Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 353/NQ-HĐND năm 2010 thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và xét triển vọng đến năm 2030

Số hiệu 353/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/12/2010
Ngày có hiệu lực 20/12/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Thào Xuân Sùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 353/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA  ĐẾN NĂM 2020 VÀ XÉT TRIỂN VỌNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 207/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2010; Báo cáo thẩm tra số 614/BC-KTNS ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; Tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và xét triển vọng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển nhanh các ngành kinh tế, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn với nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Ưu tiên khuyến khích phát triển công nghiệp với tốc độ cao, bền vững, thân thiện với môi trường, phù hợp với định hướng chung của cả nước, của Vùng trung du miền núi Bắc bộ, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng lợi thế tại chỗ, đặc biệt là thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản; Tập trung phát triển nguồn nguyên liệu đủ lớn phục vụ cho đầu tư các cơ sở công nghiệp quy mô lớn có công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh, trong nước cũng như ngoài nước. Chú trọng phát huy nội lực để đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản thực phẩm.

- Việc phát triển công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển đô thị, với việc hình thành các trung tâm kinh tế và hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm gìn giữ các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, lịch sử có giá trị của dân tộc, phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội.

- Phát triển nguồn nhân lực có trí thức cao phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch. Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động công nghiệp có trình độ, có tác phong công nghiệp, hiện đại phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế phát triển xã hội thông tin và kinh tế trí thức cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển công nghiệp trên địa bàn.

1.2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

- Tập trung chuẩn bị đầu tư và đầu tư các dự án phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với tiềm năng tài nguyên và nhu cầu thị trường; phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm sản phù hợp với quy mô và gắn với các cơ sở chế biến; thu hút nhiều lao động sang sản xuất công nghiệp… phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của tỉnh.

- Ưu tiên, hỗ trợ các chủ đầu tư để hoàn thành xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn. Phát triển thêm các nhà máy thuỷ điện tích năng theo quy hoạch; cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện quốc gia đảm bảo cấp điện cho các khu, cụm công nghiệp, nâng tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lên 100% vào năm 2020.

- Hoàn hiện cơ sở hạ tầng và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

b) Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 21,83%/năm (trong đó công nghiệp địa phương (không tính các thủy điện trên 100MW) tăng 13,1%/năm), trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh đến năm 2015 đạt 7.405 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn đạt 38,56%/năm (trong đó công nghiệp địa phương tăng 16,57%/năm).

- Cơ cấu ngành công nghiệp địa phương là: Chế biến nông sản thực phẩm 27,69%, khai thác và chế biến khoáng sản 23,5%, Sản xuất phân phối điện năng 23%, vật liệu xây dựng 21,56%, còn lại là các ngành khác.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh đạt 10.546 tỷ đồng (công nghiệp địa phương là 5.072 tỷ). Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn đạt 7,33%/năm (công nghiệp địa phương tăng 10,2%/năm).

Dự báo tốc độ bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 3,94%/năm (công nghiệp địa phương đạt 3,22%/năm). Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2030 đạt 15.500 tỷ đồng (trong đó địa phương đạt 7.000 tỷ đồng).

2.1. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản

[...]