Quyết định 23/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 23/2018/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/04/2018 |
Ngày có hiệu lực | 01/05/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Văn Cao |
Lĩnh vực | Thương mại,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2018/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 4 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Biên giới Quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật An ninh Quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 16 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;
Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 250/TTr-SDL ngày 20 tháng 3 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU
LỊCH BẰNG TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI CÁC CẢNG BIỂN THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2018 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2018/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 4 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Biên giới Quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật An ninh Quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 16 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng;
Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 250/TTr-SDL ngày 20 tháng 3 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU
LỊCH BẰNG TÀU BIỂN QUỐC TẾ TẠI CÁC CẢNG BIỂN THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2018 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Quy định này quy định về trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế và các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức đón, phục vụ khách du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển Thừa Thiên Huế.
2. Các hoạt động, hành vi khác không được đề cập trong Quy định này được điều chỉnh theo các quy định pháp luật hiện hành.
1. Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển Thừa Thiên Huế.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức đón, phục vụ khách du lịch bằng tàu biển quốc tế gồm: các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế (gọi tắt là doanh nghiệp lữ hành quốc tế), các đại lý hàng hải đại diện chủ tàu (gọi tắt là đại lý hàng hải) và các doanh nghiệp kinh doanh cảng thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động, cung cấp dịch vụ liên quan đến tổ chức đón, phục vụ khách du lịch đến bằng tàu biển quốc tế.
Điều 3. Trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ
2. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch quốc tế trong thời gian khách du lịch đi tham quan.
3. Các đại lý hàng hải phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định liên quan của Nhà nước về quản lý trên lĩnh vực du lịch, về đại lý hàng hải và các nội dung liên quan trong Quy định này.
4. Các doanh nghiệp kinh doanh cảng thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế phải đảm bảo về cầu bến tiếp nhận tàu khách, kế hoạch, phương án bảo vệ, đưa người và tài sản, phương tiện vận chuyển đến nơi an toàn khi xảy ra sự cố cháy nổ trên tàu hoặc khu vực cầu cảng.
Điều 4. Trách nhiệm của các Đại lý hàng hải
a) Căn cứ lịch tàu đến các cảng hàng năm để thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và doanh nghiệp khai thác cảng những thông tin cần thiết (tên và quốc tịch tàu, tên và địa chỉ chủ tàu, trọng tải tàu, dung tích tàu, mớn nước, chiều cao, chiều dài, chiều rộng của tàu, dự kiến thời gian đến cảng và rời cảng, số lượng và quốc tịch khách du lịch, số lượng và quốc tịch thuyền viên).
b) Làm thủ tục đề nghị Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu trong trường hợp tàu khách du lịch vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó.
c) Chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng, Đại lý hàng hải gửi Bản khai an ninh tàu biển (theo mẫu số 41 của Phụ lục mẫu các văn bản sử dụng trong hoạt động hàng hải tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải) và chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến đến cảng Đại lý hàng hải gửi Thông báo tàu đến cho Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế.
đ) Trường hợp tàu biển có người ốm, người chết, người cứu vớt được trên biển hoặc có người trốn trên tàu, phải thực hiện xác báo cho Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế biết chính xác thời gian tàu đến vị trí dự kiến, các thông tin về tên, tuổi, quốc tịch, tình trạng bệnh tật, lý do tử vong và các yêu cầu liên quan khác.
g) Giải quyết thủ tục đến và rời cảng cho tàu, thuyền viên và hành khách.
h) Giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh liên quan đến tàu, thuyền viên và hành khách trước khi tàu đến cảng, trong thời gian tàu neo đậu tại cảng và sau khi tàu rời cảng.
2. Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng
a) Phải bố trí ít nhất một nhân viên để thực hiện các công việc có liên quan (hoặc các công việc phát sinh) giữa tàu và thuyền viên với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Thừa Thiên Huế.
b) Thông báo sự thay đổi vị trí neo đậu do nguyên nhân thời tiết hoặc xảy ra cháy, nổ tại khu vực tàu neo đậu.
c) Thông báo tình hình khắc phục sự cố, tai nạn hàng hải của tàu cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (nếu có).
d) Thông báo các yêu cầu mới phát sinh đối với tàu và thuyền viên trong thời gian lưu lại cảng.
đ) Làm các thủ tục cho phép tàu tiếp nhận hàng hóa và tiến hành hoạt động sửa chữa, rửa tàu, hạ xuồng… tại cảng biển khu vực Thừa Thiên Huế (nếu có).
e) Đại diện cho chủ tàu làm thủ tục hải quan, nộp thuế, giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu có số lượng lớn và hàng quà biếu (nếu có).
a) Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước tại khu vực cảng Thừa Thiên Huế các vấn đề liên quan đến xử lý thuyền viên như: thuyền viên không về tàu đúng thời gian, thuyền viên bị tai nạn không thể xuất cảnh (chuyển cảng đi) theo tàu, thuyền viên vi phạm pháp luật Việt Nam…
b) Liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại khu vực cảng Thừa Thiên Huế để tiến hành làm thủ tục xuất cảnh (chuyển cảng đi) cho tàu và thuyền viên theo quy định.
c) Thực hiện thông báo tàu rời, nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu liên quan cho các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển để hoàn thành thủ tục rời cảng cho tàu theo quy định.
Điều 5. Trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
1. Trước khi tàu đến cảng
a) Liên hệ với cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh - Bộ Công an
Làm thủ tục xét duyệt nhân sự cho hành khách nhập cảnh theo quy định.
b) Liên hệ với Biên phòng cửa khẩu cảng
- Cung cấp các thông tin liên quan đến hành khách, chậm nhất là 08 giờ trước khi tàu cập cảng, bao gồm:
+ Toàn bộ danh sách hành khách trong chuyến tàu đến cảng.
+ Danh sách hành khách đã được xét duyệt nhân sự cho phép nhập, xuất cảnh Việt Nam.
+ Các chương trình du lịch cụ thể của từng nhóm khách.
- Làm văn bản xin cấp các loại giấy phép kèm theo danh sách cán bộ lãnh đạo, điều hành, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ trong trường hợp lên tàu.
c) Liên hệ với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Thừa Thiên Huế
Cung cấp những nhu cầu của hành khách về hàng hoá xuất, nhập khẩu (nếu có). Nhận những thông tin có liên quan để cung cấp cho hành khách, bao gồm những mặt hàng Nhà nước Việt Nam cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu; phương thức kê khai hành lý cá nhân hoặc hàng hoá lúc nhập cảnh và xuất cảnh.
d) Liên hệ với doanh nghiệp kinh doanh cảng biển Thừa Thiên Huế.
Cung cấp danh sách cán bộ lãnh đạo, điều hành, hướng dẫn viên, phục vụ viên, lái xe, phương tiện vận chuyển khách du lịch và khách mời tham quan hoặc các đoàn công tác khác (nếu có) ra, vào cảng.
2. Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng và trong quá trình thực hiện chương trình du lịch tàu biển
a) Phải bố trí ít nhất một nhân viên để thực hiện các công việc có liên quan (hoặc các công việc phát sinh) giữa doanh nghiệp và hành khách với các cơ quan quản lý nhà nước tại khu vực cảng biển.
b) Liên hệ với Doanh nghiệp quản lý, kinh doanh và khai thác cảng để làm các thủ tục tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao phục vụ hành khách, các chương trình đón và tiễn khách tại khu vực cảng biển (nếu có).
c) Quản lý và chịu trách nhiệm trước các cơ quan An ninh, Biên phòng về mọi hoạt động của hành khách theo chương trình du lịch.
d) Doanh nghiệp du lịch trong quá trình thực hiện chương trình du lịch phải tuân theo quy định liên quan gồm:
- Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
- Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
- Sử dụng hướng dẫn viên phải đảm bảo các điều kiện quy định cho hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; các trường hợp khác (sử dụng tình nguyện viên, hướng dẫn tạm thời…) phải có ý kiến bằng văn bản của Sở Du lịch;
- Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch; nếu phát hiện những quy định trái pháp luật hoặc bản thân doanh nghiệp và hành khách bị gây phiền hà, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo về Sở Du lịch để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời;
- Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch;
- Chậm nhất 05 ngày trước khi tàu biển dự kiến cập cảng biển Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp du lịch phải thông báo bằng văn bản các chương trình du lịch cho Sở Du lịch và các cơ quan chức năng có liên quan;
- Trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến tính mạng hoặc tài sản của hành khách, doanh nghiệp phải khẩn trương tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả đồng thời báo cáo ngay cho các cơ quan chức năng để giải quyết theo đúng luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế;
- Trường hợp cần thiết, khi có yêu cầu của Sở Du lịch, cơ quan An ninh, Biên phòng cửa khẩu cảng thì doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan trên thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia;
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan An ninh, Biên phòng cửa khẩu cảng và các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các điểm du lịch, giải quyết những tổn thất hoặc xử lý những sai phạm của hành khách trong thời gian đi theo chương trình du lịch;
Doanh nghiệp du lịch được quyền khai thác khách tàu biển có thể ủy quyền cho các doanh nghiệp du lịch khác có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện khai thác khách lẻ này theo quy định và chịu trách nhiệm giám sát hoạt động doanh nghiệp du lịch được ủy quyền trong quá trình thực hiện chương trình du lịch đó.
Doanh nghiệp khai thác khách lẻ này chậm nhất 12 giờ trước khi tàu đến cảng phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng chương trình du lịch của khách theo quy định.
3. Trước khi tàu rời cảng
a) Khởi kiện trước tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định khi quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế bị phía tàu khách vi phạm.
b) Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp khai thác cảng tại khu vực cảng Thừa Thiên Huế các vấn đề liên quan đến xử lý hành khách như: hành khách, thuyền viên không về tàu đúng thời gian, hành khách, thuyền viên bị tai nạn không thể xuất cảnh (chuyển cảng đi) theo tàu, …
c) Khách đi và về tàu: phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến hành khách, thuyền viên về trễ, tai nạn, rủi ro khác.
d) Thanh toán các khoản lệ phí cho các cơ quan chức năng.
đ) Nếu hành khách mua các loại hàng hoá thuộc danh mục cần thẩm định và kiểm tra trước khi cho xuất khẩu, doanh nghiệp lữ hành quốc tế làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Thừa Thiên Huế xem xét giải quyết.
e) Chậm nhất sau 05 ngày sau khi tàu biển du lịch quốc tế rời cảng, doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm lập báo cáo gửi về Sở Du lịch theo quy định, với nội dung sau: Báo cáo tình hình thực hiện chung, công tác đón tiếp, số lượng khách du lịch tàu biển đi tham quan các chương trình du lịch do doanh nghiệp tổ chức thực hiện, số lượng khách lên bờ tham quan không theo chương trình (khách lẻ).
1. Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế
a) Trước và khi tàu đến cảng
- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đối với tàu thuyền, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên, các vấn đề liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và là cơ quan quyết định cuối cùng cho tàu đến, rời cảng; chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển giải quyết thủ tục cho tàu đến, rời cảng.
- Thông báo cho đại lý hàng hải biết vị trí tàu neo đậu và địa điểm làm thủ tục nhập cảnh (chuyển cảng đến) cho thuyền viên, hành khách và hàng hóa (nếu có); kế hoạch tàu cập cầu cảng. Cung cấp các quy định, nội quy của Cảng biển có liên quan về đảm bảo trật tự, an toàn, vệ sinh đối với tàu khách du lịch quốc tế đến các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Sau khi nhận được thông báo tàu đến cảng từ đại lý hàng hải, Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế phải thông báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Thừa Thiên Huế biết để làm thủ tục nhập cảnh (chuyển cảng đến) cho tàu theo quy định.
- Phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành trong việc tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn hàng hải khu vực cảng.
b) Trong thời gian neo đậu tại cảng
- Thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan về việc điều động tàu để bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường khi xảy ra các tình huống bất lợi tại khu vực tàu neo đậu.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển (nếu có).
c) Trước khi tàu rời cảng
Thông báo cho đại lý hàng hải biết địa điểm làm thủ tục xuất cảnh (chuyển cảng đi) cho tàu, thuyền viên, hành khách và hàng hóa (nếu có).
2. Biên phòng cửa khẩu cảng
a) Trước và khi tàu đến cảng
- Tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ xuất, nhập cảnh đối với thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu, người trốn trên tàu và người lên, xuống tàu.
- Cấp các loại giấy phép theo quy định cho đại lý hàng hải và doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
- Giải quyết cho hành khách, thuyền viên đi bờ.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát theo quy định.
b) Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng
- Chủ trì và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu cảng.
- Tổ chức kiểm tra người, phương tiện ra vào khu vực cảng theo quy định.
- Tổ chức giám sát tàu, thuyền viên, khách du lịch không đi theo tour (khách lẻ) theo quy định.
- Xử lý các vụ việc xảy ra liên quan đến tàu, thuyền viên, hành khách.
c) Trước khi tàu rời cảng
- Tiếp nhận hồ sơ liên quan đến tàu, thuyền viên, hành khách từ đại lý hàng hải và doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tại khu vực tàu neo đậu theo quy định.
- Xử lý vi phạm đối với tàu, thuyền viên, hành khách có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam (nếu có).
- Phối hợp với Đại lý hàng hải, doanh nghiệp lữ hành quốc tế xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến hành khách, thuyền viên về trễ, tai nạn, rủi ro khác.
- Làm thủ tục xuất cảnh (chuyển cảng đi) cho tàu, thuyền viên, hành khách theo quy định.
3. Các Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển trực thuộc Cục Hải quan Thừa Thiên Huế
a) Trước và khi tàu đến cảng
- Thông báo cho đại lý hàng hải và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế các thông tin cần cung cấp cho thuyền viên, hành khách bao gồm những mặt hàng Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, xuất nhập khẩu có điều kiện; tiêu chuẩn hành lý miễn thuế, phương thức kê khai hành lý cá nhân hoặc hàng hóa lúc nhập cảnh và xuất cảnh.
- Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị giám sát Hải quan theo quy định.
b) Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng
- Tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đối với hàng hóa, hành lý, nguyên, nhiên vật liệu trên tàu theo quy định.
- Hướng dẫn cho đại lý hàng hải, doanh nghiệp lữ hành quốc tế kê khai hải quan và làm thủ tục nhập, xuất khẩu hàng hóa (nếu có).
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng biển, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế (nếu có) đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
c) Trước khi tàu rời cảng
- Trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan kết quả xử lý vi phạm về hàng hóa xuất, nhập khẩu của thuyền viên, hành khách (nếu có) theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.
- Thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh; hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định.
4. Trách nhiệm của Kiểm dịch Y tế Biên giới
a) Trước và khi tàu đến cảng
Thông báo cho đại lý hàng hải và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế các thông tin liên quan đến vấn đề y tế cần chú ý trước khi tàu đến cảng. Chuẩn bị trang thiết bị máy móc cần thiết theo quy định của ngành để làm thủ tục kiểm dịch cho tàu, thuyền viên và hành khách.
b) Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng
Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát về y tế theo quy định.
c) Trước khi tàu rời cảng
Tiến hành làm thủ tục kiểm dịch y tế cho tàu, thuyền viên và hành khách xuất cảnh (chuyển cảng đi) theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cảng thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Chủ động chuẩn bị về an toàn, vệ sinh, môi trường cầu bến cảng; địa điểm làm việc phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển không làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp cảng biển.
2. Phát và kiểm soát thẻ ra, vào cảng của cán bộ công chức, viên chức các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ điều hành, hướng dẫn viên, phục vụ viên, lái xe, phương tiện vận chuyển khách du lịch và khách mời tham quan hoặc các đoàn công tác khác trong thời gian có tàu du lịch đến cảng.
3. Phối hợp với Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng. Có quyền từ chối các cá nhân và phương tiện không đăng ký ra vào cảng khi đến đón khách du lịch quốc tế bằng tàu biển hoặc người không có phận sự vào khu vực Cảng.
4. Trường hợp hành khách, thuyền viên đi bờ riêng lẻ (không đi theo đoàn), bộ phận an ninh cảng phải giám sát thông qua thẻ đi bờ do Biên phòng cấp (không cần phải kiểm soát thẻ của doanh nghiệp cảng).
5. Thông báo cho đại lý hàng hải, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế các quy định cụ thể của bến và cầu tàu tiếp nhận tàu khách du lịch.
6. Bố trí lực lượng an ninh Cảng để kiểm tra, điều phối phương tiện và khách ra vào nhằm đảm bảo trật tự, nhanh chóng, lịch sự, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn cho tàu, du khách và thủy thủ. Thực hiện các biện pháp an ninh theo kế hoạch an ninh cảng biển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, người, phương tiện ra vào Cảng khi có Giấy phép do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp.
8. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch tổ chức nghi thức đón, tiễn khách du lịch tàu biển nhanh chóng, an toàn, văn minh và lịch sự (nếu có).
9. Đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, tổ chức vệ sinh cầu bến, khu vực đậu xe để đón trả khách.
11. Hỗ trợ Trung tâm xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế bố trí quầy thông tin du lịch để phục vụ khách du lịch trong khu vực cảng.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch, các phương tiện vận chuyển phục vụ du khách lưu thông thuận tiện trong quá trình tham quan theo các chương trình du lịch; kịp thời tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo Thanh tra Giao thông phối hợp với lực lượng thanh tra Sở Du lịch kiểm tra các phương tiện vận chuyển khách ở bên ngoài khu vực cửa khẩu các cảng Thừa Thiên Huế. Đảm bảo, giữ gìn trật tự an toàn giao thông của các phương tiện vận chuyển đưa, đón khách du lịch không đi theo chương trình tổ chức tham quan của các doanh nghiệp du lịch đón khách tàu biển.
Điều 9. Trách nhiệm của Công an tỉnh
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch, các phương tiện vận chuyển phục vụ du khách lưu thông thuận tiện trong quá trình tham quan theo các chương trình du lịch; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các xe tự tổ chức khai thác khách lẻ trái phép trong và ngoài các cảng biển theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan hướng dẫn và kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực cảng và các điểm tham quan du lịch (kể cả đối với các chất thải của tàu biển du lịch được mang lên bờ để xử lý).
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã Hội
Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương liên quan kiểm tra, giải quyết, ngăn chặn không để tệ nạn ăn xin, đeo bám…diễn ra tại các tuyến, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với hành khách, các thành viên trên tàu, hành lý, hàng hóa và các phương tiện (nếu có) theo quy định.
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan hướng dẫn và kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các điểm du lịch có tổ chức phục vụ dịch vụ ăn uống, giải khát cho khách du lịch và thành viên trên tàu.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc và Ủy ban nhân dân các xã, phường có điểm tham quan đưa khách đến, có kế hoạch:
- Triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách; giải quyết triệt để tình trạng bán hàng rong, ăn xin, cò mồi đeo bám, chèo kéo khách tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp duy tu, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường dẫn đến các điểm tham quan, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch thực hiện tốt các chương trình tham quan.
Điều 14. Trách nhiệm của Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
1. Phối hợp với các đơn vị Công an trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, trật tự, xây dựng và đề xuất những biện pháp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
3. Phối hợp với các lực lượng chức năng và đơn vị kinh doanh cảng biển kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi đặt đáy lưới trái phép trong luồng tàu, khu nước trước bến nhằm đảm bảo an toàn cho tàu trước và sau khi rời cảng.
Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, các nhân kinh doanh, quản lý các điểm tham quan
1. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch chuẩn bị tốt các dịch vụ, điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Tăng cường lực lượng bảo vệ tại chỗ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Du lịch
Là cơ quan đầu mối liên kết giữa các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp du lịch trong việc phối hợp tổ chức đón tàu biển du lịch quốc tế tại các cảng; theo dõi, giám sát tình hình phối hợp tổ chức đón khách du lịch bằng tàu biển; phối hợp với các ngành chức năng có liên quan để giải quyết, xử lý các sự cố xảy ra trong suốt thời gian tàu đến và rời khỏi cảng; báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết các vụ việc ngoài chức năng và vượt thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành của các cơ quan, tổ chức
1. Các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động du lịch và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc Quy định này.
2. Ngoài việc chấp hành các quy định tại Quy định này, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà hoặc làm ảnh hưởng đến việc phối hợp hoạt động giữa doanh nghiệp du lịch và các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các cảng biển đón khách du lịch tàu biển quốc tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hoặc gây tổn thất cho doanh nghiệp và uy tín của địa phương. Nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ để kinh doanh trái phép, gây mất tật tự tại Cảng và các điểm du lịch. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
2. Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền khác đối với hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
3. Người có thẩm quyền, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm thì căn cứ vào tính chất, mức độ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Chế độ thông tin, báo cáo
Sở Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hướng dẫn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Tổ chức họp định kỳ 6 tháng và hàng năm để rút kinh nghiệm trong quá trình phối hợp đón khách du lịch bằng tàu biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 20. Kinh phí hoạt động phối hợp
1. Kinh phí đảm bảo cho công tác phối hợp do các cơ quan, đơn vị tự đảm bảo theo quy định hiện hành; trong trường hợp cụ thể các bên có thể hỗ trợ cho nhau trong khả năng cho phép của mỗi bên.
2. Hằng năm, Sở Du lịch dự trù kinh phí tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra liên ngành gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện hoặc chậm trễ, bỏ sót trong việc tổ chức thực hiện Quy định này sẽ được xem xét khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế kịp thời phản ánh về Sở Du lịch để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.