Quyết định 2227/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 2227/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/12/2017
Ngày có hiệu lực 29/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Ánh Dương
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2227/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030,

Căn cứ Kế hoạch số 15-KH/TU ngày 18/01/2012 của Tỉnh ủy Bắc Giang về việc thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề An toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Căn cứ Kế hoạch số 959/KH-UBND ngày 15/5/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 96/TTr-SYT ngày 30/11/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 - 2020 (Có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì tổ chức, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Đề án.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các Tổ chức CT-XH tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
Bản điện t:
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Báo Bắc Giang, Đài PT&TH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh: LĐVP, TKCT, TH, KT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Ánh Dương

 

ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2227/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền, phát sinh qua thực phẩm, duy trì phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, ổn định trật tự chính trị xã hội, thhiện nếp sống văn minh.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nhập từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Trong nước, việc lạm dụng các hóa chất độc hại, thuốc kích thích tăng trưởng quá mức, không được kiểm soát sử dụng trong nuôi trồng, sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm; sản phẩm thực phẩm không đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý; nhãn hàng, quảng cáo không đúng sự thật là khá phổ biến. Thực phẩm nhập từ nước ngoài, nhất là qua đường tiểu ngạch rất lớn, hầu hết không được kiểm soát về VSATTP.

Những thiệt hại do không đảm bảo VSATTP gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế và cả trật tự, an toàn xã hội. Về sức khỏe, ngộ độc thực phẩm, các bệnh cấp và mạn tính nguy hiểm do thực phẩm bn nếu nặng có thể gây tử vong, nhẹ cũng làm cho suy giảm sức khỏe, đau yếu do bệnh tật thường xuyên, về kinh tế đó là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, mất thu nhập do phải nghỉ làm... Về trật tự, an toàn xã hội, nó gây bức xúc trong cộng đồng dân cư, dẫn đến giảm sút lòng tin với hoạt động quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng...

Trong hoạt động bảo đảm VSATTP, công tác tuyên truyền giữ vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định vì nó là cơ sở đ làm thay đi nhận thức, hành vi của đông đảo nhân dân, lực lượng quyết định cho thắng lợi của công tác này. Những năm vừa qua, công tác tuyên truyền về VSATTP của tỉnh ta đã được tích cực triển khai và đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều nội dung, hình thức hoạt động tuyên truyền về VSATTP đã được triển khai thực hiện thường xuyên, nhận thức của cán bộ quản lý, của đông đảo nhân dân về tầm quan trọng của VSATTP đã có chuyn biến tích cực, dư luận xã hội đã có những phản ứng khá mạnh mẽ, cảnh giác khi có những hiện tượng, vụ việc VSATTP không bảo đảm xảy ra. Người dân băn khoăn và cẩn thận hơn khi đi mua, chế biến và sử dụng thực phẩm. Tuy nhiên công tác này thời gian qua cũng có những hạn chế, khó khăn nhất định, việc tuyên truyền về VSATTP còn chưa sâu, chưa sát với thực tế, việc tiếp cận mạnh mẽ đồng bộ ở những khu vực trọng điểm chưa đủ mạnh để làm chuyn biến từ nhận thức sang hành vi của người dân. Việc phổ biến kiến thức, phổ biến luật pháp về VSATTP chưa sâu, chưa cụ thể, thể hiện ở việc người dân mới chỉ quan tâm, bức xúc với từng vụ việc không đảm bảo VSATTP được phát hiện, trong khi kiến thức về lựa chọn, phân biệt thực phẩm an toàn và chưa an toàn, kiến thức về quy định của pháp luật về xử lý vi phạm VSATTP chưa tốt, nhất là những người trực tiếp nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm chưa tuân thủ tốt quy định của luật pháp về VSATTP.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Phải xác định, vấn đề đảm bảo VSATTP là vấn đề lớn, nan giải, phải làm quyết liệt, đồng bộ và thường xuyên, có sự tham gia tích cực, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các đơn vị chức năng, đặc biệt là sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp của cấp ủy và chính quyền các cấp. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là phải làm tốt công tác tuyên truyền về VSATTP, tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ rệt trong nhận thức, hành vi của người tiêu dùng, người nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về VSATTP. Vấn đề này đòi hỏi phải có sự đổi mới trong công tác tuyên truyền, khắc phục được những hạn chế của những năm trước đây, phát huy hiệu quả của công tác này, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh.

Với quyết tâm tập trung chỉ đạo, đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP trong thời gian tới, UBND tỉnh Bc Giang xây dựng Đề án Đi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

[...]