Kế hoạch 706/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP tỉnh Ninh Thuận năm 2024

Số hiệu 706/KH-UBND
Ngày ban hành 21/02/2024
Ngày có hiệu lực 21/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trịnh Minh Hoàng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 706/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 21 tháng 02 năm 2024  

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM - OCOP TỈNH NINH THUẬN NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025;

Triển khai Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 4056/KH-UBND ngày 17/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1819/QĐ-UBND ngày 25/12/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Dự án Mô hình phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch gắn với nâng cao vai trò tổ chức quản lý cộng đồng tại thôn Cầu Gẫy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 12/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP tỉnh Ninh Thuận năm 2024 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến cuối năm 2024, phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP, trong đó có thêm 02-05 sản phẩm 4 sao; 01-02 sản phẩm chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao.

- Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

- Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 40% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Phấn đấu 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

- Có ít nhất 50% làng nghề có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh; phấn đấu có thêm 01-02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN

1. Đối tượng thực hiện:

- Chủ thể thực hiện: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch ngoài các đối tượng trên có thể bao gồm các Hội/Hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.

- Sản phẩm: Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bao gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được phân theo 6 nhóm, gồm:

(1) Nhóm thực phẩm, gồm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

(2) Nhóm đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

(3) Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: Thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược; và các loại dược liệu khác.

(4) Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren… làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.

(5) Nhóm sinh vật cảnh, gồm: hoa, cây cảnh, động vật cảnh.

(6) Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

2. Yêu cầu thực hiện:

- Phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.

- Phát huy sáng tạo và sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ