ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 241/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày
09 tháng 02 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ SINH KHỐI CÂY
LÚA SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM
2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày
14/04/2006 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả;
Căn cứ Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày
12/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng dự án Cơ
chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto;
Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày
02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày
05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến
đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày
24/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án
điện sinh khối Việt Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 229/TTr-STNMT ngày 30/12/2014 về việc phê duyệt Chiến lược
quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng trong điều kiện
biến đổi khí hậu tỉnh An Giang đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây
lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang đến năm 2030, với những nội
dung chủ yếu sau:
1. Tên và cơ quan quản lý
a) Tên Chiến lược: Chiến lược
Quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng trong điều kiện
biến đổi khí hậu tỉnh An Giang đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).
b) Cơ quan quản lý Chiến lược: Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
2. Mục tiêu của Chiến lược
a) Mục tiêu chung: Xây dựng hệ thống
quản lý và sử dụng sinh khối cây lúa nhằm phát triển năng lượng bền vững, hiệu
quả, an toàn và ít tác động đến sức khỏe, môi trường và biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể là tìm ra
các giải pháp để:
- Gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo từ phụ phẩm
cây lúa,
- Gia tăng sự tham gia và quan tâm của các thành
phần xã hội,
- Giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 thông
qua các biện pháp như: Canh tác lúa phù hợp với xu hướng
ứng dụng công nghệ cao, thu gom và sử dụng hiệu quả rơm rạ và trấu, sử dụng trấu
để phát điện, tăng cường diện tích áp dụng chương trình “1 Phải 5 Giảm”, “1 Phải
6 Giảm” …
- Đóng góp sự phát triển kinh tế của tỉnh theo
hướng bền vững về sinh thái và phát triển cộng đồng bền vững về sản xuất và chế
biến lúa gạo tại huyện Châu Thành và tỉnh An Giang.
c) Mục tiêu tăng trưởng xanh thích ứng
với biến đổi khí hậu với trồng và sản xuất lúa cho tỉnh An Giang:
(1) Mục tiêu chung của tỉnh An Giang và
huyện Châu Thành là tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, gia tăng sản
xuất năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng trong tất cả các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông, đưa cộng đồng đến
nền kinh tế ít carbon và phát triển bền vững.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là cắt giảm phát
thải nhà kính từ hoạt động sản xuất lúa, gạo là 4% so với năm 2013, định hướng
sau năm 2020, mỗi năm giảm phát thải thêm 1% so với năm
2020.
(2) Mục tiêu phát triển kinh tế:
- Phát triển kinh tế địa phương và khu vực thông
qua việc tăng thu nhập nông dân và doanh nghiệp từ việc tăng chuỗi giá trị lúa
gạo;
- Giảm áp lực và chi phí cho các nhà quản lý môi
trường trong việc xử lý chất thải từ cây lúa trong thời gian tới;
- Đưa nền nông nghiệp trồng lúa ở tỉnh An Giang
tiếp cận và áp dụng công nghệ cao và sản xuất lúa gạo sinh thái;
(3) Mục tiêu cụ thể đối với nông dân
- Cải thiện đời sống nông dân từ việc tận dụng
các chất thải của cây lúa;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong
khu vực canh tác lúa do việc thực hiện các các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong canh tác lúa và sử dụng chất thải cây lúa sản xuất năng lượng;
- Nâng cao nhận thức về sử dụng hiệu quả chất thải
từ cây lúa, biến chất thải cây lúa thành năng lượng;
- Giảm bệnh tật và bảo vệ sức khỏe người dân từ
việc giảm ô nhiễm vùng trồng lúa;
- Tham gia chương trình bảo vệ môi trường, giảm
phát thải nhà kính từ hoạt động canh tác lúa; thu gom xử lý rơm rạ;
- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp
bền vững của tỉnh;
(4) Mục tiêu cụ thể đối với Doanh nghiệp
chế biến lúa gạo
- Gia tăng lợi nhuận trong trồng, sản xuất và chế
biến lúa gạo;
- Tiếp cận công nghệ mới về tái chuyển tiếp chất
thải nông nghiệp thành năng lượng và các sản phẩm khác;
- Đóng góp, bổ sung nguồn năng lượng sinh khối
70 MW cho tỉnh An Giang và quốc gia đến năm 2030;
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong
nông nghiệp từ hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm năng lượng
từ hoạt động trồng sản xuất và chế biến lúa gạo;
- Tham gia giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản
xuất nông nghiệp;
3. Đối tượng, phạm vi thực
hiện
Chiến lược này được thực hiện trong khuôn khổ Dự
án “An Giang và Pitea – Cộng đồng bền vững” và huyện Châu Thành (tỉnh An Giang)
được chọn để tiến hành nghiên cứu điển hình.
Trong đó, các hộ nông dân canh tác lúa, cơ sở xay xát lúa, cơ sở sấy lúa và cán
bộ quản lý địa phương là những đối tượng chính của Chiến lược này.
4. Thời gian thực hiện:
Giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn đến 2030.
5. Kịch bản về giảm
phát thải khí nhà kính khi áp dụng Chiến lược
a) Châu Thành: Ước tính lượng CO2
giảm thải từ các kịch bản canh tác lúa, thu hoạch rơm, giảm sử dụng phân bón và
hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng điện trấu/rơm và giảm phát thải trong vận
chuyển lúa gạo đến năm 2020 là 7% và năm 2030 là 11% so với lượng phát thải năm
2013.
b) An Giang: Ước tính lượng CO2
giảm thải từ các kịch bản canh tác lúa, thu hoạch rơm, giảm sử dụng phân bón và
hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng điện trấu/rơm và giảm phát thải trong vận
chuyển lúa gạo đến năm 2020 là 4,5% và năm 2030 là 12% so với lượng phát thải
năm 2013.
6. Đề xuất các Chương trình
của Chiến lược Quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng
trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang
a) Các Chương trình:
(1) Chương trình nâng cao nhận thức cộng
đồng nông dân, doanh nghiệp, cán bộ về lợi ích của phụ phẩm từ cây lúa và vai
trò của điện trấu và bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
phát triển điện sinh khối;
(2) Chương trình phát triển cụm công nghiệp
sinh thái lúa gạo và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất xanh, phát triển
các sản phẩm xanh từ chất thải cây lúa;
(3) Chương trình, tư vấn kết nối các nhà
đầu tư tài chính, ngân hàng với doanh nghiệp, nông dân trong việc hỗ trợ vốn
vay, vốn hỗ trợ xây dựng các dự án biến chất thải thành năng lượng và các sản
phẩm xanh; Chương trình hỗ trợ vốn trong và ngoài nước cho phát triển điện sinh
khối;
(4) Nghiên cứu khoa học về các chính sách
hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng sinh khối và các sản phẩm xanh từ phụ phẩm
cây lúa; nghiên cứu kỹ thuật sản xuất điện, nhiên liệu sinh học, silica, vật liệu
lọc, vật liệu cách nhiệt, phân bón, thức ăn chăn nuôi…;
(5) Chương trình hợp tác quốc tế nâng cao
năng lượng quản lý chất thải nông nghiệp, áp dụng tiến bộ công nghệ thế giới
vào công nghệ biến chất thải thành năng lượng tỉnh An Giang, Việt Nam,
b) Lộ trình thực hiện
Lộ trình thực hiện kế hoạch gồm 2 giai đoạn như
sau:
(1) Giai đoạn 1: Từ năm 2015 – năm 2020
- Diện tích có thu gom rơm rạ xử lý và không đốt
tại đồng ruộng là 20% cho toàn tỉnh An Giang và 40% cho huyện Châu Thành;
- Diện tích trồng lúa
giảm phân bón và thuốc BVTV theo chương trình “1 Phải 5 Giảm” ở tỉnh An Giang
là 80.257 ha (33,7%) và 5.090 ha ở huyện Châu Thành.
- Tỉ lệ trấu thu gom để sản xuất điện trấu,
nhiên liệu (trấu viên hoặc củi trấu) là 30% cho toàn tỉnh An Giang và 50% cho
huyện Châu Thành;
(2) Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến năm
2030:
- Diện tích có thu gom rơm rạ xử lý và không đốt
tại đồng ruộng là 40% cho toàn tỉnh An Giang và 60% cho huyện Châu Thành;
- Diện tích trồng lúa
giảm phân bón và thuốc BVTV theo chương trình “1 Phải 5 Giảm” ở tỉnh An Giang
là 101.440 ha (42,6%) và ở huyện Châu Thành diện tích này không tăng.
- Tỉ lệ trấu thu gom sản xuất điện trấu và nhiên
liệu (trấu viên hoặc củi trấu) là 50% cho toàn tỉnh An Giang và 75% cho huyện
Châu Thành;
- Tỉ lệ rơm rạ được thu gom để sản xuất năng lượng
hoặc nhiên liệu là 15% cho toàn tỉnh An Giang và 30% cho huyện Châu Thành; Rơm
rạ thu gom có thể được tận dụng để sản xuất nhiên liệu, trồng nấm hoặc xử lý với
Trichoderma tại
đồng ruộng để sản xuất phân bón thay vì đốt bỏ tại đồng ruộng.
Ở từng giai đoạn sẽ có
chương trình đánh giá hiệu quả thực hiện 2 năm/lần. Trong đó, Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành chuyên môn để đánh giá tính
hiệu quả của các lĩnh vực chuyên môn trong Chiến lược, cụ thể: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đánh giá hiệu quả giảm phân thuốc, thu gom rơm rạ trên
đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá về lượng CO2 cắt giảm, Sở
Công Thương đánh giá quy hoạch, khả năng xây dựng và sử dụng điện sinh khối,….
c) Nội dung thực hiện của Chiến lược:
Tổng kinh phí cho 05 Chương trình nêu trên là
4.310 tỷ đồng. Kinh phí cho công tác lập và xây dựng kế hoạch được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau: Ngân sách Nhà nước, vốn vay, tài trợ của các tổ chức
trong ngoài nước, vốn tự có doanh nghiệp…theo quy định pháp luật Việt Nam. Nếu sử dụng nguồn ngân sách tỉnh thì sẽ có xem xét, cân đối
và có quyết định cụ thể của UBND tỉnh.
(Đính kèm Phụ lục chi tiết)
d) Các giải pháp thực hiện Chiến lược
(1) Giải pháp chính sách
- Về phía cấp Bộ, Bộ Công Thương cần xây dựng và
hỗ trợ phát triển điện sinh khối theo Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ban hành
ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện
sinh khối Việt Nam.
- Về phía tỉnh, An Giang cần nhanh chóng hoàn
thiện nội dung của bản quy hoạch năng lượng sinh học đến năm 2020, lập hồ sơ
trình Bộ Công Thương xem xét và phê chuẩn để quy hoạch này trở thành văn bản có
tính pháp lý định hướng cho sự phát triển năng lượng sinh học cũng như năng lượng
tái tạo ở tỉnh An Giang.
- Tiếp tục đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp
hơn để nhanh chóng thực hiện các dự án về điện sinh khối cũng như các sản phẩm
xanh tại tỉnh An Giang (cơ chế vốn tín dụng, thuế, đất, bán điện hoặc các sản
phẩm xanh từ phụ phẩm nông nghiệp, trợ giá điện nối lưới).
(2) Giải pháp quy hoạch
- Xây dựng quy hoạch năng lượng sinh khối chung
của tỉnh An Giang từ các phụ phẩm nông nghiệp (các cây trồng khác, chất thải
chăn nuôi).
- Xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển điện
sinh khối quy mô dưới 10MW, tự sử dụng và bán điện một phần cho các nhà máy chế
biến nông sản, cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo.
Quy hoạch cánh đồng lớn áp dụng các chương trình
giảm phát thải nhà kính.
(3) Giải pháp giáo dục, tuyên truyền
Nhân lực chính là yếu tố then chốt để đưa quy hoạch
thực hiện một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, cần liên kết với các tổ chức
đào tạo trong và ngoài nước huấn luyện, đào tạo nâng cao về: Quản lý dự án,
chuyển giao công nghệ, phát triển năng lượng sinh khối bền vững,…cho các cán bộ
chủ chốt các cấp. Các đơn vị đào tạo như: Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Đại
học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh… Ngoài ra, cần tổ chức các
buổi hội thảo lấy ý kiến góp ý, điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.
Đối với nông dân, nên kết hợp với Trung tâm Khuyến
nông, Hội Nông dân để tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn, giới thiệu mô hình
kết hợp sản xuất nông nghiệp với sản xuất năng lượng sinh khối.
(4) Giải pháp công nghệ, kỹ thuật
Với trình độ khoa học phát triển như hiện nay, sẽ
có nhiều sự lựa chọn hơn cho các nhà quản lý và nhà đầu tư. Tiêu chí để lựa chọn
công nghệ bao gồm:
- Hiệu quả sản xuất cao.
- Chi phí đầu tư, chi phí vận hành hợp lý.
- Công nghệ hiện đại, đón đầu xu hướng.
- Phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa
phương.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi
trường
- Thực hiện chức năng quản lý nhà
nước được phân công; phối hợp với các sở, ngành và huyện, thị, thành phố quản
lý và thực hiện tốt Chiến lược này.
- Hướng dẫn và hỗ trợ các Sở,
ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố và các tổ chức đoàn thể xây dựng
và thực hiện chiến lược. Ngoài ra, hướng dẫn, giám sát và đánh giá thực hiện
chiến lược này.
- Xây dựng các dự án hợp tác quốc
tế nâng cao năng lực cán bộ, doanh nghiệp, nông dân về biến chất thải thành
năng lượng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền nâng cao năng lực về quản lý cho
các cán bộ quản lí chung, xây dựng dự án và thực hiện các dự án các mô hình thí
điểm về biến chất thải thành năng lượng, tìm các nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp.
Liên kết các công ty, các tổ chức tín dụng xây dựng dự án hỗ trợ doanh nghiệp
triển khai chiến lược biến chất thải thành năng lượng và các sản phẩm khác đạt
hiệu quả.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,
phối hợp giữa các ngành chức năng trong tỉnh trong việc triển khai thực hiện
các nội dung trong Chiến lược này và xây dựng chương trình hành động chi tiết về
biến chất thải thành năng lượng của từng ngành trong khuôn khổ Chương trình mục
tiêu Quốc gia, các chương trình, kế hoạch, quy hoạch của tỉnh và Bộ ngành Trung
ương; Tham mưu tổng hợp và tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chính sách,
quy hoạch, kế hoạch của tỉnh;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tham
mưu về Trung ương ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư biến chất thải từ
cây lúa thành năng lượng. Trong đó tập trung:
+ Cơ chế nguồn vốn đầu tư và đất
đai;
+ Có những chính sách khuyến khích
theo quyền hạn của tỉnh về tiết kiệm năng lượng, bắt buộc đối với các cơ quan,
công ty, từng cá nhân công nhân viên và nông dân …;
+ Tạo điều kiện hỗ trợ, tiếp nhận
các ý tưởng trong tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả các phụ phẩm nông nghiệp…;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế
hoạch tuyên truyên đến cán bộ, nhân viên nhà nước, sinh viên học sinh phổ biến
đến cộng đồng về tiết kiệm năng lượng và các chính sách tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu tư các loại hình sản xuất biến chất thải từ cây lúa thành năng
lượng hoặc các sản phẩm khác.
2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
chương trình trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính. Tổ chức các lớp tập huấn về
canh tác hiệu quả như: 3 Giảm 3 Tăng; 1 Phải 5 Giảm; sử dụng phân hữu cơ
- Xây dựng chương trình hành động
thực hiện cụ thể về quản lí chất thải rắn rơm rạ, trấu và biến chất thải thành
năng lượng.
- Phối hợp với các Sở, Ban ngành
có liên quan, chính quyền địa phương tập huấn nâng cao nhận thức trong cộng đồng
và triển khai phổ biến mô hình canh tác khép kín.
3. Sở Khoa học
và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức,
cá nhân xúc tiến và thực hiện các chương trình được đề xuất trong Chiến lược.
- Hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện các nội
dung có liên quan đến các hoạt động ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ
trong sản xuất xanh, phát triển các sản phẩm xanh từ cây lúa; đẩy mạnh các
nghiên cứu khoa học trong phát triển nguồn biomass từ phụ phẩm nông nghiệp (phục
vụ sản xuất điện, nhiên liệu sinh học, silica, vật liệu lọc, vật liệu cách nhiệt,
phân bón, thức ăn chăn nuôi…).
- Xúc tiến đẩy mạnh hợp tác quốc tế,
ứng dụng công nghệ mới của thế giới vào các công nghệ sản xuất, biến chất thải
thành năng lượng.
4. Sở Công
Thương
- Xây dựng quy hoạch nhà máy điện
trấu theo quy mô vừa và nhỏ, trình Bộ Công thương. Phối hợp UBND huyện, thị,
thành phố tổ chức triển khai các nhà máy điện tự cung cấp và nối lưới một phần.
Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, tìm thị
trường cho các sản phẩm sinh khối;
- Thu hút các doanh nghiệp tham
gia đầu tư và phát triển các nhà máy điện sinh khối và sản phẩm xanh từ phế phẩm
cây lúa hay phụ phẩm nông nghiệp;
- Đề xuất với
Bộ Công Thương và Chính phủ về cơ chế trợ giá điện, bán điện nối lưới và lãi suất
ưu đãi khác.... cho các loại hình sản xuất biomass thành năng lượng và các sản
phẩm từ biomass.
5. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Thu hút các doanh nghiệp tham
gia đầu tư và hợp tác các nhà máy điện biomass và sản phẩm xanh từ phế phẩm cây
lúa.
- Tìm kiếm các doanh nghiệp đầu tư
và tìm nguồn vốn giúp doanh nghiệp phát triển thị trường điện sinh khối ở địa
bàn tỉnh.
6. Sở Tài chính
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước,
thẩm định định mức, phân bổ các nguồn vốn thực hiện các hoạt động trong Chiến
lược sau khi các Sở ngành xây dựng Kế hoạch chi tiết.
7. Sở Thông
tin và Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, các
cấp Hội, Đoàn thể:
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến
các cấp hội và nông dân, doanh nghiệp về ý nghĩa của kế hoạch biến chất thải
thành năng lượng và kết quả của quá trình triển khai thực hiện chiến lược trong
nhiều năm…
8. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị, thành phố.
- Chịu trách nhiệm cùng tham gia
xây dựng Chiến lược ở địa phương;
- Chỉ đạo các đơn vị tham gia cùng
các ban ngành tỉnh thực hiện 05 Chương trình tại địa phương;
- Tổ chức tuyên truyền đến từng
người dân về Chiến lược, phối hợp thực hiện các chương trình thu gom rơm, trấu,
xây dựng các nhà máy điện trấu hay các nhà máy có sản phẩm mới từ chất thải
nông nghiệp;
- Phổ biến các khuyến cáo về lịch
canh tác của tỉnh tại địa phương;
- Khuyến khích bảo vệ môi trường
trong canh tác nông nghiệp, không bỏ vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật xuống
sông, kênh, rạch;
- Phối hợp với các Sở, ngành có
liên quan thực hiện các buổi tuyên truyền, tập huấn về phương pháp canh tác giảm
phát thải và các buổi tuyên truyền khác để khuyến khích nông dân canh tác theo
khoa học, tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban ngành và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Việt Hiệp
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH
(Đính kèm Quyết định Chiến lược Quản lý và sử dụng năng lượng sinh khối từ
chất thải cây lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang)
STT
|
Nội dung chương trình
|
Thời gian thực hiện
|
Dự toán kinh phí thực hiện
(tỉ đồng)
|
Người thực hiện
|
Kết quả
|
Ngân sách
|
Doanh nghiệp
|
Xã hội hóa
|
1
|
Nâng cao nhận thức cộng đồng nông dân, doanh
nghiệp, cán bộ về lợi ích của phụ phẩm từ cây lúa và vai trò của năng lượng
sinh khối
|
15 năm
|
5
|
|
2,5
|
Giao Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện phối hợp với:
+ Sở Tài nguyên và
Môi trường
+ Sở Công Thương
+ Sở Thông tin và
Truyền thông
+ Các hiệp hội (Hội
Nông dân, Hội Năng lượng sinh học và Phát triển bền vững…)
+ Doanh nghiệp
+ UBND huyện, thị,
thành phố.
+ Các Viện, Trường
và người dân
|
10 lượt/năm
|
Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về phát triển điện sinh khối
|
5
|
|
|
Sở Công Thương chủ
trì thực hiện phối hợp với:
+ Sở Tài nguyên và
Môi trường
+ Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
+Sở Khoa học và Công
nghệ
+ Hội Nông dân tỉnh,
Hội Năng lượng sinh học và Phát triển bển vững
+ UBND huyện, xã
trên địa bàn tỉnh
|
Số lượt người được bồi dưỡng
|
2
|
Phát triển cụm
công nghiệp sinh thái lúa gạo
|
15 năm
|
50
|
450
|
|
Sở Công Thương chủ
trì thực hiện phối hợp với:
+ Sở Tài nguyên và
Môi trường
+ Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
+Sở Khoa học và Công
nghệ
+ UBND huyện, thị,
thành phố.
+ Các tổ chức tính dụng/tài chính
|
Số lượng cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo
|
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất xanh,
phát triển các sản phẩm xanh từ chất thải cây lúa
|
5
|
450
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện
phối hợp với:
+ UBND các cấp
+ Các Sở ngành liên quan,
+ Tổ chức tín dụng/tài chính
+ Doanh nghiệp
|
Số lượng sản phẩm từ phụ phẩm nông nghiệp
|
3
|
Tư vấn kết nối các nhà đầu tư tài chính, ngân
hàng với doanh nghiệp; nông dân trong việc hỗ trợ vốn vay, vốn hỗ trợ xây dựng
các dự án biến chất thải thành năng lượng và các sản phẩm xanh
|
15 năm
|
5
|
5
|
15
|
Sở Tài nguyên và Môi trường (Quỹ Bảo vệ Môi
trường) chủ trì thực hiện phối hợp với:
+ UBND các cấp
+ Các Sở ngành liên quan,
+Viện, Trường
+ Tổ chức tín dụng/tài chính
+ Doanh nghiệp
|
Số lượng dự án được thực hiện
|
Hỗ trợ vốn
trong và ngoài nước cho phát triển điện sinh khối và các sản phẩm xanh
|
15 năm
|
|
1280
|
1920
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì thực hiện phối hợp với:
+ Doanh nghiệp
+ Các tổ chức tín dụng/tài
chính
+ Các Sở ngành liên
quan
|
Các nhà máy điện biomass và sản phẩm từ biomass
|
4
|
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng về các chính
sách hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng sinh khối và các sản phẩm xanh từ phụ
phẩm cây lúa; nghiên cứu kỹ thuật sản xuất điện, biofuel, silica, vật liệu lọc,
vật liệu cách nhiệt…phân bón, thức ăn chăn nuôi….
|
15 năm
|
30
|
|
|
Sở Khoa học và Công
nghệ cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện phối hợp với:
+ Sở ngành khác liên
quan,
+ Các Doanh nghiệp
và tổ chức tài chính
|
Các chính sách của nhà nước liên quan đến chương trình biến
chất thải thành năng lượng
|
5
|
Chương trình hợp tác quốc tế nâng cao năng lượng
quản lí chất thải nông nghiệp, áp dụng tiến bộ công nghệ thế giới vào công
nghệ biến chất thải thành năng lượng ở An Giang, Việt Nam
|
15 năm
|
50
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì thực hiện phối hợp với:
+ Sở Ngoại vụ và Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và các đơn vị
khác có liên quan
|
Số lượng các dự án, kế hoạch được thực hiện
|
Tổng kinh phí từ mục 1 đến mục 5 là 4.310 tỷ
VNĐ. Kinh phí cho công tác lập và xây dựng kế hoạch được huy động từ nhiều nguồn
khác nhau: Ngân sách Nhà nước, vốn vay, tài trợ của các tổ chức trong ngoài nước,
vốn tự có doanh nghiệp…theo quy định pháp luật Việt Nam.