ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIỀN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2245/QĐ-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 28 tháng
9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ
tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện
kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này thủ tục hành
chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công chức, viên chức thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Sở Nội vụ có trách nhiệm cập nhật các thủ tục hành
chính được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế;
niêm yết, công khai các thủ tục hành chính này tại trụ sở cơ quan và trên Trang
thông tin điện tử của đơn vị; triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay
thế các thủ tục hành chính số 3, 4 lĩnh vực công chức, viên chức tại Quyết định
số 3106/QĐ-UBND ngày 06/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,
Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC (Văn phòng Chính phủ) (gửi qua mạng);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh (gửi qua mạng);
- UBND các huyện, TX, Tp (gửi qua mạng);
- VPUB: CVP, các PCVP, các CV, CTTĐT;
- Lưu: VT, NC, NV.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ban hành kèm theo Quyết định số: 2245/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm
2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Cơ
quan có thẩm quyền quyết định
|
I.
|
Lĩnh
vực công chức, viên chức
|
|
1
|
Thủ tục tuyển dụng công chức
|
Hội
đồng tuyển dụng công chức tỉnh
|
2
|
Thủ tục thi nâng ngạch công chức
|
Sở Nội
vụ
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ NỘI VỤ
1. Tuyển dụng
công chức
Trình tự thực hiện:
- Các bước thực hiện:
a) Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận
hồ sơ.
b) Tổ chức tuyển dụng:
* Đối với trường hợp thi tuyển:
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự thi, người đứng đầu Hội đồng tuyển
dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng; trường hợp không thành
lập Hội đồng tuyển dụng theo quy định thì người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công
chức giao bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng công chức để thực hiện việc tuyển dụng;
Việc tổ chức thi tuyển công chức được
thực hiện theo Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức và Nội quy kỳ thi
tuyển, xét tuyển công chức.
+ Chấm thi, thông báo kết quả tuyển dụng:
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ
chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng công chức kết
quả thi tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển.
Trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển của Hội đồng tuyển dụng,
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết
công khai kết quả thi tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm
việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển bằng văn bản tới
người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị
phúc khảo kết quả thi tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định.
Sau khi thực hiện việc niêm yết công
khai kết quả thi tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển
và tổ chức chấm phúc khảo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả
tuyển dụng công chức.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có
quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý công chức, người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải gửi thông báo công nhận kết
quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa
chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
* Đối với trường hợp xét tuyển:
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự thi, người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng; trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng thì người đứng
đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tham
mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để
thực hiện việc tuyển dụng.
+ Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ
chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng công chức kết quả xét tuyển để
xem xét, quyết định công nhận kết quả xét tuyển.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được báo cáo kết quả xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng,
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả xét
tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông
tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
gửi thông báo kết quả xét tuyển bằng văn bản tới người dự
tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển
đã đăng ký (Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP);
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả xét tuyển, người dự tuyển có
quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm
tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn
phúc khảo theo quy định(Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP);
+ Sau khi thực hiện việc niêm yết
công khai kết quả xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng
tuyển và tổ chức chấm phúc khảo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết
quả tuyển dụng công chức (Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP);
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý công chức, người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển
dụng công chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã
đăng ký.
* Đối với việc tiếp nhận các trường hợp
đặc biệt trong tuyển dụng công chức:
+ Người đứng đầu
cơ quan quản lý công chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về
các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu
cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người được đề nghị tiếp nhận
không qua thi tuyển (các trường hợp có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có
thời gian công tác liên tục (không kể thời gian tập sự, thử việc) từ đủ 60
tháng trở lên và trong thời gian công tác 05 năm gần nhất
không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều này thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không phải
thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Những người đã là cán bộ, công chức từ cấp
huyện trở lên thuộc ngành, lĩnh vực cần tuyển, sau đó chuyển
sang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp
nhà nước; viên chức đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch trước ngày 01 tháng
7 năm 2003 (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này); những người đang giữ
chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước;
những người là sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người
làm công tác cơ yếu).
+ Người đứng đầu cơ quan quản lý công
chức có văn bản gửi Bộ Nội vụ thống nhất ý kiến trước khi quyết định tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt
trong tuyển dụng công chức (trừ các trường hợp được quy định tại Điều 1 Thông tư số 05/2012/TT-BNV).
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được đủ hồ sơ đề nghị, Bộ Nội vụ phải có văn bản trả lời; nếu không trả lời
thì coi như đồng ý. Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định thì trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Nội vụ phải có văn bản yêu cầu cơ quan
quản lý công chức bổ sung, hoàn thiện đủ hồ sơ theo quy định.
c) Hoàn thiện hồ sơ của người trúng
tuyển:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ
sơ dự tuyển.
Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến hoàn thiện hồ
sơ dự tuyển thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời
hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
Thời gian xin gia hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời
hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển.
Sau khi nhận đủ hồ sơ dự tuyển của
người trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có
trách nhiệm thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người
trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật.
d) Ra quyết định tuyển dụng:
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên,
trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng công chức phải ra quyết định tuyển dụng đối với người
trúng tuyển; trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển
theo quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy kết quả
trúng tuyển và có văn bản báo cáo người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
- Thời gian thực hiện thủ tục hành
chính:
Thực hiện vào tất cả các ngày làm việc
trong tuần, trừ ngày lễ, tết theo quy định của Bộ Luật Lao động.
- Sáng: 7h30 đến 11h00.
- Chiều: 14h đến 16h30.
- Địa điểm thực hiện thủ tục hành
chính: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Sở Nội vụ, số 09 Đống Đa, Tp Huế, Thừa
Thiên Huế.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Sở Nội vụ.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký dự tuyển công chức theo
mẫu (không phải xác nhận); (Bản chính)
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác
nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ
dự tuyển; (Bản chính)
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển; (Bản sao có chứng thực)
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan
y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến
ngày nộp hồ sơ dự tuyển; (Bản sao có chứng thực)
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu
tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng
ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên
phương tiện thông tin đại chúng;
- Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức
thi tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người
đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm
việc;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự thi, người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng; thực hiện
việc tuyển dụng;
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ
chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức kết
quả thi tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được báo cáo kết quả thi tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức niêm yết công khai kết quả thi tuyển, danh sách dự
kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang
thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có
quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản
lý công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
công chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển
bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển của cơ quan có thẩm quyền tuyển
dụng công chức, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển
theo quy định;
- Thời hạn xin gia hạn hoàn thiện hồ
sơ nếu có lý do chính đáng, không quá 15 ngày, kể từ ngày
hết thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển theo quy định;
- Sau khi người trúng tuyển hoàn thiện
đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định, trong thời hạn 15 ngày, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải ra quyết định tuyển dụng
đối với người trúng tuyển.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định
theo quy định: Hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở
Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các sở,
ngành, đơn vị liên quan.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
Lệ phí:
- Dưới 100 thí sinh mức thu 500.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
- Từ 100
đến dưới 500 thí sinh mức thu 400.000 đồng/thí
sinh/lần dự thi;
- Từ 500 thí sinh trở lên mức thu 300.000 đồng/thí sinh/lần dự thi.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đăng ký dự tuyển
công chức.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt
Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ
ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để
thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của
vị trí dự tuyển.
h) Đối với trường hợp đặc biệt trong
tuyển dụng:
- Người tốt nghiệp thủ khoa tại các
cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại
học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định số
24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển,
nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
+ Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự
tuyển công chức theo quy định;
+ Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận
tốt nghiệp thủ khoa ở trình độ đại học tại các cơ sở đào tạo ở trong nước hoặc
tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài; trường hợp
sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì trong thời gian công tác này không
vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việc xác định tốt
nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài được căn cứ
vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì
cơ quan quản lý công chức báo cáo cụ thể kết quả học tập
toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để Bộ Nội vụ xem
xét, quyết định theo thẩm quyền quản lý công chức.
- Người có kinh nghiệm công tác theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp
nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu
chuẩn sau:
+ Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự
tuyển công chức quy định;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ
đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời
gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không
liên tục thì được cộng dồn); trong thời gian công tác 05
năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển hoặc
thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định số
24/2010/NĐ-CP”.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Cán bộ, công chức số
22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày
15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31
tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP;
- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày
30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch
công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;
- Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày
24/10/2012 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số
điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức;
- Thông tư số 03/2015/TT-BNV ngày 10
tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số
13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số
điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày
15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức;
- Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày
11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch,
thăng hạng công chức, viên chức;
- Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ
chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính;
- Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày
28/10/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định về quản lý tổ
chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế.
2. Thi nâng ngạch
công chức
Trình tự thực hiện:
- Các bước thực hiện:
+ Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tổ chức
thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự và tương đương; từ
nhân viên, cán sự và tương đương lên chuyên viên và tương
đương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
+ UBND tỉnh trình Bộ Nội vụ phê duyệt
chỉ tiêu thi nâng ngạch.
+ Căn cứ kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch
công chức được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và ý kiến đồng ý của Bộ Nội vụ, Sở
Nội vụ thành lập Hội đồng thi nâng ngạch và tổ chức thi nâng ngạch từ nhân viên
lên cán sự và tương đương; từ nhân viên, cán sự và tương đương lên chuyên viên
và tương đương theo quy định của pháp luật.
+ Hội đồng thi nâng ngạch công chức
có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quản lý công chức về điểm thi của công chức dự thi nâng ngạch;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
có thông báo điểm thi, công chức có quyền gửi đề nghị phúc
khảo kết quả bài thi gửi Hội đồng thi nâng ngạch công chức. Hội đồng thi nâng
ngạch công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và
công bố kết quả trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời
hạn nhận đơn phúc khảo;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
hoàn thành việc thông báo điểm thi và chấm phúc khảo, Hội
đồng thi nâng ngạch công chức phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả
kỳ thi và danh sách công chức trúng tuyển;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
hoàn thành việc báo cáo phê duyệt kết quả kỳ thi và danh
sách công chức trúng tuyển, Sở Nội vụ có trách nhiệm quyết định kết quả kỳ thi
nâng ngạch và danh sách người trúng tuyển, thông báo cho cơ quan quản lý công
chức có công chức tham dự kỳ thi.
+ Báo cáo Bộ Nội vụ kết quả kỳ thi
nâng ngạch.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được danh sách người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch,
Giám đốc Sở Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp
lương cho công chức trúng tuyển theo quy định.
- Thời gian thực hiện thủ tục hành
chính:
Thực hiện vào tất cả các ngày làm việc
trong tuần, trừ ngày lễ, tết theo quy định của Bộ Luật Lao động.
- Sáng: 7h30 đến 11h00.
- Chiều: 14h đến 16h30.
- Địa điểm thực hiện thủ tục hành
chính: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Sở Nội vụ, số 09 Đống Đa, Tp Huế, Thừa Thiên Huế.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Sở Nội vụ.
Thành phần hồ sơ:
- Bản sơ yếu lý lịch của công chức
theo mẫu 2c, có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức; (Bản chính)
- Bản nhận xét, đánh giá công chức của
người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo yêu các tiêu chuẩn, điều kiện quy
định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP; (Bản chính)
- Bản sao các văn bằng chứng chỉ theo
yêu cầu của ngạch đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; (Bản
sao có chứng thực)
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày
nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch; (Bản sao có chứng thực)
- Các yêu cầu khác theo quy định của
tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức dự thi. (Bản chính)
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
có thông báo điểm thi, công chức có quyền gửi đề nghị phúc khảo kết quả bài thi
gửi Hội đồng thi nâng ngạch công chức. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có
trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết
thời hạn nhận đơn phúc khảo;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
hoàn thành việc thông báo điểm thi và chấm phúc khảo, Hội
đồng thi nâng ngạch công chức phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả
kỳ thi và danh sách công chức trúng tuyển;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
hoàn thành việc báo cáo phê duyệt kết quả kỳ thi và danh
sách công chức trúng tuyển, Sở Nội vụ có trách nhiệm quyết định kết quả kỳ thi
nâng ngạch và danh sách người trúng tuyển, thông báo cho cơ quan quản lý công
chức có công chức tham dự kỳ thi.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được danh sách người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch,
Giám đốc Sở Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp
lương cho công chức trúng tuyển theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định
theo quy định: Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở
Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các sở,
ngành, đơn vị liên quan.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
Lệ phí:
- Dưới 100 thí sinh: 700.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
- Từ 100
đến dưới 500 thí sinh: 600.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
- Từ 500 thí sinh trở lên: 500.000
đồng/thí sinh/lần dự thi.”
Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức (mẫu
2c).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời
gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm
chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về
việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch
công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn, nghiệp vụ của ngạch
công chức đăng ký dự thi.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Cán bộ, công chức số
22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày
15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý công chức;
- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31
tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP;
- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày
30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch
công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP;
- Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày
24/10/2012 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số
điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Thông tư số 03/2015/TT-BNV ngày 10
tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số
13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm
2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch
công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ
quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng
công chức, viên chức;
- Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày
09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn
nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
- Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày
28/10/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành
Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế.