Quyết định 24/2010/QĐ-UBND về chính sách đối với hộ gia đình và lao động có hộ khẩu thường trú tại 16 xã nghèo theo Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 24/2010/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/07/2010
Ngày có hiệu lực 05/08/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Huỳnh Đức Hòa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 24/2010/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 26 tháng 7 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC HỘ GIA ĐÌNH VÀ LAO ĐỘNG CÓ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ TẠI 16 XÃ NGHÈO THEO CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2015.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 792/TTr-LĐTBXH ngày 28/5/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành một số chính sách đối với các hộ gia đình và lao động có hộ khẩu thường trú tại 16 xã nghèo theo chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

1. Khoán bảo vệ rừng và giao, khoán đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất:

a) Hộ gia đình và cộng đồng dân cư nhận khoán hoặc được giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa rừng được hưởng tiền khoán bảo vệ với mức 200.000 đồng/ha/năm.

b) Hộ gia đình và cộng đồng dân cư được hỗ trợ một lần 05 triệu đồng/ha để tận dụng tạo đất sản xuất trong khu vực diện tích đất rừng nhận khoán, chăm sóc bảo vệ rừng nếu đủ điều kiện sản xuất lương thực và phù hợp với qui chế quản lý bảo vệ rừng.

c) Hộ gia đình được giao, khoán đất lâm nghiệp (theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh) để trồng rừng sản xuất, trồng cây cao su trên diện tích được giao, khoán được hỗ trợ một lần để mua cây giống, phân bón và công chăm sóc với mức 05 triệu đồng/ha (nhưng không quá 02 ha, tương đương với 10 triệu đồng/hộ). Hộ gia đình được hưởng tòan bộ sản phẩm trên diện tích được giao.

d) Đối với diện tích đất quy hoạch cho nông nghiệp nhưng không có khả năng trồng cây nông nghiệp (đất xấu, cằn cỗi, độ đốc cao) chuyển sang trồng cây lâm nghiệp thì hộ gia đình được hỗ trợ thêm một lần như định mức trồng rừng sản xuất.

đ) Chi phí lập hồ sơ giao, khóan chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất trồng rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư: các huyện sử dụng ngân sách sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng đã được tỉnh phân bổ trong kế hoạch hàng năm.

2. Hỗ trợ khai hoang, phục hóa, thâm canh, chuyển đổi cây trồng:

Hộ gia đình có đất sản xuất dưới 01 ha được hỗ trợ kinh phí khai hoang, phục hóa để đủ 01 ha đất sản xuất nông nghiệp (kể cả diện tích đã có và diện tích khai hoang phục hóa mới) để đưa vào trồng lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc được hỗ trợ 01 lần với mức hỗ trợ như sau:

a) Mức hỗ trợ khai hoang để đưa vào trồng lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc là 10 triệu đồng/ha;

Đất khai hoang là đất đã được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp nhưng đến trước thời điểm lập phương án khai hoang chưa giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.

b) Mức hỗ trợ phục hóa đất để đưa vào trồng lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc là 05 triệu đồng/ha;

Đất phục hóa là đất được quy hoạch để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đã có thời gian được sử dụng để sản xuất nông nghiệp nhưng sau đó, diện tích trên không được sản xuất nên đã bị hoang hóa trở lại.

(Các hộ gia đình chỉ được hưởng một trong hai chính sách quy định tại điểm a, b nêu trên).

3. Chuyển đổi cây trồng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để mua cây trồng và phân bón trên đất sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ một lần 05 triệu đồng/ha cho 01 hộ (diện tích được hỗ trợ không quá 02 ha).

4. Hộ gia đình không có đất sản xuất nông nghiệp hoặc không nhận khoán chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng được hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/hộ để chuyển đổi ngành nghề hoặc mua giống vật nuôi.

5. Hỗ trợ học nghề và xuất khẩu lao động:

a) Hỗ trợ học nghề:

- Hình thức học nghề được hỗ trợ: Học tại các lớp dạy nghề do các đơn vị dạy nghề tổ chức tại xã nghèo và có thời gian đào tạo từ 01 tuần đến 3 tháng (ít nhất có 30 giờ đào tạo/tuần), trong đó không dưới 70% số giờ dạy thực hành;

- Các ngành nghề do UBND xã lựa chọn và theo nhu cầu của lao động địa phương nhằm tăng năng suất, hiệu quả của cây trồng, vật nuôi, trồng rừng hoặc tạo thêm việc làm mới, ngành nghề mới tại chỗ.

- Mức hỗ trợ:

+ Người học nghề được hỗ trợ 100.000 đồng/người/tuần;

+ Đơn vị dạy nghề được thanh toán 100.000 đồng/tuần/học viên được kiểm tra đạt tay nghề theo nội dung chương trình đào tạo.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ