Quyết định 2156/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2156/QĐ-TTg
Ngày ban hành 11/11/2013
Ngày có hiệu lực 11/11/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Thiện Nhân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2156/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, theo đúng định hướng phát triển văn học nghệ thuật của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới.

2. Phát triển điện ảnh Việt Nam theo hướng công nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế.

3. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và cơ hội bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp điện ảnh; đu tư có trọng tâm, trọng điểm trong các lĩnh vực: Sản xut phim, ph biến phim, đào tạo ngun nhân lực và đổi mới kỹ thuật công nghệ.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động điện ảnh, khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư cơ svật chất kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao số lượng và chất lượng tác phẩm điện ảnh, mở rộng thị trường điện ảnh và hợp tác quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2020: Điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần phát triển nền văn hóa và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Đến năm 2030: Phấn đấu xây dựng điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh có bản sắc và uy tín ở châu Á, có những tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế cao và tài năng điện ảnh tầm cỡ trong khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Sản xuất phim

Tăng số lượng và chất lượng từng loại hình phim, đa dạng hóa các dòng phim.

- Đến năm 2015:

+ Sản xuất: 25 - 30 phim truyện/năm (trong đó 30% số phim đặt hàng hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước); 12 - 24 phim/năm cho mỗi thể loại phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình (100% số phim đặt hàng sản xuất từ ngân sách nhà nước).

+ Chất lượng: 10% - 15% phim xếp loại xuất sắc (bậc III), 65% - 70% phim xếp loại khá (bậc II), 15% - 25% phim xếp loại trung bình (bậc I) theo quy định hiện hành; có ít nhất 02 phim đạt giải cao tại các liên hoan phim quốc tế và khu vực.

- Đến năm 2020:

+ Sản xuất: 40 - 45 phim truyện/năm (trong đó 25% số phim đặt hàng hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước); 36 - 48 phim/năm cho mỗi thể loại phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình (trong đó 85% số phim đặt hàng sản xuất từ ngân sách nhà nước).

+ Chất lượng: 15% - 20% phim xếp loại xuất sắc (bậc III), 70% - 75% phim xếp loại khá (bậc II), 5% - 15% phim xếp loại trung bình (bậc I); có ít nhất 02 phim đạt giải cao tại các liên hoan phim quốc tế có uy tín.

- Phấn đấu đến năm 2030:

+ Sản xuất: 55 - 60 phim truyện/năm (trong đó 20% số phim đặt hàng hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước); 48 - 72 phim/năm cho mỗi thể loại phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình (trong đó 70% số phim đặt hàng sản xut từ ngân sách nhà nước).

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ