Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 23/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ Quảng Trị, đến năm 2010

Số hiệu 23/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/12/2007
Ngày có hiệu lực 14/12/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Lê Hữu Phúc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2007/QĐ-UBND

Đông Hà, ngày 04 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ QUẢNG TRỊ, ĐẾN NĂM 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam đến năm 2010;

Xét đề nghị của Thường trực Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Quảng Trị,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ Quảng Trị, đến năm 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- UBQG VSTBCPNVN;
- TVTU, TTHĐND;
- CT, các PCT;
- Các Phó VP;
- Lưu: VT, VX.

TM.UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ TỈNH QUẢNG TRỊ, ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2007/QĐ-UBND ngày 04/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

Trong những năm qua, việc thực hiện các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã có những bước phát triển nhất định. Đời sống vật chất, tinh thần và vị trí của người phụ nữ trong xã hội từng bước cải thiện. Chính quyền các cấp đã tạo mọi điều kiện để phụ nữ thực hiện các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Phụ nữ các dân tộc thiểu số, vùng cao và biên giới cũng từng bước được quan tâm hơn.

I - KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu 1: Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm nhằm nâng cao địa vị kinh tế và cải thiện đời sống cho phụ nữ.

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các ngành liên quan đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ trong giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, tạo điều kiện để phụ nữ nghèo được vay vốn xoá đói giảm nghèo và vốn tín dụng để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp đối với lao động nữ ở thành thị, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ; Cùng với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu, xem xét tình hình lao động nữ trong thay đổi cơ cấu nông nghiệp nhằm tăng thời gian lao động nữ ở khu vực nông thôn.

Các chỉ tiêu chủ yếu đạt được:

- Tỷ lệ lao động nữ được tạo việc làm mới đạt 40% trong tổng số lao động được tạo việc làm mới;

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị: 4% (năm 2001 5,6%)

- Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của phụ nữ nông thôn lên 80 - 85%.

- Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn: 86,1% (3.006hộ /3.491hộ)

2. Mục tiêu 2: Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong giáo dục - đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt.

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội động viên chị em phụ nữ, trẻ em gái ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới thực hiện xoá mù; Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Sở Nội vụ tham mưu để UBND tỉnh thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo đối với chị em phụ nữ và phụ nữ dân tộc ít người nhằm động viên phụ nữ cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn chỉnh các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, vi tính đáp ứng yêu cầu công tác.

[...]