Quyết định 24/2014/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện sinh khối tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 24/2014/QĐ-TTg
Ngày ban hành 24/03/2014
Ngày có hiệu lực 10/05/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2014/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN SINH KHỐI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng năng lượng sinh khối tại Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng của Quyết định này gồm các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động điện lực có liên quan đến phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền (đối với các dự án nối lưới).

2. Bên bán điện là tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng sinh khối.

3. Năng lượng sinh khối sử dụng để sản xuất điện bao gồm: Phụ phẩm, phế thải trong sản xut nông nghiệp, chế biến nông lâm sản và các loại cây trng khác có thsử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất điện.

4. Dự án điện sinh khối là dự án nhà máy phát điện chủ yếu sử dụng năng lượng sinh khối để sản xuất điện.

5. Dự án điện sinh khối nối lưới là dự án nhà máy điện sinh khối được xây dựng đấu nối vào lưới điện quốc gia để cung cấp một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất lên lưới điện quốc gia.

6. Điểm đấu nối là vị trí mà đường dây của Bên bán điện đấu nối vào hệ thống điện của Bên mua điện.

7. Điểm giao nhận điện là điểm đặt thiết bị đo đếm được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện để xác định sản lượng điện bán ra của Bên bán điện.

8. Dự án điện sinh khối không nối lưới là dự án nhà máy điện sinh khối xây dựng để cung cấp toàn bộ điện năng cho các hộ sử dụng trong khu vực, không đấu nối với lưới điện quốc gia.

9. Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện sinh khối nối lưới là hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành làm cơ sở cho việc áp dụng trong giao dịch mua bán điện được sản xuất từ dự án điện sinh khối nối lưới giữa Bên bán điện và Bên mua điện.

10. Chi phí tránh được của hệ thống điện quốc gia là chi phí sản xuất một (01) kWh của tổ máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu trong hệ thống điện quốc gia, chi phí này có thể tránh được nếu Bên mua mua một (01) kWh từ một nhà máy điện sử dụng năng lượng sinh khối thay thế.

11. Biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho dự án điện sinh khối là biểu giá được tính theo các chi phí tránh được của hệ thống điện quốc gia khi có một (01) kWh điện năng phát từ nhà máy điện sử dụng năng lượng sinh khối được phát lên hệ thống điện quốc gia.

12. Hạng mục chính của dự án nhà máy điện sinh khối bao gồm lò hơi, tua bin, máy phát điện và trạm biến áp.

13. Dự án điện đồng phát nhiệt - điện là dự án điện sinh khối sản xuất và cung cấp đồng thời cả nhiệt năng và điện năng.

[...]