QUY CHẾ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ HÀNH LANG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2150 /QĐ-UBND ngày 22 /9/2008 của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về việc quản lý và bảo vệ hành lang đường bộ trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng áp dụng:
Hệ thống đường bộ qua địa bàn Tỉnh bao gồm: Đường Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường đô
thị, Đường huyện, Đường xã và Đường chuyên dùng.
Chương
II
Điều
2. Giới hạn hành lang đường bộ
- Giới hạn hành lang
đối với đường được quy định theo cấp kỹ thuật của công trình và phạm vi địa
giới hành chính được quy định tại Chương IV, Điều 13 và Điều 14, Nghị định số
186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ và Quyết định số 2678/QĐ-UB ngày
09/8/2004 về việc quy định lộ giới các tuyến đường tỉnh và Quốc lộ 49B.
- Giới hạn hành lang
đường bộ đã giải tỏa giai đoạn I theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007
của Thủ tướng Chính phủ được xác định như sau:
a. Đối với đường ngoài
đô thị: Tính từ mép ta luy đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài của
rãnh dọc hoặc mép ngoài của rãnh đỉnh của đường trở ra mỗi bên 7m.
b. Giới hạn hành lang
đối với đường trong đô thị: Phạm vi hành lang an toàn của đường là bề rộng tính
từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Chương
III
QUY TRÌNH
CẮM VÀ BÀN GIAO MỐC LỘ GIỚI
Điều
3. Quy định cắm mốc lộ giới
- Giới hạn hành lang
an toàn đường bộ phải được cắm mốc lộ giới để xác định ranh giới, phạm vi hành
lang được quy định tại Chương VII (từ Điều 71 đến Điều 72) Điều lệ báo hiệu
đường bộ 22-TCN-273-01 của Bộ Giao thông vận tải ngày 20/12/2001 và có xét đến
điều kiện cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế, được quy định như sau:
+ Đường qua khu dân
cư, thị xã, làng, bản: Bình quân cứ 40 - 50m cắm một cột mốc về mỗi bên đường.
+ Đường qua khu vực
đồng ruộng, đồi núi, ngoài khu dân cư tuỳ theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột
thay đổi từ 100 - 1000m.
Điều
4. Quy trình cắm và bàn giao mốc lộ giới
Bước 1. Xác định vị
trí cắm mốc lộ giới (Điều 3, Chương III quy định này).
Bước 2. Tổ chức cắm
mốc ngoài thực địa: Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với chính quyền
địa phương cấp xã, phường thống nhất từng vị trí cắm mốc cụ thể ngoài hiện
trường trên cơ sở các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Bước 3. Sau khi cắm
mốc lộ giới, đơn vị quản lý đường bộ lập hồ sơ quản lý mốc lộ giới theo quy
định (Hồ sơ bao gồm: Bình đồ duỗi thẳng với tỷ lệ 1/10.000, biên bản thống nhất
và bàn giao cho chính quyền địa phương cấp xã, phường có trách nhiệm cùng bảo vệ).
Bước 4. Lưu trữ hồ sơ:
Hồ sơ quản lý mốc lộ giới phải được thành lập 3 bản, Cơ quan quản lý đường bộ
có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cho UBND huyện, xã cùng lưu trữ để có cơ sở quản
lý và bảo vệ.
Trong quá trình sử
dụng các đơn vị quản lý đường bộ có trách nhiệm duy tu sửa chữa và thay thế các
cột bị hỏng hoặc mất.
Chương
IV
TRÁCH NHIỆM
QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Điều
5. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Tham mưu giúp UBND
tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý, bảo trì
hệ thống đường bộ qua địa bàn Tỉnh, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật và các quy định khác về quản lý,
bảo trì đường bộ.
2. Tổ chức thực hiện
nhiệm vụ quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh và đường do Trung ương ủy thác.
Chỉ đạo đơn vị quản lý
và lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với chính quyền địa phương để thực
hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ
theo quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn
chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
3. Cấp, thu hồi giấy
phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông trên đường bộ địa
phương với các tuyến đường tỉnh.
4. Tham mưu UBND tỉnh
về xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông gắn nhiệm vụ quản lý và bảo
trì hệ thống đường bộ địa phương và đường do Trung ương ủy thác.
Điều
6. Trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân thành phố Huế
1. Chỉ đạo các Phòng,
ban chuyên môn trực thuộc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
giao thông, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc quản lý, bảo trì hệ thống giao
thông đường đô thị do thành phố quản lý.
2. Tổ chức thực hiện
nhiệm vụ quản lý, bảo trì hệ thống đường đô thị đã được phân cấp.
Tổ chức tuyên truyền,
phổ biến và giáo dục nhân dân hiểu các quy định về phạm vi đất dành cho đường
bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Quản lý sử dụng đất
trong và ngoài chỉ giới đường đỏ theo quy định của pháp luật. Phát hiện và xử
lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn
đường bộ.
4. Không cấp đất
hoặc cấp phép cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân xây dựng nhà cửa,
công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ hoặc ngoài hành lang an toàn
đường bộ nhưng có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình đường bộ.
5. Phối hợp với đơn vị
quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công
trình đường bộ.
Điều
7. Trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân các huyện
1. Tuyên truyền hướng
dẫn và nhắc nhở nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo
vệ công trình giao thông và an toàn giao thông đường bộ.
2. Tổ chức thực hiện
nhiệm vụ quản lý và bảo trì hệ thống đường huyện.
3. Quản lý sử dụng đất
trong và ngoài chỉ giới xây dựng theo quy định của pháp luật. Phát hiện và xử
lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn
đường bộ.
4. Không cấp đất
hoặc cấp phép cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân xây dựng nhà cửa,
công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ hoặc ngoài hành lang an toàn
đường bộ nhưng có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình đường bộ.
5. Chỉ đạo Uỷ ban
Nhân dân cấp xã thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trên địa bàn huyện; kiểm tra, đôn đốc công tác kê khai nhà đất
nằm trong hành lang an toàn đường bộ, cam kết không vi phạm công trình đường bộ
và hành lang an toàn đường bộ của các cơ quan, hộ gia đình, tổ chức và cá nhân
trên địa bàn; xử lý nghiêm minh đối với cán bộ thiếu trách nhiệm hoặc có sai
phạm trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quyết định xử
phạt vi phạm hành chính, tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế, giải toả theo
thẩm quyền được pháp luật quy định đối với các trường hợp cố tình vi phạm công
trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
6. Giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân xã (phường, thị
trấn)
1. Tuyên truyền
hướng dẫn và nhắc nhở nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật
về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông đường bộ.
2. Tổ chức thực
hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường xã.
3. Phối hợp với
đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo
vệ công trình đường bộ, bảo vệ mốc lộ giới.
4. Quản lý việc
sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp
luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép
đất hành lang an toàn đường bộ.
5. Giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ
1. Chủ trì, phối
hợp với chính quyền, nhân dân địa phương tổ chức và thực hiện việc cắm mốc lộ
giới xác định phạm vi đất dành cho đường bộ, phạm vi giải tỏa theo các giai đoạn
của Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ và bàn
giao cho UBND huyện, xã (phường, thị trấn) quản lý và bảo vệ theo quy định.
2. Tổ chức quản
lý bảo trì hệ thống đường bộ, thường xuyên phát quang cây cối trong hành lang
đường bộ che khuất tầm nhìn, nhằm duy trì tình trạng kỷ thuật của đường, bảo
đảm giao thông thông suốt, an toàn.
3. Theo dõi, kiểm
tra, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông
đường bộ theo thẩm quyền.
4. Kịp thời báo
cáo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xử lý các trường hợp lấn, chiếm,
sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
5. Thường xuyên
tuần đường, phát hiện, lập biên bản các sự cố công trình, các hành vi vi phạm
công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ để kịp thời ngăn chặn và xử
lý vi phạm.
6. Lắp đặt đầy
đủ hệ thống báo hiệu đường bộ (tín hiệu, báo hiệu và các công trình phụ trợ an toàn
giao thông đường bộ…); quản lý, duy tu, sửa chữa bảo đảm trạng thái an toàn kỹ
thuật của công trình giao thông đường bộ.
Điều 10. Trách nhiệm của Thanh tra đường bộ
1. Thường xuyên
kiểm tra, rà soát phát hiện và xử lý kịp thời các công trình xây dựng trái phép
trong hành lang an toàn đường bộ, lập các biên bản vi phạm, ra quyết định tháo
dỡ và buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
2. Phối hợp với
các đơn vị quản lý đường bộ trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ.
Trong quá trình
tổ chức thực hiện, nếu thấy có những điểm chưa phù hợp với thực tế của từng đơn
vị, địa phương, yêu cầu báo cáo UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải để tổng hợp,
xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, tổng hợp
tham mưu UBND tỉnh./.