuê đất đầu tư cụm công nghiệp;
- Tuyên truyền, vận động, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề giải
phóng mặt bằng;
- Tăng cường hiệu lực của pháp luật về chính sách đất đai, kết hợp giữa
biện pháp thuyết phục, tuyên truyền ý thức pháp luật với biện pháp cưỡng chế thu hồi đất;
- Nâng cao trách nhiệm của đơn vị đầu tư kinh doanh hạ tầng thực hiện đúng tiến độ đăng ký, tránh tình trạng lãng phí vốn đầu tư và các nguồn lực của xã
hội của các
doanh nghiệp khi được giao mặt bằng.
8.3. Giải pháp về xã hội
- Giải pháp đào tạo, thu hút nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển cụm công nghiệp;
- Tăng cường công tác
vận động xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp;
- Hoàn thiện, đồng bộ hóa
các thủ tục hành chính.
8.4. Giải pháp về xây
dựng cơ sở hạ tầng
- Xây dựng cụm công nghiệp phải gắn với đầu tư phát triển đồng bộ hạ
tầng kỹ thuật khu vực;
- Xây dựng và triển khai chính sách phát triển hạ tầng xã hội đối với khu
vực
xây dựng cụm công nghiệp.
8.5. Giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
- Tuân thủ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng
8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp.
- Thực hiện cải cách hành chính các cơ quan quản lý
Nhà nước, tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo lập môi
trường bình đẳng, thông thoáng và tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản
phẩm, quyền sở hữu công nghiệp.
- Các sở, ban, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
cụ thể hóa các quy định quản lý Nhà nước của Trung ương vào điều kiện cụ thể của
địa bàn có cụm công nghiệp hoạt động, tháo gỡ các vướng mắc cho các nhà đầu tư
trong quá trình cấp phép, đầu tư và hoạt động.
- Đẩy mạnh việc phân cấp, Ủy quyền quản lý các cụm
công nghiệp cho chính quyền địa phương các cấp theo hướng đơn giản, hiệu quả bền
vững. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách
nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, đặc biệt ở các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến
hoạt động doanh nghiệp trong sản xuất công nghiệp.
8.6. Giải pháp về môi trường
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn
vay ưu đãi từ ngân hàng phát triển, quỹ bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư,
ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, khắc phục
sự cố môi trường trong cụm công nghiệp.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ xử
lý triệt để ô nhiễm môi trường hoặc di dời vào cụm công nghiệp. Hỗ trợ kỹ thuật,
đầu tư vốn, từng bước xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các cụm công
nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo
và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
và người lao động trong việc bảo vệ môi trường.
- Tăng cường tập huấn và nâng cao năng lực và trách
nhiệm quản lý môi trường cho bộ máy quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp
tại các địa phương.
- Tăng cường hỗ trợ các hoạt động môi trường dựa
trên cộng đồng để tăng nhận thức và sự tham gia của người dân trong vùng. Học tập
và nhân rộng các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công
nghiệp và làng nghề.
- Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ môi trường đối
với các hoạt động của cụm công nghiệp.
Chủ đầu tư của tất cả các dự án xây dựng kết cấu hạ
tầng cụm công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ
môi trường theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính
phủ, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Tuân thủ các nguyên tắc thiết kế kỹ thuật, đảm bảo
hợp lý về kiến trúc không gian, các nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và bố trí
các công trình theo yếu tố đặc trưng về khả năng sinh ra ô nhiễm môi trường.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Công Thương:
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch; gửi Hồ sơ
Quy hoạch cho Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có cụm công
nghiệp và các đơn vị liên quan để phối hợp quản lý thực hiện Quy hoạch theo quy
định.
- Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát Quy hoạch
và tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện các nội dung
trong quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, để các tổ chức,
các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết thực hiện.
- Xây dựng chương trình phát triển các cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để dành nguồn
ngân sách đầu tư cho các hạng mục kỹ thuật ngoài hàng rào cụm công nghiệp và đầu
tư cho các chương trình xúc tiến đầu phát triển các cụm công nghiệp.
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực
hiện quy hoạch trong các kế hoạch hàng năm, hoặc 5 năm. Theo dõi và báo cáo
tình hình thực hiện Quy hoạch, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải
pháp về điều hành thực hiện Quy hoạch bảo đảm yêu cầu phát triển các cụm công
nghiệp trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục nghiên cứu, đề
xuất hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước, các chính sách và giải pháp đối với
việc phát triển các cụm công nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở
Công Thương và các ngành liên quan xây dựng và cân đối nguồn vốn đầu tư cho
phát triển kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp trong các kế hoạch hàng năm, dài hạn.
3. Các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động thực
hiện các công việc liên quan đến quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp thuộc
trách nhiệm của đơn vị mình; đồng thời phối hợp với Sở Công Thương để xử lý các
vấn đề liên quan theo đề xuất của Sở Công Thương.
- Thực hiện Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản
lý Nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo Quyết định
số 1330/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có CCN có trách
nhiệm:
- Chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn bố
trí đủ đất cho xây dựng các cụm công nghiệp trong Quy hoạch này.
- Trên cơ sở các định hướng, mục tiêu phát triển
các cụm công nghiệp trong Quy hoạch này, tiến hành cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng trên địa
bàn.
- Đưa các nội dung triển khai Quy hoạch này vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của các huyện, thành phố có
CCN.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
và các
cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể
từ
ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Anh
|
DANH MỤC
QUY HOẠCH CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2415/QĐ-UBND ngày
30
tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Cao Bằng).
TT
|
Tên Cụm công
nghiệp
|
Địa
điểm xây dựng
(xã, thị trấn)
|
Quy mô (ha)
|
Giai đoạn đến
2015
|
Giai đoạn
2016 - 2020
|
Giai đoạn 2021 - 2025
|
Tổ
|
I
|
Thành phố Cao Bằng
|
|
50
|
70
|
25
|
1
|
1
|
CCN Hưng
Đạo
|
xã Hưng Đạo
|
50
|
20
|
|
|
2
|
CCN Chu Trinh
|
xã Chu Trinh
|
|
50
|
25
|
|
II
|
Huyện
Hoà An
|
|
-
|
20
|
30
|
|
3
|
CCN Bạch Đằng
|
xã Bạch Đằng
|
|
20
|
30
|
|
III
|
Huyện
Phục Hoà
|
|
50
|
25
|
-
|
7
|
4
|
CCN Miền
Đông I
|
TT Tà
Lùng
|
50
|
25
|
|
7
|
IV
|
Huyện
Trùng Khánh
|
|
|
30
|
40
|
|
5
|
CCN Thông
Huề
|
xã Thông Huề
|
|
30
|
20
|
|
6
|
CCN Trùng Khánh
|
TT Trùng Khánh
|
|
|
20
|
|
V
|
Huyện Trà Lĩnh
|
|
|
40
|
|
|
7
|
CCN Trà
Lĩnh
|
xã Tri Phương
|
|
40
|
|
|
VI
|
Huyện
Nguyên Bình
|
|
|
|
15
|
|
8
|
CCN Tĩnh Túc
|
TT Tĩnh Túc
|
|
|
15
|
|
VII
|
Huyện
Bảo Lâm
|
|
30
|
|
|
|
9
|
CCN Bảo
Lâm
|
xã Mông
Ân
|
30
|
|
|
|
VIII
|
Huyện
Thông Nông
|
|
|
|
15
|
|
10
|
CCN Thông
Nông
|
huyện Thông Nông
|
|
|
15
|
|
|
Tổng
cộng:
|
|
130
|
185
|
125
|
4
|