UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2011/QĐ-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 30 tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ
THỂ VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI, THỦY
ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm Pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số
91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm Pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân;
Căn cứ Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ Về thi hành Luật Đất đai; Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của
Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Quyết định số
34/2010/QĐ-TTg ngày 08/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 85/TTr-SNN ngày 11/10/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định
một số nội dung cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự
án thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố;
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có liên quan các thủy lợi, thủy
điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: NNPTNT, TNMT, TC, XD, KHĐT, LĐTBXH;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-BTP;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh,
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- VKSND tỉnh, TAND tỉnh;
- MTTQ và các Đoàn thể tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh; Báo Lạng Sơn;
- PVP, các Phòng CV;
- Lưu: VT, VCS.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Vy Văn Thành
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
1. Quy định này
quy định cụ thể một số nội dung tại Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện ban hành kèm theo Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg
ngày 08/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quy định ban hành kèm theo
Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg) thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh,
trừ các dự án có sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức (ODA).
2. Ngoài những
nội dung tại Quy định này, việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn được áp dụng
theo các quy định khác có liên quan hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất (tại vùng lòng
hồ, vị trí xây dựng đập, các công trình đầu mối, công trình phụ trợ
và nơi xây dựng khu tái định cư, điểm tái định cư), bị thiệt hại về
tài sản gắn liền với đất bị thu hồi (sau đây gọi là người bị thu
hồi đất) để thực hiện các dự án thủy lợi, thủy điện.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguyên tắc bồi thường đối với trường hợp đất rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý mà các tổ chức giao khoán lại
cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc,
bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách theo hợp đồng khoán.
Khi Nhà nước
thu hồi đất, hộ gia đình cá nhân không được bồi thường về đất, nhưng được bồi
thường về cây trên đất, mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm
theo quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được
giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp như sau:
1. Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên phòng
hộ, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư từ Ngân sách nhà nước:
a) Sau khi nộp
thuế tài nguyên theo quy định hiện hành, mức phân chia sản phẩm khai thác chính
gỗ, tre nứa và sản phẩm phụ theo tỷ lệ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận
khoán được hưởng 85%; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao khoán (bên giao
khoán) được hưởng 15%.
b) Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân nhận khoán tự tổ chức khai thác, hoặc thuê khai thác theo quy
trình, quy phạm và quy chế khai thác gỗ, lâm sản hiện hành đồng thời phải chịu
toàn bộ chi phí liên quan đến khai thác lâm sản.
2. Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân nhận khoán tự đầu tư vốn để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng
tự nhiên ở những vùng rừng phòng hộ:
Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân nhận khoán tự khai thác và vận xuất gỗ, tre nứa, hoa, quả, dầu,
nhựa ra bãi giao, sau khi nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định, được
hưởng 100% giá trị sản phẩm đã khai thác.
3. Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn sử
dụng nguồn kinh phí đầu tư từ Ngân sách nhà nước:
a) Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân nhận khoán tự tổ chức hoặc thuê khai thác theo quy trình, quy
phạm và quy chế khai thác gỗ, lâm sản hiện hành đồng thời phải chịu toàn bộ chi
phí liên quan đến khai thác lâm sản.
b) Sau khi nộp
thuế tài nguyên theo quy định hiện hành, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận
khoán được hưởng 85 % sản phẩm sau khai thác, bên giao khoán được hưởng 15%.
4. Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân tự đầu tư vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu
nguồn:
a) Đối với cây
trồng đã đến chu kỳ khai thác được hỗ trợ kinh phí khai thác theo quy định của
Nhà nước; được hưởng 100% giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế và thực
hiện nghĩa vụ khác theo quy định.
b) Đối với cây
trồng chưa đến chu kỳ khai thác được bồi thường cây trồng theo quy định của Uỷ
ban nhân dân tỉnh; được thu hồi cây trồng sau khai thác.
5. Mức hưởng lợi
cây trồng trên đất rừng Đặc dụng:
Ban quản lý rừng
đặc dụng lập hồ sơ thiết kế khai thác; tiến hành khai thác, thu hồi sản phẩm
theo quy định. Sau khi trừ chi phí (lập hồ sơ thiết kế, khai thác, vận chuyển sản
phẩm ra bãi giao), phần giá trị sản phẩm còn lại nộp Ngân sách nhà nước theo
quy định hiện hành. Ban quản lý rừng đặc dụng được sử dụng sản phẩm phụ dưới
tán rừng.
6. Các sản phẩm
khai thác (gỗ, tre nứa, hoa, quả, dầu, nhựa...) khi giải phóng mặt bằng được tự
do lưu thông theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Diện tích đất tính bồi thường.
Diện tích đất để
tính bồi thường là diện tích thực tế bị thu hồi có đủ điều kiện được bồi thường
theo quy định hiện hành.
Điều 5. Bồi thường thiệt hại các công trình công cộng.
1. Công trình
công cộng được xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước bị thiệt hại nhưng không có
nhu cầu xây dựng lại tại nơi mới theo quy hoạch thì không được bồi thường; trường
hợp khi xây dựng công trình có sự tham gia bằng ngày công, vật tư của nhân dân
thì được bồi thường bằng khối lượng ngày công, khối lượng vật tư thực tế tham
gia vào công trình nhân (x) với đơn giá nhân công của từng khu vực, giá vật tư
của từng huyện, thành phố tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định
cư; trường hợp tham gia bằng tiền thì được quy đổi tương đương với khối lượng
loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành công trình theo giá tại
thời điểm xây dựng công trình để xác định giá trị bồi thường tại thời điểm lập
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Công trình
công cộng được xây dựng bằng vốn của tập thể hoặc do nhân dân đóng góp thì tổ
chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập
dự toán bồi thường công trình theo quy định tại thời điểm lập phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và xác định tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng phần đóng góp của
nhân dân để làm căn cứ xác định giá trị bồi thường.
3. Kinh phí bồi
thường được sử dụng để đầu tư mới, sửa chữa, cải tạo công trình có cùng mục
đích sử dụng hoặc sử dụng vào các mục đích khác do nhân dân quyết định. Trường
hợp công trình có liên quan đến hai thôn trở lên thì Uỷ ban nhân dân cấp xã thống
nhất với các thôn có liên quan để quản lý, sử dụng theo quy định tại Khoản này
đối với số tiền được bồi thường.
Điều 6. Bồi thường thiệt hại cây lâu năm.
Việc bồi thường
thiệt hại cây lâu năm thực hiện theo các quy định hiện hành về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 7. Hỗ trợ xây dựng nhà ở.
Hộ tái định cư
tập trung, hộ tái định cư xen ghép, tái định cư tại chỗ, hộ sở tại bị thu hồi đất
ở để xây dựng khu tái định cư, ngoài số tiền nhận bồi thường thiệt hại về nhà ở,
công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại nơi ở cũ theo quy định tai Điều
6 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg, còn được hỗ trợ
tiền để làm nhà ở. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu hợp pháp tương đương chi phí
xây dựng 5,0m2 sàn. Kết cấu nhà để tính mức hỗ trợ là nhà cấp IV (theo tiêu chí
của Bộ Xây dựng) tương đương với nhà loại 3A trong đơn giá xây dựng mới nhà,
công trình và vật kiến trúc áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 8. Hỗ trợ ổn định đời sống.
1. Hỗ trợ lương
thực:
a) Mỗi nhân khẩu
hợp pháp thuộc hộ bị thu hồi toàn bộ đất ở, đất sản xuất phải di chuyển chỗ ở
được hỗ trợ lương thực trong thời gian 48 tháng.
b) Hộ bị thu hồi
từ 30% đến 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng hợp pháp được hỗ
trợ lương thực trong thời gian 24 tháng; hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất sản
xuất nông nghiệp được hỗ trợ lương thực trong thời gian 36 tháng.
c) Mức hỗ trợ
cho một nhân khẩu quy định tại điểm a và b, Khoản này được tính bằng tiền tương
đương 30 kg gạo/khẩu/tháng. Giá gạo để hỗ trợ được tính theo giá gạo tẻ thường
theo thông báo giá cả thị trường hàng tháng của cơ quan Tài chính tại thời điểm
tính hỗ trợ nơi có đất bị thu hồi.
2. Hỗ trợ về y
tế:
Mỗi nhân khẩu hợp
pháp của hộ tái định cư được hỗ trợ y tế một lần để phòng chống dịch bệnh tại
nơi ở mới. Mức hỗ trợ được tính tương đương với 3,0kg gạo. Giá gạo để hỗ trợ được
tính theo giá gạo tẻ thường theo thông báo giá cả thị trường hàng tháng của cơ
quan Tài chính tại thời điểm tính hỗ trợ nơi có đất bị thu hồi.
3. Hỗ trợ về
giáo dục:
Mỗi học sinh phổ
thông các cấp thuộc hộ tái định cư được hỗ trợ bằng tiền tương đương một bộ
sách giáo khoa; không thu tiền học phí trong năm học đầu tiên tại nơi ở mới và
được miễn các khoản đóng góp xây dựng trường trong 3 năm học liên tục tính từ
khi bắt đầu học tập tại nơi ở mới. Giá sách giáo khoa để hỗ trợ được tính theo
giá in trên bìa sách tương ứng với từng lớp học tại thời điểm lập phương án bồi
thường, hỗ trợ.
4. Hỗ trợ về thắp
sáng và chất đốt:
a) Hỗ trợ về thắp
sáng:
Mỗi nhân khẩu hợp
pháp của hộ tái định cư được hỗ trợ thắp sáng trong một năm đầu (kể từ ngày
chuyển đến nơi ở mới). Mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 1,5 lít dầu hoả/khẩu/tháng.
b) Hỗ trợ chất
đốt:
Mỗi nhân khẩu hợp
pháp của hộ tái định cư được hỗ trợ chất đốt trong một năm đầu (kể từ ngày chuyển
đến nơi ở mới). Mức hỗ trợ tương đương 3 lít dầu hoả/khẩu/tháng.
c) Giá dầu hoả
để hỗ trợ được tính theo quy định giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu khu vực tỉnh
Lạng Sơn tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ.
Điều 9. Hỗ trợ sản xuất.
1. Hỗ trợ trồng
trọt:
a) Đối với cây
hàng năm được hỗ trợ 100% kinh phí để mua giống mới, phân bón, vô cơ, thuốc trừ
sâu trong 2 vụ theo diện tích đất sản xuất bị thu hồi và loại cây trồng
theo quy hoạch;
b) Đối với cây
lâu năm, cây công nghiệp được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư, bao gồm: Giống, công
trồng, công chăm sóc, phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu theo quy trình kỹ thuật
của từng loại cây trồng theo quy hoạch nhưng không quá 01ha/hộ.
c) Tổ chức được
giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ định
mức kỹ thuật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn lập dự toán hỗ trợ cụ
thể đối với các trường hợp quy định tại điểm a và b Khoản này theo giá tại thời
điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Hỗ trợ chăn
nuôi:
Hộ tái định cư
được hỗ trợ tiền 01 lần mua 02 con lợn giống thịt bình thường, trọng lượng
10kg/con và 01 con bê nuôi lấy thịt giống địa phương 10 tháng tuổi tính theo
giá thị trường thời điểm lập phương án hỗ trợ. Phương án hỗ trợ do Uỷ ban nhân
dân cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định
giá.
3. Hỗ trợ rừng
sản xuất:
Ngoài mức hỗ trợ
theo quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về “Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015”,
hộ tái định cư còn được hỗ trợ 50% suất đầu tư trồng rừng (tính cho 1 chu kỳ sản
xuất cây keo lai từ 5 đến 7 năm). Mức hỗ trợ không quá 02 ha/hộ. Suất đầu tư trồng
rừng được tính theo Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh rừng và bảo vệ rừng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN
ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 10. Hỗ trợ khác.
Đối với đồng
bào dân tộc không có tập quán di chuyển mồ mả được hỗ trợ một lần
kinh phí để làm lễ tâm linh truyền thống khi di chuyển mồ mả. Mức hỗ trợ
được tính bằng mức hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân tự lo di chuyển mồ mả
(không di chuyển vào khu nghĩa trang đã được bố trí) theo Quy định về cơ chế,
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 11. Giao đất ở cho hộ tái định cư.
Hộ tái định cư
đến điểm tái định cư tập trung nông thôn được giao đất để làm nhà ở theo Quy định
về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.
Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân thuộc đối tượng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thuỷ
lợi, thuỷ điện có trách nhiệm chấp hành theo đúng quy định này và các quy định
hiện hành có liên quan.
Điều 13. Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan liên quan, Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố gửi văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.