Kế hoạch 3034/KH-UBND năm 2018 xây dựng Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 3034/KH-UBND
Ngày ban hành 26/09/2018
Ngày có hiệu lực 26/09/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Nguyễn Trung Thảo
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3034/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 26 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra khảo sát;

Thực hiện Công văn số 4914/BNN-VPĐP ngày 15/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm”.

UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án/Kế hoạch thực hiện “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Cao Bằng (sau đây viết tắt là Đề án Chương trình OCOP), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu phục vụ xây dựng Đề án Chương trình OCOP của Trung ương và của tỉnh Cao Bằng.

2. Yêu cầu: Thống kê, thu thập thông tin đảm bảo chính xác, đầy đủ số liệu về hiện trạng các sản phẩm; thực trạng về trình độ công nghệ, vốn, lao động liên quan đến sản phẩm; dự kiến quy hoạch các sản phẩm thế mạnh, chủ lực; các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sản phẩm...phục vụ cho việc xây dựng Đề án của các huyện, Thành phố, của tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Phạm vi, đối tượng và nguyên tắc thực hiện

a) Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Đối tượng thực hiện:

- Chủ thể thực hiện: Lấy chủ thể kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể làm nòng cốt, cụ thể là các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nòng cốt cùng với các tổ hợp tác, hộ sản xuất.

- Sản phẩm: Là hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh với điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương đối với các nhóm thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm, nội thất, trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

c) Nguyên tắc thực hiện: Sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn chất lượng trong nước, quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2. Nội dung, thời gian thực hiện

2.1. Tổ chức Hội nghị triển khai cấp tỉnh, vào cuối tháng 9 đầu tháng 10/2018, gồm các thành phần sau:

- Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, chủ trì;

- Đại diện lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan, đơn vị: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và một số đơn vị liên quan.

- Đại diện lãnh đạo UBND huyện, Thành phố; Phòng nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế Thành phố) và một số đơn vị liên quan;

- Đại diện lãnh đạo UBND cấp xã;

- Đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất kinh doanh (có đăng ký kinh doanh) đang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng Đề án Chương trình OCOP.

2.2. Xây dựng phương án, lập phiếu điều tra, xong trong tháng 10/2018.

2.3. Điều tra thực tế, tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá kết quả, xây dựng báo cáo, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử, xây dựng dự thảo Đề án, từ tháng 10 đến tháng 11/2018).

2.4. Tham quan học tập kinh nghiệm, hoàn thiện Đề án: Tháng 11/2018.

2.5. Phê duyệt, công bố Đề án: Tháng 12/2018.

[...]