Quyết định 2270/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án thực hiện Quyết định 611/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 2270/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/10/2023
Ngày có hiệu lực 20/10/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2270/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 20 tháng 10 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 611/QĐ-TTG NGÀY 01/6/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SÂM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 3493/QĐ-BNN-LN ngày 18/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 611/QĐ- TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam tại Tờ trình số 243/TTr-SNNPTNT ngày 11/10/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Triển khai thực hiện Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

(Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan căn cứ theo nội dung Đề án để xây dựng dự án/kế hoạch hàng năm và trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện Đề án hiệu quả và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My và các địa phương liên quan; Chủ tịch Hội sâm núi Ngọc Linh và quế Trà My; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Quang Bửu

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 611/QĐ-TTG NGÀY 01/6/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SÂM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2023 của UBND tỉnh Quảng Nam

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) là loại Sâm quý thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), còn gọi là Sâm Việt Nam, Sâm Khu 5 (K5), củ Ngải rợm, hay cây Thuốc giấu…Cây Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm Quốc gia, là “Quốc bảo” của Việt Nam. Qua phân tích, phần thân rễ của cây Sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó 26 hợp chất saponin không có trong các loại Sâm khác. Qua kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm và dược lý lâm sàng, chứng minh Sâm Ngọc Linh chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan; cải thiện, gia tăng sức đề kháng,…Tuy giá trị cây Sâm Ngọc Linh đem lại rất cao, nhưng hiên nay việc phát triển sản xuất Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh còn rất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết trong công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nên chưa phát huy được giá trị, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng tại địa phương.

Với định hướng phát triển cây Sâm Ngọc Linh theo hướng liên kết sản xuất, hình thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống kinh tế - xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, cần phải triển khai một cách đồng bộ từ việc tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Để đạt được các mục tiêu đề ra, việc xây dựng và triển khai đồng bộ Đề án: “Triển khai thực hiện Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” trên địa bàn tỉnh là cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH 14 ngày 19/11/2018;

- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

- Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về Chính sách đặc thù về giống, vốn, công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

[...]