Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 24/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh thủy sản năm 2017 của tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 24/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/01/2017
Ngày có hiệu lực 09/01/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Chung Phụng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 09 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM, DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2017, TỈNH NINH BÌNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 05 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và và Phát triển Nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh thủy sản, năm 2017 của tỉnh Ninh Bình, với nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

a) Mục đích: Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh thủy sản, năm 2017 là triển khai tích cực, chủ động các biện pháp để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan; bảo vệ, phát triển sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm ở động vật lây nhiễm sang người.

b) Yêu cầu: Các ngành, các đơn vị, các địa phương trong toàn tỉnh tổ chức triển khai có hiệu quả, thực hiện đúng tiến độ, thời gian và nội dung của kế hoạch.

II. Nội dung:

1. Tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm

1.1. Đối tượng tiêm phòng: Gia súc, gia cầm chăn nuôi tại các hộ gia đình, các trang trại, sở chăn nuôi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

1.2. Phạm vi tiêm phòng:

a) Tiêm phòng cho gia súc:

- Tiêm phòng cho trâu, bò:

+ Vắc xin tụ huyết trùng: Tiêm phòng cho trâu, bò khỏe mạnh trong diện tiêm phòng và trâu, bò đã được tiêm phòng nhưng đã hết thời gian miễn dịch;

+ Vắc xin lở mồm long móng (LMLM): Tiêm phòng cho trâu, bò nơi có ổ dịch cũ hoặc nơi có nguy cơ phát bệnh cao và trong vùng đệm của chương trình khống chế và thanh toán bệnh LMLM;

- Tiêm phòng cho chó, mèo: Vắc xin phòng bệnh dại.

- Tiêm phòng cho lợn:

+ Vắc xin LMLM, vắc xin tai xanh: Tiêm phòng cho lợn nái và lợn đực giống.

+ Vắc xin dịch tả, tụ dấu: Tiêm phòng cho tất cả lợn ở độ tuổi tiêm phòng và lợn đã được tiêm phòng nhưng hết thời gian miễn dịch;

+ Vắc xin phó thương hàn: Tiêm cho lợn con, lợn nái trong diện phải tiêm phòng.

b) Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm: Tập trung tiêm phòng triệt để cho đàn vịt, khuyến khích tiêm phòng cho đàn gà. Khi có dịch xảy ra thì tổ chức tiêm bao vây cho tất cả gia cầm tại các xã có dịch và các xã xung quanh.

[...]