Quyết định 240/QĐ-UBND năm 2004 về Quy định tạm thời chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Số hiệu | 240/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/01/2004 |
Ngày có hiệu lực | 27/01/2004 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Nguyễn Tuấn Minh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/QĐ.UB |
Vũng Tàu, ngày 27 tháng 01 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Quy định số 05-QĐ/TU ngày 21/01/2003 của Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về một số chính sách, chế độ đối với cán bộ quy hoạch theo Nghị quyết số 04-NQ/TU;
- Căn cứ Nghị quyết số 04/2003/NQ.HĐND ngày 22/07/2003 được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông qua tại Kỳ họp thứ 09 - khóa III - nhiệm kỳ 1999-2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Quy định gồm 05 chương 16 điều.
Điều 2: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 252/1998/QĐ.UB ngày 05/06/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu v/v ban hành Quy định tạm thời mức chi kinh phí hỗ trợ đối với các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng bằng nguồn ngân sách của tỉnh.
|
TM.UBND
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU |
VỀ CHẾ ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 240/2004/QĐ.UB ngày 27 tháng 01 năm 2004 của
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
1. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) của tỉnh bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) công tác tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (kể cả đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần kinh phí hoạt động) thuộc Khối Đảng, Nhà nước, Mặt trận và Đoàn thể các cấp của tỉnh.
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc tại các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh, gồm: Công an, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ đội biên phòng (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc - trừ doanh nghiệp, đơn vị làm kinh tế).
c) CBCCVC công tác tại các cơ quan Trung ương đóng trên đại bàn tỉnh, gồm: Kho bạc Nhà nước; Cục thuế; Cục Thống kê; Viện Kiểm sát nhân dân; Toà án nhân dân (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc).
d) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh.
2. Cán bộ, viên chức thuộc doanh nghiệp nhà nước; đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động.
Điều 2: Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí ĐTBD:
1. Đối với các đối tượng nêu tại điểm a, d - khoản 1 - Điều 1:
- Có quyết định cử đi ĐTBD của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/QĐ.UB |
Vũng Tàu, ngày 27 tháng 01 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Quy định số 05-QĐ/TU ngày 21/01/2003 của Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về một số chính sách, chế độ đối với cán bộ quy hoạch theo Nghị quyết số 04-NQ/TU;
- Căn cứ Nghị quyết số 04/2003/NQ.HĐND ngày 22/07/2003 được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông qua tại Kỳ họp thứ 09 - khóa III - nhiệm kỳ 1999-2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Quy định gồm 05 chương 16 điều.
Điều 2: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 252/1998/QĐ.UB ngày 05/06/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu v/v ban hành Quy định tạm thời mức chi kinh phí hỗ trợ đối với các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng bằng nguồn ngân sách của tỉnh.
|
TM.UBND
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU |
VỀ CHẾ ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 240/2004/QĐ.UB ngày 27 tháng 01 năm 2004 của
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
1. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) của tỉnh bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) công tác tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (kể cả đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần kinh phí hoạt động) thuộc Khối Đảng, Nhà nước, Mặt trận và Đoàn thể các cấp của tỉnh.
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc tại các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh, gồm: Công an, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ đội biên phòng (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc - trừ doanh nghiệp, đơn vị làm kinh tế).
c) CBCCVC công tác tại các cơ quan Trung ương đóng trên đại bàn tỉnh, gồm: Kho bạc Nhà nước; Cục thuế; Cục Thống kê; Viện Kiểm sát nhân dân; Toà án nhân dân (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc).
d) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh.
2. Cán bộ, viên chức thuộc doanh nghiệp nhà nước; đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động.
Điều 2: Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí ĐTBD:
1. Đối với các đối tượng nêu tại điểm a, d - khoản 1 - Điều 1:
- Có quyết định cử đi ĐTBD của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
- Có trong kế hoạch ĐTBD được cấp có thẩm quyền của tỉnh phê duyệt.
2. Đối với các đối tượng nêu tại điểm b, c - khoản 1 - Điều 1:
- Có quyết định cử đi ĐTBD của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý của Bộ, ngành, Trung ương.
- Có trong kế hoạch hỗ trợ kinh phí ĐTBD được UBND tỉnh phê duyệt.
3. Đối với các đối tượng nêu tại khoản 2 - Điều 1:
- Có quyết định cử đi ĐTBD của cơ quan có thẩm quyền của tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị.
Điều 3: Nguồn kinh phí hỗ trợ:
1. Đối với các đối tượng nêu tại khoản 1 - Điều 1: Nguồn chi trả từ ngân sách tỉnh được HĐND tỉnh phê chuẩn.
2. Đối với các đối tượng nêu tại khoản 2 - Điều 1: Nguồn chi trả từ kinh phí của đơn vị và được thanh, quyết toán như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước được hạch toán vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động được quyết toán từ nguồn thu của đơn vị.
1. Tiền lương và các khoản tiền thưởng, phúc lợi theo quy định do cơ quan, đơn vị chi trả.
2. Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước.
Điều 5: CBCCVC được hưởng các khoản kinh phí hỗ trợ theo Quy định này khi đi ĐTBD không được hưởng chế độ công tác phí theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT.BTC ngày 30/06/1998 của Bộ Tài chính.
Điều 6: Chế độ ĐT- BD trong nước:
1. Hỗ trợ ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ:
1.1. Học phí, lệ phí khác (lệ phí ôn thi tốt nghiệp; lệ phí bảo vệ Đồ án, Luận văn, Luận án tốt nghiệp):
a) Đối với các lớp ĐTBD do cơ sở trong nước tổ chức: Theo mức qui định của cơ sở ĐTBD.
b) Đối với các lớp ĐTBD do cơ sở trong nước phối hợp với cơ sở ngoài nước hoặc do cơ sở ngoài nước tổ chức tại Việt Nam: Tùy đối tượng và tình hình cụ thể, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh sẽ xem xét, quyết định cử và hỗ trợ kinh phí cho CBCCVC đi ĐTBD.
* Nếu cơ sở đào tạo không tổ chức ôn thi tốt nghiệp hoặc đã tính lệ phí ôn thi tốt nghiệp; lệ phí bảo vệ Đồ án, Luận án tốt nghiệp vào trong học phí thì không được thanh toán khoản tiền lệ phí khác.
1.2. Hỗ trợ để mua giáo trình học tập và tài liệu nghiên cứu (tài liệu phù hợp với chương trình, khóa học), mức chi không vượt quá:
a) Đối với các lớp bồi dưỡng:
- Ngoại ngữ, tin học:
+ Chứng chỉ A: 50.000 đ/người/khóa.
+ Chứng chỉ B: 100.000 đ/người/khóa.
+ Chứng chỉ C: 200.000 đ/người/khóa.
- Bồi dưỡng khác: Lớp có thời gian thực tế học từ 01 tháng đến dưới 03 tháng: 50.000 đ/người/khóa; từ 03 tháng đến dưới 06 tháng: 100.000 đ/người/khóa và từ 06 tháng trở lên: 200.000 đ/người/khóa.
b) Đối với các lớp đào tạo:
+ Trung cấp: 350.000 đ/người/năm.
+ Cao đẳng, Cao cấp chính trị: 400.000 đ/người/năm.
+ Đại học: 500.000 đ/người/năm.
+ Thạc sĩ, Chuyên khoa I: 1.000.000 đ/người/năm.
+ Tiến sĩ, Chuyên khoa II: 2.000.000 đ/người/năm.
* Nếu cơ sở đào tạo đã tính tiền giáo trình, tài liệu vào trong học phí hoặc hỗ trợ không tính tiền giáo trình, tài liệu thì không được thanh toán khoản tiền này.
1.3. Hỗ trợ kinh phí để làm và bảo vệ Đồ án, Luận văn (nếu bảo vệ), Luận án tốt nghiệp:
+ Đại học: 2.000.000 đ/người/năm.
+ Thạc sĩ, Chuyên khoa I: 5.000.000 đ/người/năm.
+ Tiến sĩ, Chuyên khoa II: 10.000.000 đ/người/năm.
1.4. Hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại:
a) Đối với học viên có khoảng cách từ nơi làm việc đến nơi học trên 20 km, được hỗ trợ các khoản:
a.1) Tiền ăn: 15.000đ/người/ngày trong thời gian tập trung học, thi tại Trường. Nếu cơ sở ĐTBD đã tính tiền ăn vào trong học phí thì không được thanh toán khoản này; Trường hợp mức tiền ăn tính trong học phí cao hơn quy định trên thì phần chênh lệch cá nhân tự trang trải.
a.2) Tiền thuê phòng ngu: 30.000đ/người/ngày đêm trong thời gian tập trung học, thi tại Trường. Nếu cơ sở chiêu sinh có bố trí chỗ nghỉ miễn phí hoặc đã tính tiền nghỉ vào trong học phí thì không được thanh toán khoản này; Trường hợp mức tiền nghỉ tính trong học phí cao hơn quy định trên thì phần chênh lệch cá nhân tự trang trải.
a.3) Tiền đi lại:
- Trường hợp đi học trong tỉnh: 50.000đ/người/tháng. Trường hợp các lớp bồi dưỡng được tổ chức với thời gian thực tế học, thi từ 05 ngày đến 10 ngày được hỗ trợ 25.000 đ/người/khóa; dưới 05 ngày được hỗ trợ 10.000đ/người/khóa. Riêng đối với CBCCVC công tác tại địa bàn huyện Côn Đảo đi học ngoài địa bàn huyện Côn Đảo được thanh toán 1 lần (lượt đi và về) bằng phương tiện tàu theo giá cước thông thường do Nhà nước quy định.
- Trường hợp đi học ngoài tỉnh:
+ Trường hợp học các lớp đào tạo: Mỗi năm được thanh toán 2 lần (mỗi lần gồm lượt đi và về) bằng phương tiện tàu, xe theo loại giá cước thông thường Nhà nước quy định.
+ Trường hợp học các lớp bồi dưỡng: Được thanh toán cho cả khóa học 1 lần đi và về bằng phương tiện tàu, xe theo loại và giá cước thông thường Nhà nước quy định.
* Riêng đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (hoặc cán bộ giữ chức danh chuyên viên chính, hệ số 4,47 trở lên) được thanh toán bằng phương tiện máy bay.
* Nếu đi lại bằng xe của cơ sở đào tạo đã tính tiền đi lại trong học phí hoặc bằng xe đưa đón của Nhà nước thì không được hỗ trợ khoản tiền này.
b) Đối với học viên có khoảng cách từ nơi làm việc đến nơi học từ 20 km trở xuống: được hỗ trợ 10.000đ/người/ngày trong thời gian thực tế học, thi tại Trường.
1.5. Hỗ trợ thêm để trang trải các chi phí khác trong quá trình học tập:
+ Các lớp bồi dưỡng: 50.000đ/người/tháng. Trường hợp các lớp bồi dưỡng được tổ chức với thời gian thực tế học, thi từ 05 ngày đến 10 ngày được hỗ trợ 25.000đ/người/khóa; dưới 05 ngày được hỗ trợ 10.000đ/người/khóa.
+ Trung cấp: 300.000 đ/người/năm.
+ Cao đẳng, Cao cấp chính trị: 400.000 đ/người/năm.
+ Đại học: 500.000 đ/người/năm.
+ Thạc sĩ, Chuyên khoa I: 700.000 đ/người/năm.
+ Tiến sĩ, Chuyên khoa II: 1.000.000 đ/người/năm.
1.6. Đối với CBCCVC công tác tại địa bàn huyện Côn Đảo đi học ở ngoài địa bàn Côn Đảo: Ngoài các khoản hỗ trợ trên còn được hỗ trợ thêm 100.000đ/người/tháng. Trường hợp các lớp bồi dưỡng được tổ chức với thời gian thực tế học, thi từ 05 ngày đến 10 ngày được hỗ trợ 50.000đ/người/khóa; dưới 05 ngày được hỗ trợ 25.000đ/người/khóa.
1.7. Đối với CBCCVC nữ đi học: Ngoài các khoản hỗ trợ trên còn được hỗ trợ thêm 100.000đ/người/tháng. Trường hợp các lớp bồi dưỡng được tổ chức với thời gian thực tế học, thi từ 05 ngày đến 10 ngày được hỗ trợ 50.000đ/người/khóa; dưới 05 ngày được hỗ trợ 25.000đ/người/khóa.
2. Hỗ trợ khuyến khích tự ĐTBD (không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được duyệt): Đối với CBCCVC tự thu xếp thời gian đi học ngoài giờ hành chính hoặc cơ quan, đơn vị sắp xếp cho thời gian đi học để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng công việc chuyên môn đang đảm nhận; khi học xong tiếp tục công tác tại cơ quan, đơn vị cũ hoặc chấp hành sự phân công của tổ chức được hỗ trợ một phần chi phí học tập và được thanh toán 1 lần sau khi nhận được văn bằng, chứng chỉ. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Đối với các lớp bồi dưỡng:
- Ngoại ngữ:
+ Chứng chỉ A: 500.000 đ/người/khóa.
+ Chứng chỉ B: 800.000 đ/người/khóa.
+ Chứng chỉ C: 1.000.000 đ/người/khóa.
- Tin học:
+ Chứng chỉ A: 400.000 đ/người/khóa.
+ Chứng chỉ B: 700.000 đ/người/khóa.
+ Chứng chỉ C: 900.000 đ/người/khóa.
- Bồi dưỡng khác: 150.000đ/người/tháng. Trường hợp các lớp bồi dưỡng được tổ chức với thời gian thực tế học từ 10 ngày trở xuống được hỗ trợ 50.000đ/người/khóa.
b) Đối với các lớp đào tạo:
+ Trung cấp: 500.000 đ/người/năm.
+ Cao đẳng, Cao cấp chính trị: 600.000 đ/người/năm.
+ Đại học: 750.000 đ/người/năm.
+ Thạc sĩ, Chuyên khoa I: 2.500.000 đ/người/năm.
+ Tiến sĩ, Chuyên khoa II: 5.000.000 đ/người/năm.
3. Hỗ trợ kinh phí học bổ túc văn hóa đối với CBCC xã, phường, thị trấn: CBCB xã, phường, thị trấn được hỗ trợ kinh phí học bổ túc văn hóa cấp III; riêng CBCB các xã ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo (theo quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền) được hỗ trợ kinh phí học bổ túc văn hóa cấp II và cấp III. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Học phí, giáo trình, lệ phí khác: Theo quy định của nhà trường.
b) Hỗ trợ thêm để trang trải các chi phí khác:
+ Cấp II: 400.000đ/người/năm.
+ Cấp III: 600.000d0/người/năm.
4. Hỗ trợ kinh phí ôn thi vào các trường đào tạo: CBCCVC được cử đi đào tạo ở các trường, lớp có quy định thi tuyển đầu vào; nếu trúng tuyển được hỗ trợ kinh phí ôn thi, bao gồm các khoản sau:
a) Lệ phí ôn thi: Theo quy định của cơ sở ĐTBD.
b) Hỗ trợ thêm để trang trải các chi phí khác trong quá trình ôn thi:
- Trung cấp, Cao đẳng:
+ Học trong tỉnh: 300.000đ/người/khóa.
+ Học ngoài tỉnh: 500.000đ/người/khóa.
- Đại học:
+ Học trong tỉnh: 500.000đ/người/khóa.
+ Học ngoài tỉnh: 700.000đ/người/khóa.
- Cao học, Chuyên khoa I:
+ Học trong tỉnh: 1.000.000đ/ người/khóa.
+ Học ngoài tỉnh: 1.500.000đ/ người/khóa.
- Chuyên khoa II và nghiên cứu sinh tiến sĩ:
+ Học trong tỉnh: 1.500.000đ/ người/khóa.
+ Học ngoài tỉnh: 2.000.000đ/ người/khóa.
* Nếu tự ôn thi thì chỉ được hỗ trợ điểm b - khoản 4 nêu trên.
5. Hỗ trợ lệ phí ôn và thi nâng ngạch: Theo mức quy định của cơ quan tổ chức.
6. Đối với các lớp ĐTBD theo chương trình, dự án tài trợ của Bộ, ngành Trung ương; hoặc chương trình, dự án do phía Việt Nam phối hợp với tổ chức phi Chính phủ hoặc Chính phủ nước ngoài tổ chức: Ngoài phần kinh phí đã được chương trình, dự án tài trợ; tỉnh sẽ hỗ trợ thêm những khoản còn lại chưa được hỗ trợ theo Quy định này.
7. Đối với các lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND: Đại biểu HĐND các cấp được hưởng các khoản kinh phí hỗ trợ theo Quy định này.
Điều 7: Đối với CBCCVC thuộc diện quy hoạch của tỉnh: Được hưởng đầy đủ các khoản hỗ trợ theo Quy định này; Trường hợp mức hỗ trợ nào trong Quy định này thấp hơn Quy định số 05/QĐ.TU ngày 21/01/2003 của Tỉnh ủy thì được hưởng theo mức hỗ trợ của Quy định 05/QĐ.TU.
Điều 8: Chế độ đào tạo nước ngoài: Thực hiện theo Quy định số 05/QĐ.TU ngày 21/01/2003 của Tỉnh ủy.
* Trường hợp các lớp ĐTBD được phía nước ngoài hỗ trợ: ngoài những khoản đã được hỗ trợ, tỉnh sẽ hỗ trợ thêm những khoản còn lại theo quy định.
Ngoài chế độ quy định đã được Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ; tỉnh sẽ hỗ trợ thêm những khoản còn lại chưa được hỗ trợ theo Quy định này.
Các cơ quan, đơn vị được vận dụng các khoản, mức hỗ trợ của Quy định này để hỗ trợ kinh phí cho CBCCVC đi ĐT-BD.
THỜI GIAN TÍNH HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 11: Thời gian được tính hỗ trợ kinh phí ĐTBD: Theo thời gian quy định của chương trình, khóa ĐTBD; đối với các khoản hỗ trợ được tính theo năm: nếu thời gian thực tế học từ 07 tháng trở lên thì được tính nửa năm.
Điều 12: Thời gian không được tính hỗ trợ kinh phí ĐTBD:
- Đối với các lớp bồi dưỡng: Thời gian bồi dưỡng lại do học không đạt kết quả theo yêu cầu của chương trình, khóa học.
- Đối với các lớp đào tạo: Thời gian ôn thi lại tốt nghiệp; học lại năm học; đào tạo lại do không đạt kết quả theo yêu cầu của chương trình, khóa học.
Điều 13: Sở Nội vụ tỉnh và Sở Tài chính tỉnh hướng dẫn; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Điều 14: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phổ biến, quán triệt quy định này cho CBCCVC và tổ chức trển khai thực hiện nghiêm túc.
Điều 15: Quy định được sửa đổi, bổ sung khi Trung ương và địa phương có quy định mới.