Quyết định 2413/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 2413/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/10/2007
Ngày có hiệu lực 15/10/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Chí Thức
Lĩnh vực Doanh nghiệp

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2413/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 15 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2007 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 9/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2020; Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020;

Căn cứ Công văn số 775/BCN-KH ngày 14/02/2006 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt Quy hoạch công nghiệp tỉnh Sơn La;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ-TU ngày 14/7/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010; Nghị quyết số 153/NQ-HĐND ngày 10/8/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp thứ 8 về Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 378/TTr-SCN ngày 09/7/2007 của Sở Công nghiệp và Báo cáo thẩm định số 178/BC-KHKTN ngày 16/7/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm, mục tiêu và định hướng ưu tiên phát triển

1. Quan điểm

- Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, khoáng sản, nguồn thuỷ năng, sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung các nguồn lực để đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Quy hoạch và khai thác tốt nguồn thuỷ năng để tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, trọng tâm là đầu tư các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ; tập trung phát triển công nghiệp chế biến gắn với khai thác khoáng sản; xây dựng hình thành các khu, cụm công nghiệp...

- Tiếp tục củng cố và đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, như: chè, cà phê, chế biến sữa, tinh bột sắn, măng tre xuất khẩu…Tập trung xây dựng và phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, công tác di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La.

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kết hợp chặt chẽ với sự phát triển các ngành kinh tế - xã hội khác; bảo đảm ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng cao, biên giới, vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La; bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2. Định hướng phát triển

- Về cơ cấu ngành: Ưu tiên phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, nông lâm sản và các ngành phục vụ nông thôn.

- Về mô hình công nghiệp: Lựa chọn phát triển một số doanh nghiệp lớn giữ vị trí chủ đạo ở các ngành hàng có tiềm năng lợi thế: thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông sản chất lượng cao, xi măng, chế biến nông lâm sản theo chương trình mục tiêu nông lâm nghiệp của tỉnh... Tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên phát triển các doanh nghiệp gắn với nghề và làng nghề, với sản xuất kinh tế hộ gia đình - nhất là các vùng tái định cư thuỷ điện.

- Về công nghệ: Đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, với phương châm đi trước, nắm bắt kịp thời và phù hợp với thực tế của tỉnh để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế.

- Về vốn: Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngân sách nhà nước giành cho công tác quy hoạch, đào tạo nghề, phát triển hạ tầng và hỗ trợ kinh phí xử lý môi trường trong các khu, cụm điểm công nghiệp.

- Về thị trường: Khuyến khích sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường để mở rộng thị trường trong nước và hướng mạnh vào xuất khẩu. Chú trọng thị trường trong tỉnh, nhất là thị trường nông thôn, phục vụ thi công thuỷ điện và thị trường khu vực lân cận; đẩy mạnh phát triển thị trường thống nhất với tỉnh bạn và với cả nước.

- Về vùng kinh tế:

Vùng kinh tế dọc quốc lộ 6: Hình thành rõ cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếp tục củng cố, phát triển các vùng sản xuất tập trung chuyên canh sử dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, các sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu như chè, cà phê, sữa, thịt, hoa quả...

Vùng kinh tế dọc sông Đà và vùng cao biên giới: Khai thác các tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản, lòng hồ các thuỷ điện, xây dựng các khu, cụm công nghiệp phù hợp: cụm công nghiệp thuỷ điện; công nghiệp chế biến khoáng sản ... các điểm công nghiệp sơ chế nông lâm sản, cơ khí sửa chữa...

3. Mục tiêu

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ