Quyết định 224/QĐ-UBND về duyệt định mức chi phí đào tạo cho từng nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và đào tạo theo Kế hoạch 106/KH-UBND trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019

Số hiệu 224/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/01/2019
Ngày có hiệu lực 29/01/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Đỗ Thanh Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 224/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 29 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC DUYỆT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO CHO TỪNG NGHỀ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ ĐÀO TẠO THEO KẾ HOẠCH SỐ 106/KH-UBND NGÀY 11/11/2014 CỦA UBND TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2019

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Nghị quyết số 43/2016/NQ-HĐND ngày 01/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang;

Căn cứ Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về đào tạo lao động có tay nghề làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch đến năm 2020 tỉnh Kiên Giang;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3060/TTr-LĐTBXH ngày 19 tháng 12 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt định mức chi phí đào tạo cho từng nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và đào tạo theo Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019 (theo Phụ lục đính kèm).

1. Số lượng học sinh và thời gian đào tạo:

- Định mức kinh phí sẽ được điều chỉnh theo tổng số học sinh học thực tế/lớp, nhưng tối đa không quá 35 học viên/lớp, tối thiểu từ 20 học viên/lớp trở lên thuộc định mức chi phí các nghề trong danh mục.

- Tiền giảng nhà giáo tham gia giảng dạy là 65.000 đồng/giờ.

- Chi phí khai giảng, bế giảng 800.000 đồng/khóa.

- Thời gian đào tạo được tính theo giờ lên lớp, tùy theo điều kiện thực tế của từng nghề, có thể bố trí học kéo dài hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo tổng số giờ học theo quy định và phải được cụ thể hóa trong kế hoạch đào tạo của đơn vị.

- Trường hợp người học nghề tự ý nghỉ học, bỏ học, hoặc bị buộc thôi học thì không được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về) đối với đối tượng được hỗ trợ theo quy định.

2. Hỗ trợ người học và giáo viên dạy nghề:

- Hỗ trợ học phí theo định mức tại Quyết định này cho lao động có hộ khẩu thường trú tại xã; lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi khi tham gia học nghề và đối tượng theo Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh về đào tạo lao động có tay nghề làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch đến năm 2020 tỉnh Kiên Giang. Trong đó, lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng ngoài việc được miễn học phí còn được hỗ trợ thêm các khoản sau:

+ Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.

+ Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

+ Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, khu phố, ấp thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

- Giáo viên khi tham gia đào tạo nghề, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp thường xuyên phải xuống các xã đặc biệt khó khăn và biên giới theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 từ 15 ngày trở lên được phụ cấp 0,2 lần so với mức lương cơ sở.

- Riêng đối tượng học theo Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh chỉ được hỗ trợ học phí, không được hỗ trợ các chi phí ăn và đi lại của người học.

3. Chi phí ăn, nghỉ, tàu xe của giáo viên đào tạo nghề tại xã đảo:

Định mức chi phí đào tạo từng nghề theo danh mục đính kèm chưa bao gồm chi phí tiền ăn, nghỉ và tiền tàu xe của giáo viên từ đất liền ra đào tạo nghề tại xã đảo hoặc giáo viên từ xã đảo vào đào tạo trong đất liền; mỗi lớp được hỗ trợ tiền ăn 100.000đ/ngày, tiền nghỉ 100.000đ/đêm và chi phí tàu xe đi, về theo giá vé giao thông công cộng tại thời điểm thanh toán (mỗi lớp thanh toán chi phí đi, về không quá 02 giáo viên).

4. Kinh phí thực hiện:

- Từ nguồn kinh phí Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2019 do Trung ương phân bổ 7,5 tỷ đồng.

[...]