ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2132/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày
26 tháng 7 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông báo số 25-TB/TU ngày 01 tháng 4
năm 2016 về Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy giữa tháng 3 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 01
tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ thư ký xây
dựng Chương trình hành động của Tỉnh ủy về Phát triển nông nghiệp giai đoạn
2016-2025;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Soạn thảo xây
dựng Chương trình Hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp giai đoạn
2016-2020 và định hướng phát triển đến năm 2025 tại Tờ trình số 01/TTr-BST ngày
12/7/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương chi tiết Chương trình Hành động của Tỉnh ủy về phát
triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và định hướng phát triển đến năm 2025, cụ
thể như sau:
1. Mục đích và yêu cầu
Tính cấp thiết của xây dựng Chương
trình hành động.
2. Đánh giá thực trạng phát triển
nông nghiệp
a. Đánh giá kết quả chung: Đánh giá sơ lược ngắn gọn về vai trò của ngành nông nghiệp là bệ đỡ của
nền kinh tế xã hội của tỉnh. Các chỉ tiêu quan tâm chính gồm: Tốc độ tăng trưởng;
giá trị sản xuất; thu nhập của người dân, mức sống.
- Việc ứng dụng tiến bộ của Khoa học
- Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hạ tầng cho phát triển nông nghiệp; nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các chuỗi giá trị lúa gạo, rau màu và thủy sản…
- Phân tích mối quan hệ giữa quan
hệ sản xuất và lực lượng sản xuất:
Cơ sở để căn cứ phân tích: Sử dụng
dữ liệu thứ cấp (các tham luận, báo cáo từ viện trường, chuyên gia, hội thảo, tổng
kết, các mô hình…vv), và một số số liệu sơ cấp (tọa đàm, thảo luận, khảo sát lấy
ý kiến, một số mô hình cụ thể…vv) để làm thực tiễn so sánh, tìm ra cách làm
hay, mô hình tốt, những gì làm được và chưa được.
Mục tiêu của phân tích này là: Nhằm
phát hiện ra những mối quan hệ nào trong một chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu
thụ còn yếu, chưa bền vững, từ đó sẽ có những giải pháp khắc phục. Về lực lượng
sản xuất: phân tích xem lực lượng sản xuất trong hiện tại có đủ đáp ứng nhu cầu
cho sản xuất trong thời hội nhập. cụ thể những nội dung quan tâm như sau:….
* Về Quan hệ sản xuất:
- Phân tích những mặt làm được và
chưa được, nguyên nhân về: Thể chế, các chủ trương, chính sách của Trung ương,
địa phương về phát triển nông nghiệp; các chính sách về đất đai, tích tụ ruộng
đất, vấn đề hỗ trợ cho doanh nghiệp; bộ máy quản lý ngành nông nghiệp.
- Phân tích các mối quan hệ sản xuất
(02 chiều) gồm:
+ Nông dân với: nông dân, HTX/THT,
doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, viện, trường,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ HTX/THT với: nông dân, HTX/THT,
doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, viện, trường,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Doanh nghiệp với: nông dân,
HTX/THT, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, viện,
trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Nhà nước với: nông dân, HTX/THT,
doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, viện, trường,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Viện, Trường với: nông dân,
HTX/THT, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, viện,
trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
* Về lực lượng sản xuất:
- Phân tích những mặt làm được và
chưa được về: Tư liệu sản xuất, trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị, hạ tầng,
điện khí quá, hệ thống thủy lợi, hệ thống đê bao, trạm bơm…có đáp ứng nhu cầu
cho phát nông nghiệp.
- Nguồn lực phục vụ sản xuất:
+ Nguồn lực con người: nông dân,
cán bộ quản lý, kỹ thuật ngành, đội ngũ THT/HTX, doanh nghiệp, công nhân lành
nghề cho nông nghiệp, nghiên cứu và ứng dụng, dịch vụ hậu cần, …phục vụ sản xuất
ngành nông nghiệp. Trình độ sản xuất: Khả năng tiếp cận và ứng dụng hiệu quả
Khoa học và Công nghệ.
+ Nguồn lực tài chính: Các chính
sách hiện hành, mức độ tiếp cận, vận dụng, áp dụng, đầu tư có đáp ứng nhu cầu cần
thiết chưa, nguồn vốn của nông dân, của HTX/THT, doanh nghiệp…..
+ Đất đai, hạ tầng, thủy lợi, …
- Nhóm lực lượng hậu cần nông nghiệp:
vận chuyển, xúc tiến thương mại, quảng bá, mời gọi đầu tư…
- …
Các vấn đề trên được đánh giá so sánh
trong khu vực và cả nước để biết được ngành nông nghiệp An Giang đang đứng ở vị
trí nào
b. Hạn chế:
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tính
ổn định và bền vững;
- Giá trị gia tăng trong sản phẩm
nông nghiệp, sức cạnh tranh;
- Công tác giống, mối liên kết trong
sản xuất;
- Các tổ chức đại diện nông dân;
- Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn;
- Thông tin thị trường và dự báo;
- Cơ sở hạ tầng;
- Vai trò của các tổ chức tài
chính - tín dụng ;
- Chính sách đầu tư hỗ trợ phát
triển nông nghiệp;
- ...
c. Nguyên nhân:
Từ những đánh giá về kết quả, hiện
trạng và hạn chế, mục này sẽ phân tích về những nguyên nhân, trong đó, có
nguyên nhân chủ quan và khách quan.
c.1. Nguyên nhân chủ quan:
- Điều kiện hạ tầng giao thông, thủy
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh; nguồn lực nông hộ, kỹ năng, tập
quán sản xuất; tiếp cận và triển khai thực hiện chính sách; nguồn nhân lực.
- …
c.2. Nguyên nhân khách quan:
- Các yếu tố bên ngoài tác động
phát triển nông nghiệp, nông thôn và thu nhập, đời sống người dân; tác động của
chính sách Trung ương đối với yêu cầu phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống
người dân.
-….
d. Những dự báo: Dự báo về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và các thách thức đối với nông
nghiệp An Giang khi hội nhập.
3. Phương hướng
a. Quan điểm: Làm thay đổi một cách căn bản về lực lượng sản xuất, tạo một bước đột
phá về quan hệ sản xuất nhằm đưa trình độ nông dân lên một bậc so với hiện tại.
Về sản xuất, tổ chức lại sản xuất, thu hút đầu tư, nguồn lực.
-...
b. Mục tiêu:
b1. Mục tiêu chung: Bám theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh, nhiệm
kỳ 2015 -2020, định hướng đến nằm 2025, trong đó, nêu lên 02 vấn đề quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất.
Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành
nông nghiệp, nâng cao hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh thông qua năng suất,
chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu.
b2. Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng; các chỉ tiêu
về sản xuất; giá trị sản xuất.
- Để đạt được mục tiêu, 02 vấn đề
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất xác định sẽ đạt mức độ, cụ thể bao
nhiêu; Tổ chức sản xuất theo quy mô lớn; tích tụ ruộng đất, chính sách đất đai
để đạt được những mục tiêu này, nhà nước có những chính sách gì?
c. Nhiệm vụ và giải pháp:
c1. Tuyên truyền:
- Tuyên truyền chuyển đổi nhận thức
của người sản xuất từ làm ăn nhỏ lẻ sang quy mô lớn, có hợp tác, theo chuỗi giá
trị, theo nhu cầu thị trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường phù hợp với
thời kỳ hội nhập.
- Tuyên truyền sâu rộng trong hệ
thống chính trị cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động.
- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng
trong thực hiện Chương trình hành động này...
- ...
c2. Tổ chức lại sản xuất:
- Tổ chức lại sản xuất theo quy mô
lớn, vùng và khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị, như vậy, các
điều kiện cần hỗ trợ, như: Rà soát, bổ sung, triển khai thực hiện các Quy hoạch,
đề án, chương trình; Củng cố, nâng chất, phát triển các tổ chức hợp tác (HTX,
THT) đủ mạnh..., liên kết doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo chuỗi; các nguồn
lực thực hiện kèm theo như: phát triển hạ tầng hỗ trợ cho sản xuất lớn tại các
vùng quy hoạch, nguồn lực con người, các chính sách hỗ trợ..vv.
- Nâng chất các hợp tác xã mạnh
thành các doanh nghiệp nông thôn để thực hiện liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ,
trong đó ưu tiên nâng cao chất lượng cán bộ HTX tại các vùng sản xuất có liên kết
tiêu thụ, chuỗi giá trị.
- Thúc đẩy phát triển Hợp tác xã
kiểu mới.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
và kinh tế nông thôn.
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
gắn với “tên, tuổi” của nhà sản xuất, vùng, miền, trong đó doanh nghiệp làm vai
trò trọng tâm.
- Xây dựng các chính sách để hỗ trợ.
- Củng cố đội ngũ cán bộ kỹ thuật
ngành nông nghiệp theo hướng gắn với nhiệm vụ của khuyến nông viên là làm dịch
vụ hậu cần nông nghiệp, tư vấn kỹ thuật, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư.
- Hệ thống giao thông thủy lợi nội
đồng.
- Kết hợp cải thiện cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp với quảng bá du lịch nhằm gia tăng giá
trị nông nghiệp ở các vùng.
c3. Thu hút đầu tư:
- Phát huy vai trò đầu tàu của
doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận
nhanh các chính sách.
- Tích tụ ruộng đất để xây dựng
vùng nguyên liệu gắn với doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tham gia HTX kiểu mới.
- Quy hoạch, tạo quỹ đất sạch.
- Thể chế, chính sách.
- Cơ sở dữ liệu, thông tin của các
dự án mời gọi đầu tư.
- Hình thức huy động vốn để đầu tư
phát triển nông nghiệp.
- Ưu tiên phân bổ các nguồn vốn
để đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ các vùng có doanh nghiệp đầu tư.
- Cân đối nguồn lực (dành khoảng
2-3% tổng ngân sách để thực hiện chương trình hành động) để triển khai chính
sách phát triển cánh đồng lớn, hỗ trợ giảm thất thoát trong và sau thu
hoạch, và các chính sách khác...
- Đẩy mạnh vai trò tín dụng.
- Tranh thủ ngân sách Trung ương,
ODA… đầu tư một số chương trình dự án trọng điểm.
- Thực hiện đào tạo chuyên gia đầu
ngành và thu hút đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về nông nghiệp thông qua
các đề án về đào tạo - thu hút nguồn nhân lực, các chương trình hợp tác đào tạo
với các viện - trường trong và ngoài nước.
c4. Giải pháp về khoa học công
nghệ:
4. Tổ chức thực hiện.
4.1.
Phân công chỉ đạo.
4.2.
Quán triệt nội dung Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, và Chương trình
Hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp. Chỉ đạo triển khai.
4.3 Chỉ
đạo xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hành động, trong đó có chủ trương
ứng dụng các phương pháp khoa học về kinh tế lượng phục vụ cho xây dựng Kế hoạch
của UBND tỉnh.
4.4.
Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng.
4.5.
Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong thực hiện Chương trình hành động này.
Điều 2.
Ban Soạn thảo và Tổ Thư ký xây dựng Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát
triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và định hướng phát triển đến năm 2025 chủ
trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan xây dựng cụ thể nội dung Chương
trình hành động này, trình UBND tỉnh theo đúng thời gian quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ban Soạn thảo và Tổ Thư ký xây dựng Chương trình hành động của
Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và định hướng phát triển
đến năm 2025, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Quang Thi
|