Quyết định 2213/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020
Số hiệu | 2213/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/10/2013 |
Ngày có hiệu lực | 09/10/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Người ký | Phạm Văn Sinh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2213/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Thông tư số 02/2013/TT-BKHĐT ngày 27/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 408/TTr-SKHĐT ngày 03/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020.
2. Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch:
Trên phạm vi diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình.
3. Nội dung nghiên cứu:
Phần mở đầu: Sự cần thiết phải lập quy hoạch; căn cứ pháp lý; mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch; phạm vi, phương pháp nghiên cứu; kết cấu của báo cáo quy hoạch.
Phần thứ nhất: Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển theo hướng bền vững. Bao gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố và nguồn lực tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững.
+ Đánh giá điều kiện và khả năng khai thác bền vững các ưu thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị.
+ Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
- Nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực con người và các giá trị văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình.
Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2013 (so sánh với mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình (so sánh với mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011; so sánh với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước).
- Đánh giá tổng hợp về lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức trong phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
Phần thứ ba: Nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của bối cảnh quốc tế và trong năm đối với phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
- Đánh giá tác động của xu thế hội nhập, tình hình thị trường quốc tế, khả năng hợp tác đầu tư, thu hút vốn nước ngoài ... đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
- Đánh giá các tác động của các yếu tố phát triển của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng, khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Phần thứ tư: Phương hướng phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
- Quan điểm, mục tiêu và các phương án phát triển bền vững kinh tế - xã hội: